Công ty cổ phần sữa Lâm Đồng 8.1 Công ty cổ phần sữa Lâm Đồng

Một phần của tài liệu báo cáo tham quan tại tiền giang thành phố hồ chí minh bình dương bình thuận đà lạt (Trang 30 - 35)

8.1 Công ty cổ phần sữa Lâm Đồng

Địa chỉ: thôn Phú Thạnh, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

8.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Sau 2 lần cổ phần hóa, từ ngày 18/7/2007, Công ty cổ phần giống bò sữa Lâm Đồng chính thức được đổi tên là Công ty cổ phần sữa Lâm Đồng (Công ty CPS Lâm Đồng) do doanh nghiệp nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Việc Công ty cổ phần sữa Lâm Đồng ra đời đang là hy vọng mới cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa chất lượng cao của địa phương.

Công ty CPS Lâm Đồng sẽ tiếp tục đầu tư con giống bò sữa chất lượng cho nông dân phát triển đàn bò quy mô hộ, tiếp tục thực hiện các hoạt động dịch vụ chăn nuôi như cung ứng kỹ thuật chăn nuôi - thú y, thức ăn gia súc, phát triển đồng cỏ cao sản...

Công ty đã có hơn 28 năm kinh nghiệm trong nuôi bò sữa, cung cấp cho thị trường. Trang trại bò sữa có quy mô chăn nuôi là trên 900, bò cái chiếm đa số, lượng sữa thu được trung bình đối với một con bò sữa là 15- 16 lít/ ngày.

Công ty nuôi giống bò Holstein friesian thuần nhập từ Mộc Châu, Mỹ, Úc. Bò có nguồn gốc từ Hà Lan nên thường được gọi là bò Hà Lan. Đây là giống bò thích nghi rất tốt ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc dù có nguồn gốc ôn đới nhưng đã được nuôi lai tạo thành những dòng có thể nuôi được ở các nước nhiệt đới.

Bò HF có màu lang trắng đen, tầm vóc lớn (khối lượng con cái từ 500-600kg).

Dáng thanh, bầu vú phát triển, sinh sản tốt, tính hiền lành, khả năng sản xuất sữa rất cao. Giống bò sữa Holsstein không chỉ cho năng suất sữa cao nhất thế giới mà còn cho độ đạm và độ béo bơ rất caoSản lượng sữa khoảng 1700 – 1800kg sữa/ngày. Tuy nhiên sản lượng này vẫn còn phụ thuộc thời tiết.

Bò được vắt sữa trong hệ thống vắt sữa hiện đại và tự động.

Chăn nuôi bò sữa là một ngành nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Người chăn nuôi phải nắm vững kỹ thuật.

8.3.1 Chọn giống

Con giống quyết định sản lượng sữa 40%; thức ăn 30%; nuôi dưỡng chăm sóc 30%. Khi chọn bò giống, ta chọn những con không bệnh tật, khỏe mạnh và cần căn cứ vào những tiêu chuẩn sau:

8.3.1.1 Đặc điểm ngoại hình

Bò có ngoại hình cân đối (chiều dài, rộng, sâu). Bầu vú rộng, đều, mềm, đầu thanh nhẹ, bốn chân chắc chắn.

8.3.1.2Tầm vóc và khối lượng

Đối với bò Hà Lan thuần 3 - 4 tuổi, khối lượng: 450 - 500 kg Bò Hà - Việt 3 - 4 tuổi, khối lượng: 350 - 390 kg

Bò lai Sind 3 - 4 tuổi, khối lượng: 280 - 320 kg.

8.3.1.4 Di truyền

Giống bố mẹ tốt, sản lượng sữa cao, chu kỳ cho sữa dài, khỏe mạnh.

8.3.1.5 Khả năng cho sữa

Chu kỳ khai thác sữa: Bò Hà - Việt: 270 - 300 ngày; Bò lai Sind: 240 - 170 ngày. Năng suất sữa trung bình: Bò Hà - Việt: 08 - 10 kg/ngày; Bò lai Sind: 06 - 08 kg/ngày. Ngoài ra điều kiện môi trường, khí hậu chuồng nuôi, cách chăm sóc nuôi dưỡng và cách vắt sữa cũng có ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa.

8.3.2 Phương pháp phát hiện động dục và phối giống cho bò

8.3.2.1 Động dục của bò và thời điểm phối giống

Thời gian động dục kéo dài 18 - 36 giờ, và sau khi đẻ 20 - 30 ngày thì lên giống trở lại. Thời điểm lên giống tốt nhất là vào lần động dục thứ 2 tức là 45 - 60 ngày sau khi đẻ (chu kỳ động dục 21 ngày). Đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4 để kéo dài chu kỳ vắt sữa.

Triệu chứng bò động dục: Bò ít ăn, giảm sữa, thường nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy (nếu con ở dưới đứng yên thì bản thân con đó đang lên giống, nếu con ở dưới chạy thì con nhảy lại là con lên giống trừ trường hợp cả hai con đều lên giống).

Biểu hiện cơ quan sinh dục: Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc dần. Kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường, noãn sào to lên. Sau khi rụng trứng chỉ sống được 6-10 giờ.

Xác định thời điểm phối giống, thời gian rụng trứng: 10 - 12 giờ sau khi kết thúc động dục còn tinh trùng sống trong cơ quan sinh dục của bò cái 12 - 18 giờ. Vì vậy ta phải phối

giống cho bò 2 lần tức là lúc bò chảy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và chuyển màu đỏ sẩm.

