16 tuổi 18 tuổi 25 tuổi 40 tuổi trở lên
2.5. Phân tích SWOT
S
S1: Sản phẩm đa dạng - dành cho nhiều phân khúc thị trường
S2: Chuyên về sản phẩm dành cho nam S3: Sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng
S4: Giá cả hợp lý cho từng phân khúc S5: Thương hiệu được nhiều người biết đến
S6: Có kinh nghiệm trong kênh phân phối
S7: Thị phần hiện tại lớn (25%)
W
W1: Bỏ sót phân khúc thị trường từ 15 đến 18 tuổi
W2: Chưa hướng tới khai thác giá trị trọn đời của khách hàng
W4: Sản phẩm ở phân khúc trên chưa thể hiện được đẳng cấp
W5: Chưa đa dạng về chủng loại chưa đầy đủ các loại sản phẩm phụ W5: Các hoạt động truyền thông thương hiệu chưa đánh đúng vào khách hàng mục tiêu
O
O1: Đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu mặc đẹp tăng cao O2: Tỷ lệ tăng trưởng của nam tuổi từ 16-45 hàng năm cao
O3: Số lượng doanh nhân đặc biệt là những người có thu nhập cao ngày càng nhiều
O4: Nhu cầu về sản phẩm dành cho nam giới tăng
T
T1: Sản phẩm dành cho nam đặc biệt là giới doanh nhân ngày càng nhiều T2: Cạnh tranh ngày càng gay gắt T3: Lòng trung thành của khách hàng không cao
T4: Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp
T5: Các thương hiệu nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam ngày càng nhiều
Qua việc phân tích SWOT ta thấy rằng để có thể gia tăng được số lượng khách hàng và phát triển một cách bền vững trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì Việt Tiến cần:
Thứ nhất tận dụng những thế mạnh hiện tại như về hệ thống phân phối, sản phẩm chất lượng để khai thác triệt để các nhóm khách hàng đặc biệt là những khách hàng trong độ tuổi từ 16-18 đây là phân khúc mà Việt Tiến chưa chú trọng lắm.
Thứ hai đa dạng hóa sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm phụ để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hang.
Thứ ba tăng cường các hoạt động truyền thông thương hiệu nhắm đúng đối tượng khách hang là những người có thu nhập cao và những khách hàng trẻ tuổi.
Thứ tư khai thác giá trị trọn đời của khách hàng từ lứa tuổi Teen đến khi thành đạt.
Thứ năm tăng chi phí chuyển đổi để giữ chân khách hàng.
Thứ sáu tạo ra những điểm khác biệt của sản phẩm, đề ra những chương trình truyền thông thương hiệu để nâng tầm thương hiệu cao cấp của Việt Tiến
Ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố thành công Mức độ quan trọn g
Việt Tiến Pierre
Cardin
An Phước May 10 Thành Công
Phâ n loại Điểm quan trọn g Phâ n loại Điểm quan trọn g Phâ n loại Điểm quan trọn g Phâ n loại Điểm quan trọn g Phâ n loại Điểm quan trọn g 1.Thị trường 0.1 4 0.4 3 0.3 3 0.3 2 0.2 2 0.2 2.Sản phẩm 0.1 3 0.3 4 0.4 3 0.3 2 0.2 2 0.2 3.Chất lượng sản phẩm 0.15 3 0.45 4 0.45 3 0.45 3 0.45 3 0.45 4.Truyền thông, quảng cáo 0.2 3 0.6 3 0.6 3 0.6 2 0.4 3 0.6 5.Kênh phân phối 0.1 3 0.3 2 0.2 3 0.3 2 0.2 3 0.3 6.Thương hiệu 0.25 3 0.75 4 1 3 0.75 2 0.5 2 0.5 7.Giá sản phẩm 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3 3 0.3 3 0.3 Tổng điểm 1.00 3.1 3.25 3.00 2.25 2.55
Qua ma trận cạnh tranh ta thấy rằng Pierre Cardin là đối thủ top trên của Việt Tiến. Trong khi đó An Phước là đối thủ ngang tầm và theo sau là May 10 và
Thành Công. Vì vậy các chiến lược marketing sắp tới của Việt Tiến phải đạt được mục tiêu là đạt được số lượng khách hàng và mức độ nhân biết thương hiệu tương đương với Pierre Cardin và vượt trội hơn so với đối thủ ngang tầm là An Phước.
KẾT LUẬN
Trong thời đại toàn cầu hóa, các doanh nghiệp phải đương đầu với những vấn đề khó khăn hơn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng vì thế mà quyết liệt hơn.
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải tìm cách thỏa mãn đa dạng khách hàng tiềm năng từ nhiều quốc gia khác nhau. Có thể nói rằng đối với lĩnh vực thời trang và đặc biệt là thời trang dành cho tầng lớp có thu nhập khá trở lên thì hai yếu tố chất lượng sản phẩm và thương hiệu là hai yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp.
Để thực thi công việc này hoàn hảo, doanh nghiệp phải tiếp cận phân khúc thị trường hay còn gọi là marketing mục tiêu là khái niệm trái ngược với tiếp thị đại trà và tiếp thị sản phẩm đa dạng. Mục tiêu của việc phân khúc thị trường trong
tiếp thị là chia thị trường ra thành những phân khúc nhỏ hơn, dễ nhận biết, nắm bắt và đáp ứng hiệu quả hơn.
Vì vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần quan tâm hơn nữa đến việc củng cố duy trì và nâng tầm thương hiệu của mình. Cần chú trọng đến công tác Marketing quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ra công chúng. Một điều khá quan trọng là công tác quảng bá tuyên truyền phải được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục. Bởi vì đầu tư vào thương hiệu là một quá trình đầu tư lâu dài, cần có kế hoạch thực hiện chi tiết và quá trình xây dựng cũng như phát triển phải bài bản đúng đối tượng và đúng thị trường mục tiêu.
Nếu doanh nghiệp có một chiến lược Marketing tốt, công tác tiếp thị được tiến hành đều đặn, một đội ngũ marketer sáng tạo lành nghề thì việc gặt hái thành quả từ thương hiệu chỉ là chuyện sớm muộn.