Các phươngpháp sắc kí trong phân lập các hợp chất hữu cơ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu phân lập các hợp chất phenolic glucoside từ cây râu hùm (tacca chantrieri) (Trang 37)

Phương pháp sắc kí (Chromatography) là một phương pháp phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong việc phân lập các họp chất hữu cơ nói chung và các hợp chất thiên nhiên nói riêng.

1.4.1. Đặc điểm chung của phương pháp sắc kí.

Sắc kí là phương pháp tách, phân tích, phân li các chất dựa vào sự khác nhau về bản chất hấp phụ và sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha: pha động và pha tĩnh.

Sắc kí gồm có pha động và pha tĩnh. Khi tiếp xúc với pha tĩnh, các cấu tử của hỗn hợp sẽ phân bố giữa pha động và pha tĩnh tương ứng với tính chất của chúng (tính bị hấp phụ, tính tan..

Phương pháp sắc kí dựa trên sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc mật thiết với một pha tĩnh. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do khả năng bị hấp phụ và phản hấp phụ khác nhau hoặc do khả năng trao đổi khác nhau của các chất ở pha động với các chất ở pha tĩnh.

Các chất khác nhau sẽ có ái lực khác nhau với pha động và pha tĩnh. Trong quá trình pha động chuyển động dọc theo hệ sắc kí hết lóp pha tĩnh này đến lớp pha tĩnh khác, sẽ lặp đi lặp lại quá trình hấp phụ và phản hấp phụ. Ket quả là các chất có ái lực lớn với pha tĩnh sẽ chuyển động chậm hơn qua hệ thống sắc kí so với các chất tương tác yếu hơn với pha này. Nhờ đặc điểm này mà người ta có thể tách các chất qua quá trình sắc kí.

1.4.2. Cơ sở của phương pháp sắc kí.

Phương pháp sắc kí dựa vào sự phân bố khác nhau của các chất giữa pha động và pha tĩnh. Ờ điều kiện nhiệt độ không đổi, định luật mô tả sự phụ

với chất khí là áp suất riêng phần) gọi là định luật hấp phụ đơn phân tử đắng nhiệt Langmuir:

noo.b.c n “ l+b.c

n : Lượng chất bị hấp phụ lên pha tĩnh lúc đạt cân bằng,

rioo : Lượng cực đại của chất có thể bị hấp phụ lên một chất hấp phụ nào đó.

b : Hằng số.

c : Nồng độ của chất bị hấp phụ.

1.4.3. Phân loại các phương pháp sắc kí.

Trong phương pháp sắc kí: Pha động là các chất ở trạng thái khí hay lỏng, còn pha tĩnh có thể là các chất ở trạng thái lỏng hoặc rắn.

• Theo bản chất của hai pha sử dụng - Pha tĩnh: Có thể là chất rắn hoặc chất lỏng

+ Pha tĩnh là chất rắn: Thường là alumin hoặc silica gel đã được xử lý, nó có thể nạp nén vào trong một cột

+ Pha tĩnh là chất lỏng: Có thể là một chất lỏng được tẩm lên bề mặt một chất mang

- Pha động: Có thể là chất lỏng hoặc chất khí

+ Pha động là chất khí: Thí dụ trong kỹ thuật sắc ký khí. Trong truờng họp này chất khí được gọi là khí mang hay khí vectơ.

+ Pha động là chất lỏng: Thí dụ trong kỹ thuật sắc ký giấy, sắc ký lóp mỏng, sắc ký cột.

• Phân loại sắc ký theo bản chất của hiện tựợng xảy ra trong quá trình phân tách chất.

Trường Đại học s IVphạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

+ Pha động là chất lỏng hoặc chất khí (trong sắc ký khí)

+ Pha tĩnh là chất lỏng, lớp chất lỏng với chiều dày rất mỏng, chất lỏng này đuợc nối hóa học lên bề mặt của những hạt rắn, nhuyễn và mịn.

- Sắc ký hấp thụ (Adsorption chromatography) + Pha động là chất lỏng hoặc chất khí.

+ Pha tĩnh là chất rắn: đó là những hạt rắn nhuyễn mịn, có tính trơ, được nhồi trong một cái ống. Bản thân hạt rắn là pha tĩnh, pha tĩnh thường sử dụng là những hạt silica gel hoặc alumin.

- Sắc ký trao đổi ion (Ion exchange chromatography) + Pha động chỉ có thể là chất lỏng

+ Pha tĩnh là chất rắn, là những hạt hình cầu rất nhỏ, có cấu tạo hóa học là polymer nên gọi là hạt nhựa. Be mặt của hạt mang các nhóm chức hóa học ở dạng ion. Có hai loại hạt nhựa: nhựa trao đổi anion và nhựa trao đổi cation. - Sắc ký lọc gel (size exclusion chromatography, gel filtration chromatography)

+ Pha động chỉ có the là chat lỏng.

