Yêu cầu kỹ thuật

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ (Trang 34)

Người phân tích nên tuân theo sổ tay hướng dẫn của nhà sản xuất để quen thuộc với các đặc tính của chính buồng tiêm. Phân tích các chuẩn và kiểm tra sự bất thường hoặc các mũi bị biến dạng để biết buồng tiêm đang hoạt động ổn định hay không chính xác.

• Mũi bị chẻ hoặc biến dạng là dấu hiệu cho biết lượng mẫu tiêm quá lớn. Lúc này nên chọn chế độ chia dòng phù hợp hoặc giảm thể tích tiêm mẫu

• Nhiệt độ buồng tiêm quá thấp có thể làm cho mũi kéo đuôi. • Nhiệt độ buồng tiêm quá cao có thể làm biến đổi cấu tử phân tích.

• Mũi bành rộng ở đầu sắc ký đồ là dấu hiệu chỉ chất tan không được tập trung chặt thành một dải bởi kỹ thuật tiêm và lấy mẫu. Kiểm tra các tham số đi kèm với các kỹ thuật này đã được tối ưu và cài đặt chính xác.

• Nhiễm bẩn buồng tiêm có thể tạo ra các ảnh hưởng rất mạnh – mũi tạp trong sắc đồ. Làm sạch hoặc thay thế liner (ống thủy tinh đã được sylan hóa không còn các tâm hoạt tính) của buồng tiêm thường xuyên.

CHƯƠNG 2 – XỬ LÝ DỮ LIỆU

Khả năng xử lý dữ liệu của thiết bị hiện đại đã được cách mạng hóa với sự phát triển mạnh chuyên sâu và/hoặc kết mạng hệ thống máy tính (PCs). Hiện nay, các hệ thống này thực hiện, xử lý và báo cáo dữ liệu một cách tự động theo các cài đặt của người phân tích, lưu giữ các phương pháp GC và các bảng tập tin của bộ tiêm mẫu tự động.

Sơ đồ ở hình 24 cho thấy các bước trong quá trình xử lý dữ liệu:

Hình 24 - Sơ đồ hệ thống xử lý dữ liệu

Tín hiệu tương tự từ đầu dò được chuyển thành tín hiệu số bằng bộ biến đổi AD và tín hiệu số tương đương của sắc đồ được lưu như một tập tin dữ liệu thô. Người phân tích nhập thông tin cho đợt phân tích như kích thước mẫu; hệ số pha loãng; nồng độ chuẩn và các tham số xử lý dữ liệu vào máy tính. Phần mềm xử lý nhận danh các mũi cấu tử và xác định diện tích hoặc chiều cao mũi. Thông tin từ mẫu và chuẩn được dùng để tính nồng độ của chất cần phân tích và kết quả được báo cáo dưới định dạng phù hợp nhất.

Ví dụ dưới đây (hình 21) cho thấy tầm quan trọng của việc dùng các tham số xử lý dữ liệu phù hợp nhất:

Hình 25- Các phương pháp tính tích phân diện tích

Trong mỗi sắc đồ ở hình 21, phần diện tích được tô đậm chỉ mũi của chất cần phân tích và phần diện tích không tô đậm chỉ nhiễu nền. Rõ ràng 3 phương pháp lấy tích phân khác nhau cho diện tích mũi khác nhau và nồng độ chất cần phân tích khác nhau trong mẫu. Tuy nhiên, trong phần mềm xử lý tinh vi, diện tích mũi được phóng to lên và luôn dựa vào các giả định toán học và các phép tính gần đúng mà nó có thể đưa các sai số vào kết quả cuối cùng. Người phân tích cần phải làm quen với việc sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu và phần cứng để có thể đảm bảo rằng các kết quả được tính chính xác và các báo cáo đáp ứng các yêu cầu của phòng thử nghiệm và khách hàng. Với phần mềm cập nhật mới nhất, có một nhật ký dữ liệu theo dõi các tham số dụng cụ quan trọng trong đợt phân tích và ghi lại bất cứ những thay đổi nào mà người phân tích đưa vào phương pháp . Nếu phần mềm không có nhật ký này, người phân tích nên lưu lại các thông tin vào sổ công tác hoặc nhật ký thiết bị. Các bản sao của các chuẩn hiệu chuẩn thiết bị, sắc đồ, dữ liệu trung gian cũng như các báo cáo cuối cùng nên được in ra để lưu lại nếu các thông tin này không thể được lưu giữ bằng điện tử.

Khuyến nghị

• Các phép tính dựa trên diện tích mũi thường chính xác hơn cách tính theo chiều cao bởi vì nó cho phép thay đổi thời gian lưu và hình dạng mũi.

• Người phân tích nên cố gắng để có độ phân giải sắc ký tốt nhất và không nên ỷ lại vào phần mềm xử lý dữ liệu để xác định diện tích mũi của các cấu tử không được tách rời nhau.

• Kiểm tra ít nhất một trong những phép tính để xác định nồng độ của chất cần phân tích trong mẫu bằng cách dùng máy tính bỏ túi hoặc bảng tính trong máy tính (ví dụ excell).

• Kiểm tra xem các kết quả từ phần mềm xử lý dữ liệu có phù hợp với giá trị trước đây không (tức là không bị quá khác biệt). Dùng các tập tin dữ liệu và kết quả đạt được hoặc dữ liệu QC làm rõ ràng mục đích này.

• Ghi lại bất kỳ những thay đổi nào đối với các tham số xử lý dữ liệu và lưu trữ các phiên bản ban đầu của phần mềm.

CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRONG SẮC KÝ KHÍ 1. Phân tích định tính.

