Địa bàn Tp.HCM từ năm 1990 đến nay.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 43)

2.1.Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn Thàng phố HCM từ 1990 đến nay:

2.1.1. Tình hình chung :

Từ chủ trương đổi mới kinh tế từ Đại hội Đảng lần VI, hệ thống ngân hàng cũng khơng tách khỏi yêu cầu đĩ bằng việc chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp thơng qua hai pháp lệnh ngân hàng được ban hàng năm 1990 (Pháp lệnh NHNN và pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính). Cùng với sự trưởng thành của hệ thống NHTM cả nước, hệ thống NHTM trên địa bàn Tp.HCM cũng khơng ngừng phát triển thể hiện qua các số liệu sau :

Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

1. Số lượng NHTM 9 25 43 51 58 72 76 86 83

2. Tổng tài sản 6.059 8.029 10.593 19.861 32.501 42.724 50.864 63.631 71.334

3. Vốn huy động 3.538 4.112 6.045 10.176 21.500 21.577 28.159 36.433 40.836

4. Dư nợ cho vay 3.674 5.747 5.908 9.606 14.600 23.421 25.951 38.203 43.445

5. Tổng thu tiền mặt 6.816 14.003 23.042 47.280 69.677 95.523 86.103 - - 6. Tổng chi tiền mặt 7.719 14.311 21.637 44.546 63.642 88.169 77.956 - - 7. Doanh số mua ngoại tệ (triệu USD) 132 516 962 2.241 2.961 5.781 5.435 4.456 5.403 8. Doanh số bán ngoại tệ (triệu USD) 152 504 983 2.254 3.046 5.811 5.499 4.387 5.334 9. Doanh số chi trả kiều hối (triệu USD)

28 47 132 162 170 192 246 408

Đơn vị : tỷ đồng ( Gồm : Chi nhánh NHTM Quốc doanh, NHTM Cổ phần, Cơng ty Tài chính Cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngồi, và Quỹ Tín dụng Nhân dân)

Trong 10 năm qua hệ thống NHTM trên địa bàn Tp.HCM đã khơng ngừng tăng trưởng cả về số lượng ngân hàng lẫn quy mơ hoạt động, đã thực sự gĩp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất hàng cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, hàng nơng sản chế biến tạo nên những bước đột phá kinh tế của Tp.HCM trong sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.

2.1.2. Diễn biến lãi suất :(xem bảng 1- phần phụ lục)

Trong hơn 10 năm qua l·i suÍt cđa ng©n hμng ị n−íc ta dao ®ĩng víi biªn ®ĩ rÍt lín. N¨m 1989, tiỊn gưi kú h¹n 12 th¸ng, l·i suÍt 12%/th¸ng - tøc 144%/n¨m, b»ng l·i suÍt cho vay nƯng l·i cđa thíi kú phong kiÕn. Tíi nay, cịng tiỊn gưi Íy, ng−íi gưi tiỊn chØ ®−ỵc h−ịng 0,67%/th¸ng, b»ng 5,8% l·i suÍt 12%/th¸ng cđa n¨m 1989. Trong giai đoạn 1992-1995, lãi suất cĩ phần ổn định ở mức trên dưới 2%/tháng; song kể từ năm 1996 đến nay, diễn biến lãi suất khơng ổn định. Đặc biệt trong năm 1999, NHNN VN đã liên tục hạ lãi suất từ mức trần lãi suất cho vay từ 1,20%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và 1,25%/tháng đối với cho vay trung, dài hạn (theo quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN1 ngày 17/01/1998); xuống 1,15%/tháng đối với cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (theo quyết định số 189/1999/QĐ-NHNN1 ngày 29/05/1999); xuống 1,05%/tháng (theo quyết định số 266/1999/QĐ-NHNN1 ngày 30/07/1999); gần đây nhất vào ngày 22/10/1999, theo quyết định số 383/1999/QĐ-NHNN1 NHNN tiếp tục hạ mức trần lãi suất cho vay xuống cịn 0,85%/tháng. Chỉ riêng năm 1999, lãi suất cho vay đã giảm 0,4%/tháng tương đương 4,8/năm tương đương với tỷ lệ giảm là 32%. Cùng với sự điều chỉnh lãi suất trần cho vay, lãi suất cho vay tái cấp vốn cũng được điều chỉnh từ 1,1%/tháng xuống 1,0%; 0,85%; 0,7%; và 0,5%. Qua theo dõi tình hình cho thấy lãi suất huy động bình quân đầu vào của hệ thống NHTM giảm khoảng 50% so với đầu năm 1999. Như vậy mức trần lãi suất cho vay hiện nay đã hạ xuống

thấp hơn so với trước tháng 07/1997 là 1%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và 1,1%/tháng đối với cho vay trung, dài hạn.