+ Pha tĩnh là chất rắn, đó là những hạt hình cầu bang polymer, trên bề mặt có nhiều lỗ rỗng.

- Sắc ký ái lực (arrinicy chromatography)

+ Sắc ký ái lực dựa vào tính bám dính của một protein, các hạt trong cột có nhóm hóa học kết dính bằng liên kết cộng hóa trị. Một protein có ái lực với nhóm hóa học này sẽ gắn vào các hạt và di chuyển sẽ bị cản trở.

+ Đây là một phương pháp rất hiệu quả và được úng dụng rộng rãi trong việc tinh sạch protein.

tạo cột vốn đã có sự phân chia rõ ràng và như thế sẽ có nhiều vị trí tuơng tác dẫn đến khả năng phân tách được tăng lên đáng kể. Bởi vì cột được làm từ vật liệu mịn hơn nên phải có một áp lực tác động lên cột để có được một tốc độ chảy thích hợp.

• Phân loại sắc ký theo cấu hình (chromatography configuration) - Sắc ký giấy và sắc ký lóp mỏng (paper thin - layer chromatography).

Trong sắc ký giấy:

+ Pha tĩnh: một tờ giấy bằng cellulos + Pha động: là chất lỏng

Trong sắc ký lóp mỏng:

+ Chất hấp phụ thông dụng trong sắc kỹ lớp mỏng là silica gel, là loại pha tĩnh với tính chất rất phân cực

+ Pha động: luôn luôn là chất lỏng

- Sắc ký cột hở cổ điển (classical open column chromatography)

+ Sắc ký cột hở cổ điển là tên gọi để chỉ loại sắc ký sử dụng một ống hình trụ, được đặt dựng đứng, với đầu trên hở và đầu dưới có gắn một khóa.

+ Pha tĩnh rắn được nhồi vào ống hình trụ. Mầu cần tách được đặt lên trên bề mặt của pha tĩnh

+ Pha động là dung môi được liên tục rót vào đầu cột

Dựa vào trạng thái tập hợp của pha động, người ta chia sắc kí thành hai nhóm lớn: sắc kí lỏng và sắc kí khí.

Dựa vào cách tiến hành sắc kí, người ta chia sắc kí thành các nhóm nhỏ: sắc kí cột và sắc kí lóp mỏng.

1.4.3.L Sắc k í cột (C.C).

Đây là phương pháp sắc kí phổ biến nhất, đơn giản nhất, chất hấp phụ là pha tĩnh gồm các loại silica gel (có kích thước hạt khác nhau) pha thường

Trường Đại học sIVphạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

và pha đảo YMC, ODS, Dianion. Chất hấp phụ được nhồi vào cột (cột có thể bằng thuỷ tinh hoặc kim loại, phổ biến nhất là cột thuỷ tinh). Độ mịn của chất hấp phụ rất quan trọng, nó phản ánh số đĩa lí thuyết hay khả năng tách của chất hấp phụ. Kích thước của chất hấp phụ càng nhỏ thì số đĩa lí thuyết càng lớn, khả năng tách càng cao, và ngược lại. Tuy nhiên, nếu chất hấp phụ có kích thước hạt càng nhỏ thì tốc độ chảy càng giảm, có thể gây ra hiện tượng tắc cột (dung môi không chảy được). Khi đó người ta phải sử dụng áp suất, với áp suất trung bình (MPC) hoặc áp suất cao (HPLC).

Trong sắc kí cột, tỉ lệ đường kính (D) so với chiều cao cột (L) 1'ất quan

trọng, nó thể hiện khả năng tách của cột. Tỉ lệ L/D phụ thuộc vào yêu cầu tách, tức là phụ thuộc vào hỗn hợp chất cụ thể.

Trong sắc kí, tỉ lệ giữa quãng đường đi của chất cần tách so với quãng đường đi của dung môi gọi là R f, với mỗi một chất sẽ có một Rf khác nhau. Nhờ vào sự khác nhau về Rf này mà ta có thể tách từng chất ra khỏi hỗn hợp.

Tỉ lệ chất so với tỉ lệ chất hấp phụ cũng rất quan trọng. Tuỳ theo yêu cầu tách mà ta có tỉ lệ khác nhau: Tách thô thì tỉ lệ này thấp (1/5 - 1/10), tách tinh thì tỉ lệ này cao hơn và tuỳ vào hệ số tách (tức phụ thuộc vào sự khác nhau Rf của các chất), mà hệ số này trong khoảng 1/20 - 1/30.