Một pic có thể nhận diện bằng cách so sánh phổ của chúng với một thư viện phổ được lưu trong máy tính. Có nghĩa là nhận diện thời gian lưu của chất đó trong một mẫu đã biết trước ( mẫu chuẩn) trên các cột có độ phân cực khác nhau. Nếu như chất cần dò tìm trùng với chất có trong mẫu chuẩn thì pic của chất đó trong mẫu đã thêm sẽ có diện tích hay chiều cao tăng lên so với khi chưa thêm chất chưa biết vào. Sự nhận diện chỉ mang tính chất thăm dò khi thực hiện trên một cột, nhưng khẳng định khi thực hiện trên một vài cột trên những loại pha tĩnh khác nhau. Cần chú ý rằng có những chất khác nhau nhưng thời gian lưu giống hoặc gần nhau. Vì vậy cần thực hiện trên nhiều pha tĩnh khác nhau hoặc sử dụng detecter khối phổ hoặc hồng ngoại để xác định.

Hình 26: phân tích định tính bằng cách so sánh thời gian lưu với mẫu chuẩn.

2. Phân tích định lượng.

2.1. Phương pháp chuẩn hóa diện tích

Đây là phương pháp tính thành phần phần trăm của mẫu bằng cách đo diện tích từng pic trong sắc ký đồ. Đem diện tích pic của chất cần quan tâm A chia cho tổng diện tích của các pic

%A =

Khi phân tích thành phần có điểm sôi đồng đẳng, phương pháp này có thể dùng để tính tỷ lệ phần trăm khối lượng.

Phương pháp này chỉ đúng nếu tất cả các cấu tử đều được rửa giải và đáp ứng của detecter và mọi cấu tử là giống nhau. Nếu những điều kiện này thỏa mãn thì đây là phương pháp nhanh và hiệu quả.

2.2 Phương pháp tính theo hệ số hiệu chỉnh.

Detecter đáp ứng khác nhau đối với các chất khác nhau. Vì vậy cần phải tính hệ số hiệu chỉnh. Nhờ hệ số này có thể tính thành phần phần trăm của các cấu tử trong mẫu

%A =

Cách xác định hệ số hiệu chỉnh

- Tiêm dung dịch chuẩn đã biết nồng độ các cấu tử A,B,C... vào GC

- Sắc kí đồ thu dược có các pic phân giải hoàn toàn và diện tích thu được tương ứng SA,SB,SC... tương ứng với các khối lượng trong mẫu mA, mB,mC...

- Chọn một pic làm chuẩn. Ví dụ A có tỷ lệ SA/mA được gán giá trị FA = 1 - Từ tỷ lệ SB/mB, SC/mC... suy ra FB, FC...

2.3. Phương pháp lập đường chuẩn.

- Lập các đường chuẩn riêng rẽ đối với từng cấu tử trong hỗn hợp bằng cách tiêm những thể tích bằng nhau của một loạt dung dịch hỗn hợp chất chuẩn có nồng độ khác nhau. Như vậy 1 loạt các nồng độ của các chất chuẩn đã được phân tích và nồng độ của chúng đã được xác định. Một đường chuẩn được lập cho mỗi cấu tử với một trục nồng độ và trục kia là diện tích tương ứng để kiểm tra sự tuyến tính đáp ứng của detetor. Tiêm cùng thể tích của mẫu có các cấu tử cần phân tích và chạy sắc kí trong cùng điệu kiện như khi chạy chuẩn.

Từ các diện tích thu được của các cấu tử cần phân tích và đường chuẩn vừa thiết lập suy ra được nồng độ của chúng.

2.4. Phương pháp dùng nội chuẩn.

- Phương pháp này còn được gọi là phương pháp chuẩn hóa hay gián tiếp. - Để định lượng một cấu tử X ta cần chọn một chất chuẩn S sao cho:

Nếu trộn X với S ta thu được 2 đỉnh riêng biệt trên sắc ký đồ. Pic của X và S khá gần nhau.

Sau đó ta phải pha các hỗn hợp có tỷ lệ trọng lượng của X và S biết trước, chạy sắc ký, đo diện tích của các pic, lập tỷ số diện tích tương ứng cuối cùng lập đường chuẩn tương đối.

SC/SS: Là tỷ lệ diện tích của cặp cấu tử cần xác định X và chất chuẩn nội

WC/WS :Là tỷ lệ trọng lượng của các cặp cấu tử cần xác định X và chất chuẩn nội -Khi phân tích mẫu thật. Ta cho một lượng chất nội chuẩn S vào mẫu rồi tiến hành sắc ký hỗn hợp. Từ tỷ lệ diện tích đo được, bằng đường chuẩn tương đối vừa dựng ta có tỷ lệ trọng lượng. Với trọng lượng chuẩn S thêm vào đã biết ta tính được trọng lượng của chất X.

- Ưu điểm của phương pháp này:

Không cần biết đên đáp ứng của detector

Không cần duy trì nghiêm ngặt các điều kiện tiến hành sắc ký vì những thay đổi được loại trừ theo cách tính tỷ số

Tài liệu tham khảo.

1. Dược điển việt nam V.

2. https://www.slideshare.net/nguyenson719/dai-cuong-vegc?next_slideshow=1 3. https://issuu.com/daykemquynhon/docs/cktskthhpthdnsvhth 4.https://www.academia.edu/11327956/Ch%C6%B0%C6%A1ng_1_C%C6%A0_S%E1%BB %9E_L%C3%8D_THUY%E1%BA%BET_CHUNG_V%E1%BB%80_T%C3%81CH_S %E1%BA%AEC_K%C3%9D_1.1._Gi%E1%BB%9Bi_thi%E1%BB%87u_ph %C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p 5. https://www.slideshare.net/trannhattan12/sac-ki

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w