8.3.2.2 Phương pháp phối giống cho bò sữa

Phối giống trực tiếp: Cho bò đực nhảy trực tiếp nhưng ít lấy được giống tốt và hay bị lây truyền bệnh đường sinh dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phối giống nhân tạo: Dùng tinh đông viên hoặc tinh lỏng đã chế sẳn đưa vào tử cung bò. Với phương pháp phối giống nhân tạo chúng ta có thể chọn giống theo đúng yêu cầu chăn nuôi phù hợp với giống bò mẹ để cho ra đàn con có chất lượng tốt.

Thời gian mang thai của bò là 9 tháng 10 ngày, cũng có nhiều trường hợp chênh lệch lên xuống 5 - 6 ngày.

8.3.3 Chế độ vắt sữa

Lúc vắt sữa ta lấy nước nóng chườm bầu vú cho mềm và xoa bóp bầu 3 - 4 lần/ngày cho đến khi bầu vú bò mềm hẳn thì lúc đó sản lượng sữa tăng dần lên. Chế độ luyện vú nầy làm thường xuyên và liên tục trong khoảng 10 ngày.

8.3.3.1 Vắt sữa bằng máy

Bò sẽ cho ra sữa nhanh hơn nhiều. Vắt sữa bằng tay có thể làm lây truyền bệnh viêm vú và gây tổn thương núm vú. Giảm nhân công vắt sữa. Sữa từ bầu vú được dẫn đến bình chứa không tiếp xúc với không khí. Trong sữa không có những loại vi khuẩn thông thường trước khi đi ra khỏi bầu vú. Nên làm lạnh sữa xuống 4oC càng nhanh càng tốt vì ở nhiệt độ trên 10oC, cứ sau 20 phút, lượng vi khuẩn sẽ tăng lên gấp đôi.

8.3.3.2 Vệ sinh vắt sữa

Hàng ngày máy vắt phải được rửa sơ bằng nước lạnh sau đó rửa kỹ bằng dung dịch kiềm và axit. Nhiệt độ nước thích hợp để rửa và vệ sinh máy vắt là 85oC. Áp dụng quy tắc tương tự khi rửa xô nếu vắt sữa bằng tay.

8.3.4 Nuôi dưỡng bê từ 1 ngày tuổi đến bò trưởng thành

8.3.4.1 Bê từ 0 - 7 ngày tuổi

Sữa mẹ trong 7 ngày đầu có nhiều Colostrum do thành phần sữa có kháng thể và nồng độ dinh dưỡng cao nên phải cho bê bú không được nhập chung vào sữa hàng hóa.

Khẩu phần sữa từ 5 - 6 kg/ngày tùy trọng lượng bê sơ sinh.

8.3.4.2 Bê từ 8 - 120 ngày tuổi

Ngoài sữa làm thức ăn chính cần phải tập cho bê ăn cỏ, cám để sớm phát triển dạ cỏ. Bê 4 tháng chuẩn bị giai đoạn cai sữa phải bổ sung thêm đạm, khoáng vi lượng và đa lượng vào khẩu phần.

8.3.4.3 Giai đoạn bê cai sữa đến tơ lở

Thức ăn tinh: cám hổn hợp (16 - 18% protein) 4 - 12 tháng tuổi: 0,6 - 0,8 kg/con/ngày. Tơ lỡ: 1 - 1,2 kg/ngày.

Thức ăn bổ sung bao gồm mật, muối, Urea, những loại thức ăn nầy thường bổ sung vào mùa nắng, cỏ khô không đủ dinh dưỡng cho bò bằng cách hòa nước tưới vào cỏ.

Thức ăn thô: Cỏ, rơm cho ăn tự do.

8.3.5 Nuôi dưỡng bò vắt sữa

Khẩu phần bao gồm khẩu phần sản xuất và khẩu phần duy trì:

Khẩu phần sản xuất: 0,4 đơn vị thức ăn (ĐVTĂ) cho 01 kg sữa (1 ĐVTĂ = 1 kg cám hỗn hợp).

Khẩu phần duy trì: 0,1 đơn vị thức ăn cho 100 kg thể trọng.

Trong thực tế ta chỉ cung cấp cám cho khẩu phần sản xuất còn khẩu phần duy trì cấp bằng cỏ, mật.... Thức ăn xanh cho ăn tự do (tương đương 10% trọng lượng cơ thể).

8.3.6. Phòng bệnh và chăm sóc

8.3.6.1 Vệ sinh ăn uống

Thức ăn phải sạch không bị thối, chua, mốc, nước uống sạch, không dùng nước có nguồn bệnh dịch.

8.3.6.2 Tắm chải, vận động

Mỗi ngày tắm cho bò l lần cho sạch sẽ và dùng bàn chải xoa chải l - 2 lần. Nếu nuôi bò sữa tại chuồng, ít nhất l ngày phải cho bò ra ngoài vận động 2 lần để tránh bệnh thiếu Vitamin D. Định kỳ chống ve, tẩy giun sán và tiêm phòng các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng... theo quy định của thú y.

Hình 8.1: Công ty cổ phần sữa Lâm Đồng. Bò sữa (a), máy vắt sữa (b), máy cắt trộn thức ăn (c), thức ăn cho bò (d), đồng cỏ thức ăn (e), (f)

Chương 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu báo cáo tham quan tại tiền giang thành phố hồ chí minh bình dương bình thuận đà lạt (Trang 30 - 35)