Trong sắc kí cột, việc đưa chất lên cột hết sức quan trọng. Tuỳ thuộc vào lượng chất và dạng chất mà người ta có thế đưa chất lên cột bằng các phương pháp khác nhau. Neu lượng chất nhiều và chạy thô thì phổ biến là tấm chất vào silica gel rồi làm khô, tơi hoàn toàn, đưa lên cột. Nếu tách tinh thì đưa trực tiếp chất lên cột bằng cách hoà tan chất bằng dung môi chạy cột với lượng tối thiểu.

Theo cách này, chất hấp phụ được đưa trục tiếp vào cột khi còn khô, sau đó dùng que mềm để gõ nhẹ lên thành cột để chất hấp phụ sắp xếp chặt trong cột. Sau đó dùng dung môi chạy cột để chạy cột đến khi cột trong suốt.

- Cách 2: Nhồi cột ướt.

Chất hấp phụ được hoà tan trong dung môi chạy cột trước với lượng dung môi tối thiểu, sau đó đưa dần lên cột đến khi đủ lượng cần thiết.

Khi chuẩn bị cột phải lưu ý không được để bọt khí bên trong (nếu có bọt khí gây nên hiện tượng chạy rối trong cột, giảm hiệu quả tách) và cột không được nứt, gãy, dò.

Tốc độ chảy của dung môi cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tách. Neu tốc độ dòng chảy quá lớn sẽ làm giảm hiệu quả tách. Còn nếu tốc độ dòng chảy quá thấp thì sẽ kéo dài thời gian tách và ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

1.4.3.2. Sắc k í lớp mỏng.

Sắc kí lóp mỏng (SKLM) thường được sử dụng để kiểm tra và định hướng cho sắc kí cột. SKLM được tiến hành trên bản mỏng tráng sẵn silica gel trên đế nhôm hay đế thuỷ tinh. Ngoài ra, SKLM còn dùng để điều chế thu chất trực tiếp. Bằng việc sử dụng bản SKLM điều chế (bản được tráng sẵn silica gel dày hơn), có thể đưa lượng chất nhiều hơn lên bản và sau khi chạy sắc kí, người ta có thể cạo riêng phần silica gel có chứa chất cần tách rồi giải hấp phụ bằng dung môi thích hợp để thu được từng chất riêng biệt. Có thể phát hiện chất trên bản mỏng bằng đèn tử ngoại, bằng chất hiện màu đặc

trưng cho từng lớp chất hoặc sử dụng dung dịch H2SO4 10%.

1.5. Một số phương pháp hoá lý xác định cấu trúc cũa các họp chất hữu

Cấu trúc hoá học các hợp chất hữu cơ được xác định nhờ vào phương pháp phổ kết họp. Tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học của từng chất mà người ta sử dụng phương pháp phổ cụ thể. cấu trúc càng phức tạp thì yêu cầu phối hợp

Trường Đại học S ư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

các phương pháp phổ càng cao. Trong một số trường hợp, để xác định chính xác cấu trúc hoá học của các họp chất, người ta phải dựa vào các phương pháp bổ sung khác như chuyển hoá hoá học, các phương pháp sắc kí so sánh...[3-5].

1.5.1. Phẳ hồng ngoại (Infrared spectroscopy, IR).

Phổ hồng ngoại được xây dựng dựa vào sự khác nhau về dao động của các liên kết trong phân tử họp chất dưới sự kích thích của tia hồng ngoại. Mỗi kiểu liên kết được đặc trưng bởi một vùng bước sóng khác nhau. Do đó dựa vào phổ hồng ngoại, có thể xác định được các nhóm chức đặc trung trong hợp chất, ví dụ như dao động hoá trị của nhóm OH tự do trong các nhóm hydroxyl là 3300 - 3450 cm"1, của nhóm cacbonyl c = o trong khoảng 1700 - 1750 cm"1, của nhóm c = c trong vùng 1630 - 1650 cm'1, của nhóm ete c - o - c trong

vùng 1020 - 1100 c m 1,... Đặc biệt vùng dưới 700 cm' 1 được gọi là vùng vân

tay, được sử dụng để nhận dạng các hợp chất hữu cơ theo phương pháp so sánh trực tiếp.

Hiện nay, thông tin chung thu được từ phổ hồng ngoại không nhiều, mà lượng chất cần để thực hiện phép đo này lại cần đến 2 - 3 mg chất và khó thu hồi lại. Vì vậy, thường đối với các họp chất thiên nhiên (lượng chất thu được ít) thì phổ hồng ngoại được đo sau khi đã hoàn chỉnh các phép đo khác.

/.5.2. Phổ khối lượng (Mass spectroscopyy MS).

