34
1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém so với các nước trong
khu vực xét trên các nhóm tiêu chí thể chế, công nghệ, lao động, tài chính, môi
trường kinh doanh…Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh quốc gia
của Việt Nam được đánh giá là đã được cải thiện so với trước khi thực hiện các
cam kết trong FTA.
Hiện tại, Việt Nam cũng đã tranh thủ tận dụng được cơ hội hội nhập để
phát triển các ngành dựa vào lợi thế về nhân công lao động rẻ và sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, vốn là những ngành có trình độ công nghệ thấp hoặc trung bình, mang lại giá trị gia tăng thấp. Hay nói cách khác, trong tiến trình hội nhập
khu vực và quốc tế, các ngành kinh tế Việt Nam mới tham gia được vào những
khâu tạo ra giá trị ít nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Những ngành chịu áp lực
cạnh tranh lớn trong bối cảnh hiện nay là chăn nuôi, điện tử, ô tô, tân dược, cơ
khí, hệ thống phân phối, ngân hàng…Chính vì vậy, để hội nhập sâu hơn vào hệ
thống kinh tế toàn cầu cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ: cấp Nhà nước (Chính phủ), cấp ngành hàng và cấp doanh nghiệp.
2. Tăng cường năng lực kỹ thuật: hạ tầng kỹ thuật, năng lực phân tích, dự báo, thống kê. tích, dự báo, thống kê.
Một trong những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt đấy chính là sự
hạn chế về hạ tầng kỹ thuật như khả năng thu thập, thống kê và xử lý số liệu, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xuất nhập khẩu, chưa ứng
dụng rộng rãi giao dịch điện tử….Yếu tố này đã ảnh hưởng đáng kể tới khả năng
35
Bên cạnh đó, hạn chế năng lực kỹ thuật so với các đối tác và nhiều nước
ASEAN ảnh hưởng tới khả năng hội nhập, thực thi cũng như khả năng quản lý
các giao dịch thương mại trong FTA.
Việc thực thi các cam kết FTA sẽ làm phát sinh một số chi phí quản lý
dẫn đến tăng chi phí xuất khẩu (cấp và kiểm tra chứng nhận xuất xứ, thủ tục hải
quan…). Nếu không có các cải cách cơ chế quản lý tương ứng, Việt Nam sẽ
không tận dụng được các cơ hội của FTA do lợi ích các doanh nghiệp thu được không đáng kể so với chi phí hành chính phát sinh.
3. Các giải pháp hạn chế yếu tố chệch hướng thương mại
Các FTA tạo ra hai hiệu ứng đối với thương mại của mỗi quốc gia: tăng trưởng thương mại và chệch hướng thương mại. Một FTA được đánh giá tích cự
khi hiệu ứng tăng trưởng lớn hơn hiệu ứng chệch hướng thương mại. Theo các
nghiên cứu và phân tích của Ngân hàng thế giới, yếu tố tăng trưởng thương mại thường chỉ đạt được trong các FTA giữa các nước có cơ cấu kinh tế bổ sung cho
nhau hoặc giữa các nước đang phát triển (mô hình Bắc – Nam) . FTA giữa các nước đang phát triển với nhau (mô hình Nam – Nam) dễ làm chệch hướng thương mại.
Trong số các đối tác Việt Nam đàm phàn trong FTA, chỉ có Nhật Bản, Úc,
Hàn quốc là những nước phát triển. Đa số các nước còn lại (các nước ASEAN, Ấn độ, …) là các nước đang phát triển. Bởi vậy, nguy cơ chệch hướng thương
mại với các nước như Hàn quốc, Trung Quốc, New Zeland, Ấn độ…Đặc biệt
Nhập siêu từ Trung Quốc, Hàn Quốc có giá trị lớn và liên tục tăng trong những năm gần đây. Giải pháp khắc phục tình trạng này là thúc đẩy hoạt động thương
mại với các đối tác chủ chốt là các nước phát triển. Các FTA sẽ tạo cơ hội cho
hàng hóa và dịch vụ của các nước này cơ hội cạnh tranh bình đẳng với các đối
36
những đối tác đang bị thâm hụt thương mại và hạn chế phần nào hiệu ứng chệch hướng của các FTA hiện nay.
4. Các cam kết AFTA sẽ làm tăng hiệu ứng ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của mỗi nước tham gia ký kết. Sự thay tế, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của mỗi nước tham gia ký kết. Sự thay đổi này sẽ theo hướng: mỗi nước đều tập trung vào khu vực, lĩnh vực, mặt hàng mà mình có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, và do đó xu hướng chuyên môn hóa khu vực và quốc tế sẽ dần dần được hình thành. Như vậy, trong nội khối cam kết
FTA sẽ hình thành một sự cạnh tranh để giành lấy vị trí có lợi nhất trong quá
trình chuyên môn hóa. Tuy nhiên sự phân công theo hướng chuyên môn hóa này lại khác về cơ bản so với cách phân công lao động quốc tế trước đây. Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, sự phân bổ nguồn lực cho hoạt động sản xuất
kinh doanh sẽ mang tính rất động, không cố định. Và như vậy, đòi hỏi trong
chính sách vĩ mô phải luôn có tầm xa và sự điều chỉnh linh hoạt, cách ứng xử
của các doanh ngiệp đòi hỏi phải tạo được sự khác biệt dành được lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.