Nhóm giải pháp về công tác nghiên cứu xây dựng nội dung chuẩn mực đạo đức

Một phần của tài liệu Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 86 - 87)

xuyên liên tục, là quá trình đấu tranh quyết liệt giữa những cái cũ và những cái mới, là quá trình tự gột rửa của mỗi ngƣời, cho nên không chỉ diễn ra cuộc đấu tranh trong xã hội mà còn diễn ra trong từng gia đình và trong từng con ngƣời. Cần phải nhận thức đƣợc tính chất khó khăn, quyết liệt đó, từ đó mà có quyết tâm, có nghị lực để vƣợt qua những khó khăn thách thức đó.

2.2.2. Nhóm giải pháp về công tác nghiên cứu xây dựng nội dung chuẩn mực đạo đức đạo đức

Để nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục các chuẩn mực đạo đức con ngƣời Việt Nam trong điều kiện hội quốc tế hiện nay, điều kiện thiết yếu đòi hỏi chúng ta cần giải quyết là đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu đạo đức nói chung và các chuẩn mực đạo đức mới nói riêng cho phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta cần đƣa ra những đánh giá có tính chất xác thực để xem xét những chuẩn mực đạo đức truyền thống nào của con ngƣời Việt Nam trƣớc đây còn phù hợp với việc xây dựng chuẩn mực đạo đức con ngƣời Việt Nam hiện nay, còn phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế đất nƣớc, để tuyên truyền phổ biến chúng vào cuộc sống, ngƣợc lại những chuẩn mực đạo đức nào không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay thì cần đƣợc khắc phục và loại bỏ.

Truyền thống yêu nƣớc, ý chí tự lực tự cƣờng, tinh thần đoàn kết, tính cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, lối sống tình nghĩa nhân văn của con ngƣời Việt Nam cần tiếp tục đƣợc giữ gìn và phát huy trong quá trình hội nhập quốc tế. Đối với lối sống truyền thống nhƣ: ích kỷ, tâm lý tiểu nông, lối sống khép kín, coi trọng danh vọng, tƣ tƣởng ỷ lại…cần đƣợc loại bỏ và khắc phục. Trong điều kiện của quá trình hội nhập chúng ta cũng cần tiếp tục xây dựng và phát huy những chuẩn mực đạo đức mới nhƣ: tôn trọng pháp luật, trung thực, độc lập, tự chủ, năng động, nhạy bén, linh hoạt, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm, giữ chữ tín trong lao động sản xuất kinh doanh…cần tiếp tục đƣợc nhân rộng và phát huy hơn nữa.

82

Cùng với việc nghiên cứu các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, chúng ta cũng cần có sự chú trọng đẩy mạnh việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về chuẩn mực đạo đức của các nƣớc khác, đặc biệt là chuẩn mực đạo đức của các nƣớc phƣơng Tây nhƣ: lối sống tự do, bình đẳng, dân chủ… Hơn thế nữa việc nghiên cứu và xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới của con ngƣời Việt Nam hiện nay nhất thiết cần gắn với nền sản xuất đại công nghiệp, gắn với mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội hiện đại, cho nên có nhiều nội dung cần có sự học tập và tiếp thu các yếu tố của văn hóa phƣơng Tây hiện đại nhƣ: tự do, trách nhiệm…

Công tác nghiên cứu các chuẩn mực đạo đức con ngƣời Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay chúng ta cần có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc thực trạng đạo đức của các tầng lớp dân cƣ, lứa tuổi ở mỗi vùng miền. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp phù hợp để phát huy những ƣu điểm, khắc phục những nhƣợc điểm làm cho những chuẩn mực đạo đức trong xã hội ngày càng đáp ứng yêu cầu của hội nhập.

Để công tác nghiên cứu xây dựng các chuẩn mực đạo đức con ngƣời Việt Nam đạt kết quả, chúng ta cũng cần chú trọng đầu tƣ nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu, phân tích các chuẩn mực đạo đức mới của con ngƣời Việt Nam. Hơn nữa còn là hoạt động đầu tƣ thích đáng cho việc viết lại sách giáo khoa, giáo trình đạo đức cho các cấp học, ngành học ở bậc phổ thông và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)