Nghi thức lễ tân nhà nước trong đối ngoại

Một phần của tài liệu nghi thức lễ tân trong công sở hành chínhlý luận và thực tiễn (Trang 31)

5. Kết cấu đề tài

2.4 Nghi thức lễ tân nhà nước trong đối ngoại

2.4.1 Nghi thức lễ tân nhà nước trong đối ngoại

Trong quan hệ quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại là nhân tố quyết định. Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao, nói một cách khác : hễ có hoạt động ngoại giao là đương nhiên có lễ tân ngoại giao. Tuy không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động đối ngoại nhưng nó là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối ngoại nói chung, của hoạt động ngoại giao nói riêng. Công tác lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ quốc gia. Đây là một lĩnh vực hoạt động phức tạp, lại vừa tinh tế, đòi hỏi có tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Việc hiểu biết những kiến thức và quy định về nghi thức lễ tân là cần thiết không chỉ đối với những người làm công tác lễ tân mà còn đối với tất cả những ai làm tham gia vào

12

[7] Nghịđịnh 145/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về việc quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễđối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

công tác đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng. Nghi thức lễ tân trong đối ngoại góp phần giới thiệu và truyền tải những đặc trưng văn hóa của dân tộc và thế giới ( ứng xử như thế nào cho đúng trong quan hệ với nước ngoài là điều không đơn giản bởi nó liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy tín và thể diện dân tộc, đồng thời liên qua đến phong tục tập quán và các nền văn hóa khác nhau); đồng thời những nghi thức lễ tân cũng là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế:

+ Nguyên tắc chủ quyền quốc gia; + Nguyên tắc bình đẳng;

+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Nghi thức lễ tân trong hoạt động đối ngoại thường chú trọng đến việc đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài. Các đoàn khách cấp cao nước ngoài được thực hiện chuyến thăm theo danh nghĩa: thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm cá nhân hoặc thăm không chính thức(quá cảnh).

Để cho việc đón tiếp đạt kết quả tốt, tức là đạt được mục đích yêu cầu đón khách của ta, đáp ứng yêu cầu của khách, nghi thức lễ tân cần được tiến hành thật chu đáo, đúng pháp luật và tập quán quốc tế, phù hợp với từng đối tuongwjtheo phương châm chung: hữu nghị, trọng thị, chu đáo an toàn. Nghị định 145/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết nghi thức đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài sang thăm Việt Nam: lễ đón tại sân bay, thành phần đón tiếp, nghi thức đón có tặng hoa, tặng quà, có cử quốc thiều nước ta và nước bạn, biểu diễn nghệ thuật chào mừng…vì nghi thức lễ tân khi đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên nhiều tỉnh, thành phố lớn thường xuyên có các đoàn khách nước ngoài tới thăm cũng ban hành cho mình quyết định riêng để thực hiện tốt các nghi thức lễ tân cho phù hợp với tình hình địa phương . (ví dụ như: quy chế về công tác lễ tân trong việc tổ chức các hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội); Quyết định 21/2013/QĐ-UBND ngày 09/7/2013 về việc ban hành quy định về công tác quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phốĐà Nẵng…

* Khi tổ chức đón tiếp về một đoàn khách quốc tế, người làm công tác lễ tân phải:

+ Nắm thông tin vềđoàn khách đầy đủ, chính xác về các mặt như tính chất đoàn, mục đích chuyến thăm, cấp bậc trưởng đoàn, thành phần đoàn, thời gian và địa điểm đến, những điểm cần chú ý trong giao tiếp ứng xử…

a. Xác định mục đích, yêu cầu của việc đón tiếp, mức độ, thành phần dón tiếp như: ai đón tại nơi khách đến ( sân bay, sân ga, bến cảng…); ai đón tiếp ở trụ sở làm việc, khách sạn…

Khi đón tiếp tại sân bay thông thường, cơ quan đón cử lãnh đạo thấp hơn một hoặc hai cấp so với trưởng đoàn phía bạn. Ví dụ như khi đón tiếp Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức thành phần đón đoàn tại sân bay gồm : Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hoặc Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Nhóm Nghị sỹ hữu nghị, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao13[7]; hay như khi đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức thành phần đón đoàn tại sân bay gồm : Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước, lãnh đạo VụĐối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ khu vực Bộ Ngoại giao14[7]

Khi đón tiếp ở trụ sở (lễ đón chính thức) thông thường là lãnh đạo ngang cấp với trưởng đoàn bạn. Chẳng hạn, khi đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia thăm cấp nhà nước thì Chủ tịch nước chủ trì lễđón; thành phần đón trong lễ đón chính thức : Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước nếu Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. 15[7]…

b. Xây dựng kế hoạch đón tiếp càng cụ thể càng tốt

- Chuẩn bị vật chất: ăn, ở, đi lại, hội đàm, tham quan, giải trí, chiêu đãi, tặng phẩm…

- Kế hoạch đón tiếp ở sân bay, sân ga, bến cảng… có tặng hoa không, khi nào tặng, tặng ai, ai tặng…

- Liên hệ các cơ quan chức năng ( sân bay, công an, báo chí, y tế) để phối hợp kế hoạch về lễ tân;

13

[7] Điều 35Nghịđịnh 145/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về việc quy định về tổ chức ngày kỷ

niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễđối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài

14

[7] Điều 36 Nghịđịnh 145/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về việc quy định về tổ chức ngày kỷ

niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễđối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài

15

[7] Điều 35 Nghịđịnh 145/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về việc quy định về tổ chức ngày kỷ

- Phân công thực hiện và kiểm tra đôn đốc.