Nguyên tắc của phương pháp phổ này là dựa vào sự phân mảnh ion của phân tử chất dưới sự bắn phá của chùm ion bên ngoài. Phổ MS còn cho các pic ion mảnh khác mà dựa vào đó người ta có thể xác định được cơ chế phân mảnh và dựng lại được cấu trúc hoá học của các hợp chất. Hiện nay có rất nhiều loại phổ khối lượng, như những phương pháp chủ yếu sau:

- Phố EI-MS (Electron Impact Ionization mass spectroscopy) dựa vào sự phân mảnh ion dưới tác dụng của chùm ion bắn phá năng lượng khác nhau, phổ biến là 70eV.

- Phô ESI-MS (Electron Sprayt Ionization mass spectroscopy) gọi là

phổ phun mù điện tử. Phổ này được thực hiện với năng lượng bắn phá thấp hon nhiều so với phổ EI-MS, do đó phổ thu được chủ yếu là pic ion phân tử và các pic đặc trưng cho sự phá vỡ các liên kết có mức năng lượng thấp, dễ bị phá vỡ.

- Phô FAB-MS (Fast Atom Bombing mass spectroscopy) là pho ban

phá nguyên tử nhanh với sự bắn phá nguyên tử nhanh ở năng lượng thấp, do đó phổ thu được cũng dễ thu được pic ion phân tử.

- Phổ khối lượng phân giải cao (High Resolution mass spectroscopy),

cho phép xác định pic ion phân tử hoặc ion mảnh với độ chính xác cao.

- Ngoài ra, hiện nay người ta còn sử dụng kết hợp các phương pháp sắc kí kết hợp với khối phổ khác như: GC-MS (sắc kí khí - khối phổ) cho các chất dễ bay hơi như tinh dầu hay LC-MS (sắc kí lỏng - khối phổ) cho các hợp chất khác. Các phương pháp kết họp này còn đặc biệt hữu hiệu khi phân tích thành phần của hỗn hợp chất (nhất là phân tích thuốc trong ngành dược).

1.5.3. Pho cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy NMR).

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân là một phương pháp phổ hiện đại và hữu hiệu nhất hiện nay. Với việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật phổ NMR một chiều và hai chiều, các nhà nghiên cún có thể xác định chính xác cấu trúc của họp chất, kể cả cấu trúc lập thể của phân tử.

Nguyên lý chung của các phương pháp phổ NMR (phổ proton và

cacbon) là sự cộng hưởng khác nhau của các hạt nhân từ (fH và 13C) dưới tác

Trường Đại học S ư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

độ dịch chuyến hoá học (chemical shift). Ngoài ra, đặc trung của phân tử còn được xác định dựa vào tương tác spin giữa các hạt nhân từ với nhau (spin coupling).

1.5.3.1. Phổ 'H-NMR.

Trong phổ H-NMR, độ dịch chuyển hoá học (ô) của các proton được xác định trong thang ppm từ 0-14ppm, tuỳ thuộc vào mức độ lai hoá của nguyên tử cũng như đặc trung riêng của từng phần. Dựa vào những đặc trưng của độ dịch chuyển hoá học và tương tác spin mà ta có thế xác định được cấu trúc hoá học của hợp chất.

1.5.3.2. Phổ ,3C-NMR.

Phổ này cho tín hiệu vạch phổ cacbon. Mỗi nguyên tử cacbon sẽ cộng hưởng ở một trường khác nhau và cho tín hiệu phổ khác nhau. Thang đo của

phổ l3C-NMR là ppm, với dải thang đo rộng 0-230ppm.

1.5.33. Pho DEPT (Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer).

Phổ này cho ta các tín hiệu phân loại các loại cacbon khác nhau. Trên phổ DEPT, tín hiệu của các cacbon bậc bốn biến mất. Tín hiệu của CH và

CH3 nằm về một phía và của CH2 về một phía trên phổ DEPT 135°. Trên phổ

DEPT 90° chỉ xuất hiện tín hiệu phổ của CH.

I.5.3.4. Phổ 2D-NMR.

Đây là các kỹ thuật phổ hai chiều, cho phép xác định các tương tác của các hạt nhân từ của phân tử trong không gian hai chiều. Một số kỹ thuật chủ yếu thường được sử dụng như sau:

- Phổ HSQC (Heteronuclear Single Quantum Coherence): Các tương

tác trực tiếp H-C được xác định nhờ vào các tương tác trên phổ này. Trên phổ,

- Phổ 'H-'H c o s y (HOMOCOSY) ('H-'H Chemical Shif Correlation Spectroscopy): Phổ này biểu diễn các tương tác xa của H-H, chủ yếu là các proton đính với cacbon liền kề nhau. Nhờ phổ này mà các phần của phân tử được nối ghép lại với nhau.

- Phô HMBC (Heteronuclear Multiple Bond Connectivity): Đây là phố

biểu diễn tương tác xa của H và c trong phân tử. Nhờ vào các tương tác trên

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu phân lập các hợp chất phenolic glucoside từ cây râu hùm (tacca chantrieri) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)