8.1. Thói quen
• Thói quen tặng quà.
Không giống như người Việt thường có thói quen tặng 'phong bì' (tiền) vào những dịp lễ quan trọng, người Úc luôn tìm mua hoặc tự làm những món quà thật ý nghĩa để tặng nhau Có thể nói việc tặng quà ở mỗi quốc gia đều mang đậm yếu tố văn hóa của quốc gia đó. Ở Việt Nam, 'văn hóa phong bì' đã trở nên phổ biến, đặc biệt là trong những năm gần đây. Đám cưới, đám ma, lễ, tết và thậm chí là trong các buổi tiệc sinh nhật trẻ em thì chủ nhân cũng thường nhận được những chiếc phong bì. Một phần nguyên nhân là vì trong suy nghĩ của người Việt, người nhận thường thích... tiền hơn. Vì vậy, phần lớn mọi người đều coi việc tặng tiền là để giúp đỡ chủ nhân trang trải một phần nào đó chi phí cho bữa tiệc hoặc để giải quyết các công việc khác.
Trong khi đó thì người Úc lại có quan niệm hoàn toàn khác. Họ coi trọng ý nghĩa của món quà cũng như công sức bỏ ra để làm hoặc tìm mua món quà đó. Đối với họ, món quà là sự động viên về mặt tinh thần cho nên nó không nhất thiết phải là đồ đắt tiền.
Người Úc tặng gì cho nhau?
Úc có nhiều ngày lễ trong một năm nhưng hai dịp lễ lớn và quan trọng nhất là: Giáng sinh - mừng năm mới và lễ Phục sinh. Trong những dịp này thì tặng quà là một việc
không thể thiếu. Hoa, rượu vang và sô-cô-la là những món quà khá phổ biến đối với người Úc. Vào những dịp lễ khi đi vào siêu thị, bạn có thể nhìn thấy nhan nhản các loại rượu vang và vô số loại sô-cô-la với rất nhiều hình thù khác nhau
Còn vào dịp lễ Phục sinh thì mọi người hay tặng nhau sô-cô-la có hình quả trứng hoặc con thỏ. Họ cũng thường làm pancake hoặc hot cross bun (bánh ngọt có dấu chữ thập) để ăn vào thứ Sáu trước ngày lễ.
• Thói quen tiêu tiền
Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất ở Úc chính là tiền xu. Đồng đô Úc có giá trị nên hiện thời các đồng xu trị giá 5 cent, 10 cent, 20 cent vẫn được sử dụng rộng rãi.
Tiền xu rất hữu dụng ở các bãi đỗ xe, các phương tiện công cộng như xe buýt, ga tàu, tàu điện, bốt điện thoại, các máy bán hàng tự động… rất tiện lợi nên ai cũng không ngại giữ tiền xu. Nhiều người còn có túi đựng tiền xu riêng bên cạnh ví đựng tiền giấy và các loại thẻ.
Tiền xu của Úc còn là một vật sưu tầm rất thú vị vì các đồng tiền không phải được in theo một mẫu cố định, mà mỗi mệnh giá có nhiều mẫu khác nhau..
Ngược lại với tiền xu, tiền mặt giá trị lớn lại ít được sử dụng vì hầu hết mọi người đều sử dụng thẻ, và tại mọi địa điểm mua hàng thông thường sẽ có máy eftpos để mọi người có thể trả tiền qua các loại thẻ dễ dàng đơn giản. Chính vì thế người dân rất ít khi tiếp xúc hay dùng tới đồng tiền có mệnh giá lớn. Điều này tiết kiệm cho chính phủ một khoản chi phí in tiền lớn, và giúp hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, dù nước Úc chính là nơi phát minh ra đồng tiền Polyme được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
8.2. Ứng xử
• ứng xử nơi công cộng
Đa số người Úc xì mũi vào khăn tay hay khăn giấy chứ không xì mũi lên hè đường. Khạc nhổ cũng vào khăn tay hay khăn giấy chứ không khạc nhổ lên hè đường. Nhiều người Úc nói “bless you” (chúc phước) khi người khác hắt hơi (hắt xì) – đây là thói quen chứ không có ý nghĩa tôn giáo.
Một số cách hành xử không những bị coi là bất nhã mà còn trái luật. Thí dụ như chửi thề nơi công cộng, xô đẩy dành chỗ đứng khi xếp hàng, tiểu tiện (đi tiểu) hay đại tiện (đi cầu) ở bất cứ chỗ nào khác ngoại trừ ở nhà tiêu công cộng hay tư nhân.
• ứng xử khi gặp gỡ
Khi gặp người nào đó lần đầu tiên, thông thường bạn phải bắt tay bằng tay phải của mình. Ngoài ra, những người không quen biết nhau thường không ôm hoặc hô nhau khi mới gặp.
sự kính trọng và cho thấy đó là dấu hiệu của sự lắng nghe. Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm cho một số người cảm thấy khó chịu hay xấu hổ.
Khi tiếp xúc với người khác lần đầu tiên, người Úc thường không cảm thấy thoải mái khi phải đặt câu hỏi hoặc bị hỏi những câu hỏi liên quan đến tuổi tác, tình trạng hôn nhân và tài chính.
Khi được giới thiệu với người khác bằng tên riêng hoặc được yêu cầu xưng hô bằng tên riêng, bạn có thể xưng hô bằng “tên riêng” còn thường thì bạn nên dùng “họ” khi xưng hô với người mới gặp. Tuy nhiên, người Úc thường gọi nhau bằng “tên riêng” nơi làm việc hoặc giữa bạn bè với nhau.
• phép lịch sự
Người Úc thường nói “please” (xin vui lòng, hoặc làm ơn) khi muốn hỏi xin hay cần giúp điều chi và thường nói “thank you” (cảm ơn) khi được người khác giúp đỡ hay cho một thứ gì. Không nói “please” hay “thank you” bị coi là bất lịch sự.
Người Úc thường nói “excuse me” (xin lỗi) khi muốn được người khác chú ý tới mình và “sorry” (xin lỗi) khi họ tình cờ đụng chạm hay va vào người khác.
Người Úc cũng nói “excuse me” hay “pardon me” (xin lỗi) khi ở nơi công cộng hay tại nhà người khác.
• Về gặp gỡ và đàm phán
Bạn nên đúng giờ trong các cuộc họp hay các buổi hẹn. Trong trường hợp đến trễ bạn nên liên lạc cho người ta biết trước. Điều này rất quan trọng trong các cuộc hẹn gặp chuyên nghiệp bởi bạn có thể bị phạt tiền nếu trễ hẹn hoặc bỏ buổi hẹn mà không thông báo trước. Người luôn trễ hẹn thường được coi là ngừơi không đáng tin.
Nếu bạn nhận được thư mời đi tham dự một dịp tiếp tân hay họp mặt nào đó, trong thư mời có thể có chữ ‘RSVP’ bên cạnh có đề ngày. Đây có nghĩa là người gửi thư mời muốn biết bạn có thể đến tham dự được hay không. Và theo phép lịch sự bạn nên trả lời cho họ trước ngày đó.