Nhìn tổng thể trong hơn 10 năm qua, bức tranh kinh tế nước tra trải qua ba tình thế :

• Trước 1989 : nền kinh tế khủng hoảng thiếu, lạm phát phi mã với tốc độ cao, đỉnh điểm là vào năm 1986 lạm phát 774%/năm, ứng với lãi suất 12%/tháng;

• Giai đoạn 1992-1998 : nền kinh tế tăng trưởng ổn định ở mức cao, tăng GDP hàng năm trên 8%, lạm phát được kiểm sốt với cường độ thấp, ứng với lãi suất dao động từ 1-2%/tháng;

• Trong năm 1999 : nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng thừa và thiểu phát , tốc độ tăng GDP chựng lại, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, ứng với lãi suất 0,67%/tháng.

Với những phân tích trên của nền kinh tế nước ta trong thời gian qua cho thấy lãi suất là một tấm gương phản chiếu thực trạng của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

2.1.3. Diễn biến tỷ giá hối đối :(xem bảng 2 - phần phụ lục)

Hiện nay, chính sách quản lý ngoại hối của nước ta dựa trên nền tảng nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998, Thơng tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16/04/1999 hướng dẫn thi hành Nghị định 63/1998/NĐ-CP; đồng thời NHNN cũng liên tục ra các quyết định về điều hành tỷ giá hối đối sao cho phù hợp với tình hình cung - cầu ngoại tệ trên thị trường trong từng thời kỳ. Trong đĩ cĩ cả những quyết định mang tính hành chính để quản lý chặt các khoản thu chi ngoại tệ của tất cả các tổ chức và cá nhân trên lãnh thổ VN như Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14- 02-1998 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp quản lý ngoại tệ, Quyết định số 173/1998/QĐ-TTg ngày 12-09-1998 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán

và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức , rồi Thơng tư số 08/1998/TT- NHNN7 ngày 30-09-1998 của Thống đốc NHNN VN hướng dẫn thi hành Quyết định 173/1998/QĐ-TTg . Nhìn chung, các chính sách quản lý ngoại hối nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo tính độc lập, tự chủ và ổn định lưu thơng tiền tệ trong nước. Đĩ là hệ quả của nhiều yếu tố; trong đĩ sản xuất lưu thơng hàng hố phát triển là yếu tố cơ bản để ổn định lưu thơng tiền tệ, giữ vững sức mua đồng tiền, vì tiền tệ trước hết và chủ yếu là đại diện cho quyền lực hàng hố-tiền tệ. Tuy nhiên quản lý ngoại hối cũng là yếu tố hết sức quan trọng khơng thể xem nhẹ trong việc thi hành chính sách tiền tệ quốc gia. Đất nước ta vẫn tồn tại nhiều loại ngoại tệ mạnh lưu thơng trên thị trường (như USD, FRF, DEM, GBP, JPY.v.v.) sẽ tác động làm suy yếu, giảm sức mua của đồng tiền VN. Điều này trở nên rất nguy hại khi nền lưu thơng tiền tệ mất đi tính độc lập, tự chủ, bị lệ thuộc vào tiền nước ngồi dễ dẫn đến tình trạng rối loạn trong lưu thơng tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, lưu thơng hàng hố và đời sống xã hội.

Sau Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI, chúng ta bắt đầu thực hiện cơng cuộc đổi mới kinh tế, từng bước xĩa bỏ cơ chế kế hoạch hố tập trung, chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường cĩ sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Chính vì vậy, trong chính sách tài chính tiền tệ cũng cĩ sự chuyển biến mạnh mẽ . Tỷ giá hối đoẳi, khâu đột phá cĩ vai trị cực kỳ quan trọng trong quá trình cải cách được đặc biệt quan tâm. Tháng 03/1989, nhà nước chính thức cơng bố xố bỏ tỷ giá kết tốn nội bộ, xố bỏ mọi hoạt động trợ giá cho các hoạt động ngoại thương. Tỷ giá chính thức được NHNN cơng bố căn cứ vào chỉ số lạm phát, lãi suất, cán cân thanh tốn, tham khảo diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do và giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước.

