Quá trình hội nhập kinh tế của Việt nam nói chung và tham gia các FTA nói riêng đã làm cán cân thanh toán quốc tế (BOP) và các cán cân thành phần có
những biến động mạnh và khó lường hơn rất nhiều. Cụ thể như tác động của cán
32
hụt thương mại, thâm hụt cán cân vãng lai và chu chuyển vốn, cả về số tuyệt đối
và tỷ lệ theo GDP.
Tuy nhiên, các tác động làm gia tăng này là khác nhau, khiến bản thân
việc bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai nhờ chu chuyển vốn cũng khác nhau trong ba năm 2007, 2008, 2009. Tiếp theo xu hướng trong giai đoạn trước đó, cán cân vãng lai vẫn thâm hụt nhưng với quy mô lớn hơn trong các năm 2007-2009. Thâm hụt cán cân vãng lai đạt gần 7,0 tỷ USD (hay 9,8% GDP) năm 2007, 10,7
tỷ USD (11,9% GDP) năm 2008, và ước đạt 7 tỷ USD (tương ứng với 8% GDP) năm 2009. Mức thâm hụt này là lớn hơn rất nhiều so với các năm 2001-2006, khi mà cán cân vãng lai chỉ đạt thâm hụt tối đa gần 1,9 tỷ USD (năm 2003).
Diễn biến cán cân vãng lai trong giai đoạn 2007-2009 chủ yếu là do thâm hụt thương mại hàng hóa và thâm hụt thu nhập từ đầu tư đều gia tăng đáng kể. Đặc biệt, thâm hụt thương mạihàng hóa (theo giá FOB) đã tăng mạnh từ gần 2,8
tỷ USD vào năm 2006 lên 10,4 tỷ USD năm 2007, 12,8 tỷ USD năm 2008, và
ước đạt 8,3 tỷ USD năm 2009. Đáng chú ý là thâm hụt thương mại của Việt
Nam với một số nước Đông Á có hiệp định thương mại tự do với ASEAN (như
Trung Quốc, Hàn Quốc) đã ở mức khá lớn và có xu hướng tiếp tục tăng. Cuộc
khủng hoảng tài chính vô hình dung đã có tác động tích cực làm hạn chế tốc độ tăng thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng đây chỉ là tác động nhất thời. Nói
cách khác, Việt Nam vẫn sẽ phải ứng phó với những áp lực tương tự đối với cán cân thương mại hàng hóa và cán cân vãng lai khi thực hiện ngày một sâu rộng
các hiệp định thương mại tự do.
Trên thực tế, chuyển giao ròng (đặc biệt là chuyển giao tư nhân) luôn đạt
thặng dư cao. Khoản thặng dư này ở mức 6,4 tỷ USD (6,2 tỷ USD chuyển giao tư nhân) vào năm 2007, 7,3 tỷ USD (6,8 tỷ USD chuyển giao tư nhân) năm
2008, và 6,5 tỷ USD (6,0 tỷ USD chuyển giao tư nhân) năm 2009. Những khoản
chuyển giao ròng này có đóng góp quan trọng từ thu nhập của người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Đây dường như là một tác động tích cực của
33
quá trình hội nhập. Tuy nhiên, mức tăng các khoản chuyển giao ròng lại chậm hơn so với mức tăng của nhập siêu, khiến tác động ròng đối với cán cân vãng lai
trong 3 năm 2007-2009 là tiêu cực. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam đối với cán cân vốn thậm chí còn lớn hơn, khi mà các dòng vốn lưu
chuyển vào Việt Nam đã lớn hơn rất nhiều và đảo chiều liên tục. Chỉ có giải
ngân vốn FDI là liên tục tăng, từ hơn 2,3 tỷ USD năm 2006 lên gần 9,3 tỷ USD năm 2008. Trong khi đó, vay trung và dài hạn tăng giảm thất thường, còn vay ngắn hạn và đầu tư gián tiếp (ròng) thậm chí còn đổi chiều trong giai đoạn 2007-
2009. Đặc biệt, đầu tư gián tiếp (ròng) tăng trong năm 2007 và 2008 do các nhà đầu tư muốn tận dụng cơ hội từ triển vọng tăng trưởng lớn hơn của Việt Nam, và giảm trong năm 2009 do nhà đầu tư muốn thoái vốn trong điều kiện khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Như vậy, các dòng vốn vào Việt Nam đa dạng và lớn hơn rất nhiều, nhưng mức độ bất định cũng lớn hơn rất
nhiều. Ứng phó với sự dịch chuyển của các dòng vốn này, do đó, cũng khó hơn
rất nhiều vì chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam trong giai đoạn trước 2007. Do vậy,
cán cân thanh toán tổng thể cũng bất định hơn rất nhiều. Mặc dù đạt thặng dư lên đến 10,2 tỷ USD năm 2007.
Do vậy, cán cân thanh toán tổng thể cũng bất định hơn rất nhiều. Mặc dù
đạt thặng dư lên đến 10,2 tỷ USD năm 2007, cán cân tổng thể chỉ đạt thặng dư
gần 0,5 tỷ USD năm 2008, thậm chí còn thâm hụt tới -8,8 tỷ USD trong năm
2009. Cùng với phát cao, đây cũng là lý do gây áp lực mất giá VNĐ.
Chính vì vậy, sự thiếu bền vững trong tài trợ cho thâm hụt thương mại và
độ bất định của các dòng vốn đầu tư vào Việt Nam – nguồn tài trợ chính cho thâm hụt thương mại sẽ trở nên mong manh hơn nhiều trong bối cảnh của Việt
Nam hiện nay.