5 Nhóm giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 93 - 97)

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa.

Đạo đức nói chung và chuẩn mực đạo đức nói riêng chịu sự quy định của sự phát triển kinh tế-xã hội, cho nên muốn định hƣớng các chuẩn mực đạo đức của con ngƣời Việt Nam hiện nay thì trƣớc tiên chúng ta phải định hƣớng ngay cơ sở kinh tế- xã hội sản sinh ra nó. Nếu cơ sở kinh tế chƣa hoàn thiện thì những chuẩn mực đạo đức cũng không đầy đủ, không chân chính. Nếu nền kinh tế chƣa tạo đƣợc cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát huy năng lực của con ngƣời thì sẽ hạn chế sự hình thành những giá trị, những chuẩn mực đạo đức tích cực nhƣ: tôn trọng sự tự do, bình đẳng, công bằng, dân chủ trong hoạt động kinh doanh, giữ chữ tín, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối tác. Khi nền kinh tế không vận hành đúng theo cơ chế thị trƣờng, xu thế hội nhập của thời đại thì cũng khó tạo ra động lực để thôi thúc và rèn luyện chuẩn mực đạo đức, nhân cách tốt ở con ngƣời nhƣ: ý thức trách nhiệm cá nhân, ý thức kỷ luật, ý thức tôn trọng pháp luật…

Khi nền kinh tế không đƣợc định hƣớng, điều chỉnh theo mục tiêu, lý tƣởng xã hội chủ nghĩa thì sự suy thoái đạo đức cũng không tránh khỏi. Chính vì vậy, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa theo hƣớng công

89

nghiệp hóa gắn liền với hội nhập quốc tế là một yếu tố tất yếu quyết định hình thành chuẩn mực đạo đức con ngƣời Việt Nam.

Nền kinh tế ở nƣớc ta hiện nay đã và đang có những tác động mạnh mẽ đối với đời sống tinh thần của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề chuẩn mực đạo đức. Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế nƣớc ta hiện nay vẫn chƣa phải là nền kinh tế thuần nhất xã hội chủ nghĩa mà là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhƣng đồng thời cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn đối nghịch cản trở nhau phát triển. Thực tế đó đã gây ra những vấn đề nhức nhối biến đổi phức tạp của chuẩn mực đạo đức con ngƣời, đòi hỏi chúng ta cần phải có những chính sách cần thiết trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa nhằm lành mạnh hóa đời sống tinh thần của xã hội và tạo cơ sở kinh tế vững chắc cho việc xây dựng chuẩn mực đạo đức. Để làm đƣợc điều đó, chúng ta cần chú trọng thực hiện những biện pháp:

Một là, Nhà nƣớc cần có những định hƣớng phát triển hoàn chỉnh các loại thị trƣờng mà nƣớc ta còn yếu và thiếu hoặc không đồng bộ nhƣ: thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động, thị trƣờng hàng tiêu dùng, thị trƣờng khoa học- công nghệ.

Hai là, Nhà nƣớc cần thể chế hóa, ban hành, hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống luật pháp, các sắc lệnh ban hành tạo ra hành lang pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế- xã hội, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp có điều kiện khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trƣờng, tăng cƣờng sự kiểm tra kiểm soát của Nhà nƣớc với toàn bộ nền kinh tế. Tạo môi trƣờng thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thiết lập môi trƣờng kinh doanh lành mạnh.

Ba là, Nhà nƣớc cần định hƣớng sự phát triển tập trung vào một số lĩnh vực để phát triển kinh tế theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đảm bảo và không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Nhà nƣớc cần sử dụng các công cụ vĩ mô trong điều tiết nền kinh tế nhƣ: vốn ngân sách, chính sách thuế, lãi suất tiết kiệm, hàng rào thuế quan…để định hƣớng với các thành phần kinh tế. Kinh tế Nhà nƣớc phải đổi mới phát triển có hiệu quả để làm tốt vai trò chủ đạo, trở thành đòn bẩy thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

90

Bốn là, Nhà nƣớc cần hoàn thiện các chính sách xã hội, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch xã hội. Kinh tế thị trƣờng bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh để khắc phục tối đa những hạn chế đó, đồng thời Nhà nƣớc cũng cần đƣa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện các chính sách đảm bảo bình đẳng xã hội, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, đấu tranh chống quan liêu tham nhũng tạo điều kiện cho vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo điều kiện cho

quá trình hội nhập quốc tế. Chuẩn mực đạo đức là một trong những nhân tố cấu thành của đạo đức xã hội, nó hình thành và phát triển nhƣ thế nào đều do điều kiện kinh tế- xã hội sinh ra quy định. Chuẩn mực đạo đức của con ngƣời Việt Nam đƣợc hình thành phát triển gắn liền với mô hình sản xuất nhỏ tiểu nông, tự cung tự cấp, thiếu tính kỷ luật. Muốn khắc phục những điều đó đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi con ngƣời có sự hợp tác trong lao động. Sản xuất công nghiệp gắn với tốc độ làm việc khẩn trƣơng góp phần khắc phục thói quen lề mề chậm chạp của ngƣời tiểu nông. Công nghiệp hóa đòi hỏi chất lƣợng sản phẩm làm theo tiêu chuẩn do vậy nó sẽ khắc phục lối làm ăn chộp giật hoặc tâm lý làm ăn “Đầu voi đuôi chuột” vốn tồn tại ở ngƣời lao động Việt Nam. Công nghiệp hóa hiện đại hóa làm thay đổi cơ cấu dân cƣ trong xã hội. Nông dân lao động dần chuyển sang lao động công nghiệp, dịch vụ. Lao động công nghiệp,cuộc sống đô thị sẽ xóa dần lối sống khép kín vốn tồn tại lâu dài trong con ngƣời Việt Nam trƣớc đây. Công nghiệp hóa gắn với yêu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn, gắn với lao động tập thể trong các nhà máy xí nghiệp, góp phần từng bƣớc xóa đi tâm lý tự ti, lối sống vị kỷ, cục bộ địa phƣơng của ngƣời dân trƣớc đây.

Sản xuất công nghiệp cũng tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả lao động làm cho điều kiện vật chất và đời sống vật chất ngày càng đầy đủ và nâng cao, giúp cho cuộc sống con ngƣời ngày càng tốt hơn.

91

Con ngƣời có điều kiện quan tâm chăm lo cho nhau chu đáo, tính nhân văn ở con ngƣời cũng có điều kiện phát triển.

Kết luận chƣơng 2

Qua việc phân tích thực trạng công tác xây dựng chuẩn mực đạo đức con ngƣời Việt Nam trong những năm qua cho thấy công tác xây dựng chuẩn mực đạo đức con ngƣời Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ với sự đóng góp tích cực của các chủ thể xây dựng: vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc và sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trƣờng, đoàn thể- tổ chức quần chúng nhân dân với nhiều hình thức đa dạng phong phú, góp phần phát huy những mặt tích cực của đạo đức đối với quá trình hội nhập quốc tế ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức con ngƣời Việt Nam phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong xây dựng những chuẩn mực đạo đức phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay, cần phải có những giải pháp một cách toàn diện từ nhận thức, tới công tác quản lý, tổ chức thực hiện.

92

Một phần của tài liệu Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)