Trên cơ sở này, các Ngân hàng Thương mại, Tổ chức Tín dụng xây dựng tỷ giá riêng cho mình trong giao dịch hàng ngày với biên độ dao động cho phép. Trên thực tế, những giải pháp trên đã gĩp phần cải thiện phần nào tình trạng bất hợp lý trong mua bán, thanh tốn xuất nhập khẩu. Song, tỷ giá hối đối trên thị trường vẫn biến động mạnh mà điển hình là cơn sốc tỷ giá vào cuối năm 1991, lúc này 1USD tương đương 13.000 VND. Trong giai đoạn từ 1992-1996, tỷ giá tương đối ổn định ở mức 1USD tương đương khoản 11.000 VND. Nguyên nhân là do bước đầu chúng ta cĩ được những nguồn thu ngoại tệ khá lớn từ xuất khẩu (dầu thơ, gạo, cà fê.v.v.), từ vốn đầu tư nước ngồi (FDI, ODA), và đặc biệt là lượng ngoại tệ kiều hối . Bên cạnh đĩ, Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải; NHNN kiên trì quan điểm ổn định tỷ giá bằng các biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại tệ, duy trì sự chênh lệch cao giữa lãi suất VND và ngoại tệ; đồng thời ngày 20/09/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thành lập theo quyết định số 203/QĐ-NH9 của Thống đốc NHNN VN, NHNN thực hiện vai trị người mua bán cuối cùng trong ngày. Tuy nhiên, các nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của ta tỏ ra khơng ổn định và cĩ chiều hướng suy giảm làm tăng mức thâm hụt cán cân thanh tốn, nhu cầu ngoại tệ tiếp tục tăng mạnh đã tạo sức ép giảm giá VND, cộng với tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Aï khởi điểm vào ngày 02/07/1997 phát ra từ Thái Lan. Do vậy trong năm 1997-1998, NHNN VN đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm ổn định thị trường hối đối như : quy chế giao dịch hối đối, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới (SPOT, FORWARD, SWAP), quy định về trạng thái ngoại tệ, trạng thái tiền đồng đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ (quyết định số 16/1998/NHNN7, 17/1998/NHNN7, 18/1998/NHNN7 ngày 10/01/1998 của Thống đốc NHNN VN). Mặt khác, NHNN

VN cũng cơng bố nhiều quyết định thay đổi biên độ dao động tỷ giá mua bán ngoại tệ, điều chỉnh tỷ giá cơng bố chính thức, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn .v.v. Cụ thể, biên độ dao động của tỷ giá được mở rộng từ 0,5% lên 1% và tháng 02/1997 biên độ là 5% đến ngày 13/10/1997 biên độ này tiếp tục được nới rộng lên 10%. Song tình trạng cung-cầu ngoại tệ trên thị trường vẫn hết sức căng thẳng, tình trạng găm giữ ngoại tệ khu vực doanh nghiệp và dân cư tăng vì lo ngại về khả năng khủng hoảng của VND; tỷ giá ngoại tệ mua bán tại các Ngân hàng Thương mại, Tổ chức Tín dụng thường xuyên bám sát mức trần cho phép.

Ví dụ : từ 01/12/1997 đến giữa tháng 02/1998, tỷ giá cơng bố chính thức của NHNN VN ở mức khoản 1USD ăn 11.175 VND, thì giá bán tại hầu hết các Ngân hàng Thương mại tương đương 1 USD ăn 11.175*110%=12.292,5VND; đến ngày 16/2/1998, tỷ giá cơng bố chính thức nâng lên 1USD ăn 11.800VND thì lập tức các ngày hơm sau giá bán của các Ngân hàng Thương mại cũng được nâng lên theo sát tỷ lệ cho phép, 1USD ăn 11.800*110%=12.980 VND.

Trước tình hình đĩ, NHNN VN quyết định điều chỉnh tỷ giá cơng bố chính thức lần thứ 2 vào ngày 07/08/1998 lên 1USD ăn 12.998VND, đồng thời biên độ dao động tỷ giá được thu hẹp lại cịn 7%. Tuy nhiên, tỷ giá cơng bố chính thức vẫn mang tính chủ quan, khơng phản ánh đầy đủ quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường cho nên cơ chế điều hành tỷ giá như vậy cũng khơng đủ sức thuyết phục trước sự phát triển của nền kinh tế với các nhân tố thị trường ngày càng phát huy tác dụng. Vì vậy một lần nữa vào ngày 25/02/1999, NHNN VN đã cơng bố hai quyết định về tỷ giá: Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 về việc cơng bố tỷ giá hối đối của đồng VN với USD và Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ. Theo cơ chế điều hành tỷ giá mới thì thay cho việc cơng bố tỷ giá chính thức, hàng ngày NHNN VN sẽ cơng bố tỷ giá giao dịch bình

quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đĩ giữa VND và USD. Căn cứ vào tỷ giá này, Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc : đối với USD, tối đa khơng vượt quá 0,1% so với tỷ giá NHNN VN cơng bố hàng ngày; cịn đối với các loại ngoại tệ khác do Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định trên cơ sở tỷ giá USD. Trong thời gian gần đây tỷ giá hối đối cĩ phần ổn định và tăng nhẹ, khơng xảy ra tình trạng căng thẳng ngoại tệ, khắc phục được phần nào tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ trong các doanh nghiệp và dân cư.

2.2. Phân tích tình hình tài chính của một số ngân hàng thương mại điển hình: 2.2.1. Hệ thống NHTM trên địa bàn Tp.HCM:

2.2.1.1. Phân tích độ nhạy cảm lãi suất :

Từ bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn hệ thống NHTM trên địa bàn Tp.HCM ( bảng3 - phần phụ lục ), ta cĩ các chỉ tiêu sau :

9 Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng dài hạn :

Năm 1998 : 23.809 - 14.458 = 9.351 tỷ đồng Năm 1999 : 26.132 - 16.542 = 9.590 tỷ đồng

9 Vốn huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn :

Năm 1998 : 10.067 - 1.457 = 8.610 tỷ đồng Năm 1999 : 11.609 - 1.634 = 9.975 tỷ đồng

9 Mơ hình kỳ hạn đến hạn: Giả sử trung bình kỳ hạn của tài sản nợ/cĩ ngắn hạn là 6 tháng và dài hạn là 2 năm . Theo mơ hình kỳ hạn đến hạn ta cĩ :

Năm 1998 : MA = (0,5 x 39.822 + 2 x 23.809) / 63.631 = 1,06 năm ML = (0,5 x 49.173 + 2 x 8.849 ) / 58.022 = 0,73 năm MA - ML = 1,06 - 0,73 = 0,33 năm

ML = (0,5 x 54.792 + 2 x 10.808) / 65.600 = 0,75 năm MA - ML = 1,05 - 0,75 = 0,3 năm

(* lưu ý : Phần ML khơng tính phần vốn tự cĩ )

9 Mơ hình định giá lại :

Nếu tính tốn sự chênh lệch giữa tài sản cĩ và tài sản nợ theo phương pháp tích lũy các kỳ hạn đến 12 tháng (lấy chênh lệch tài sản cĩ và tài sản nợ ngắn hạn), ta cĩ :

Năm 1998 : GAP = 39.822 - 49.173 = - 9.351 tỷ đồng

Tỷ lệ GAP/tổng tài sản = 9.351/63.631 = 0,14 = 14% Năm 1999 : GAP = 45.202 - 54.792 = - 9.590 tỷ đồng

Tỷ lệ GAP/tổng tài sản = 9.590/71.334 = 0,13 = 13% 2.2.1.2. Phân tích độ nhạy cảm tỷ giá :

9 Tình hình nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay ngoại tệ của hệ thống NHTM trên địa bàn Tp.HCM, như sau

Đơn vị : tỷ đồng 1998 1999 Chỉ tiêu VND Ngoại tệ Tổng cộng VND Ngoại tệ Tổng cộng 1. Vốn huy động 23.594 12.839 36.433 24.619 16.217 40.836 2. Dư nợ cho vay nền kinh

tế (khoản dư nợ cịn luân chuyển)

16.466 16.307 32.773 21.074 16.791 37.865

Nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng Tp.HCM năm 1999

Chênh lệch dư nợ vay và huy động vốn ngoại tệ : Năm 1998 : 16.307 - 12.839 = 3.468 tỷ đồng

Năm 1999 : 16.791 - 16.217 = 574 tỷ đồng

Năm 1999 chênh lệch này giảm đáng kể, điều này phản ánh thực trạng trong năm 1999 lãi suất huy động tiền đồng liên tục giảm, trong khi lãi suất huy động ngoại tệ vẫn ổn định và xấp xỉ ngang bằng với lãi suất huy động tiền đồng. Do đĩ, dân cư cĩ xu hướng gửi ngoại tệ hơn để kiếm lời nhờ vào sự gia tăng tỷ giá hối đối, cịn doanh nghiệp thì khơng dám vay ngoại tệ. Vì vậy các ngân hàng, hoặc là chuyển vốn ngoại tệ ra tiền đồng để cho vay, rủi ro tỷ giá thuộc về phiá

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)