Tùy từng đối tượng khách, địa điểm đón khách mà nghi thức đón tiếp cũng được quy định khác nhau:

+ Nghi thức đón tiếp ở sân bay

Khi đón tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước, đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước, đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm chính thức, đón tiếp Người đứng đầu chính phủ thăm chính thức thì nghi thức đón ở sân bay “hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ Quốc gia nước khách và tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân)” 16[7]; còn đối với khách là Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức, phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo cầm quyền thăm chính thức nghi thức đón tiếp có “tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân)” 17[7]

+ Nghi thức đón tiếp trong lễ đón chính thức

Thông thường là lãnh đạo ngang cấp với trưởng đoàn bạn sẽ đón khách tại nơi đỗ xe, tặng hoa Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân); chú ý chỉ khi đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia thăm cấp nhà nước và đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước thì có thiếu nhi vẫy cờ, hoa . Nghi thức đón tiếp có quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam, có duyệt độ danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam và “sau lễ đón, Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; có hai hàng tiêu binh danh dự bồng súng chào; Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước tiễn Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách tại nơi xe đỗ” 18[7] và “sau lễ đón, Tổng Bí thư và Phu nhân (Phu quân) cùng Trưởng đoàn khách và Phu nhân

16

[7] Điều 30, 31, 32, 33, 34 Nghịđịnh 145/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về việc quy định về tổ

chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễđối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

17

[7] Điều 35, 36 Nghịđịnh 145/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về việc quy định về tổ chức ngày kỷ

niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễđối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

18

[7]Điều 30 Nghịđịnh 145/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về việc quy định về tổ chức ngày kỷ

niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễđối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

(Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; Phu nhân (Phu quân) Tổng Bí thư tiễn Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách tại nơi xe đỗ” 19[7]

+ Nghi thức tiếp xúc cấp cao

Tại các buổi tiếp xúc, hai bên đều khẳng định mối quan hệ lâu đời và sự hợp tác bền vững, toàn diện trong tương lai. Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

+ Nghi thức hội đàm chính thức

Để tổ chức tốt cuộc hội đàm, người cán bộ lễ tân cần vạch kế hoạch trước và kiểm tra bàn ghế, micro, cốc chén trước khi cuộc họp khai mạc; đặc biệt, phải chú ý sắp xếp chỗ ngồi đúng vị trí, ngôi thứ. Thành phần hội đàm: Về cơ bản, thành phần hội đàm hai bên tương ứng về chức vụ, nghề nghiệp và số lượng. Nếu cần thiết, nước chủ nhà có thể cử thêm thành phần tham gia hội đàm để đạt được yêu cầu. Trước khi hội đàm chính thức có thể gặp riêng trước căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.

+ Nghi thức chiêu đãi chính thức

Chiêu đãi là một biện pháp lễ tân quan trọng trong công tác đón tiếp. Mời khách dự tiệc là đỉnh điểm của xã giao, thể hiện sự tôn trọng của chủđối với khách, đồng thời là biểu hiện tốt nhất của mối quan hệ thân thiện…hòa hợp giữa các bên. Dựa vào yêu cầu chính trị mà quyết định mức độ và hình thức cuộc chiêu đãi, tiệc ngồi hay tiệc đứng. Xác định danh nghĩa người chủ tiệc, thành phần và số lượng người dự chiêu đãi. Ví dụ như khi đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm chính thức nghi thức “chiêu đãi chính thức:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và Phó Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễđón, hội đàm. Trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

19

[7] Điều 31 Nghịđịnh 145/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về việc quy định về tổ chức ngày kỷ

c) Nghi thức: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đọc lời chào mừng, Trưởng đoàn khách đáp từ;

d) Tại tiệc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn.” 20[7]

+ Nghi thức tiễn khách

Thành phần và nghi lễ tiễn đoàn tại sân bay được thực hiện như khi đón. * Khi thực hiện nghi thức lễ tân đối ngoại cần chú ý:

+ Về trang phục

Đối với những người ta mới gặp lần đầu hay những người khách nước ngoài mà ta ít có dịp giao tiếp, trước tiên họđánh giá chúng ta qua dáng vẻ bề ngoài. Đặc biệt đối với những người làm công tác lễ tân nhà nước – đại diện quốc gia khi tham dự các hoạt động đối ngoại. Điều 23 nghịđịnh 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định trang phục:

1. Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.

2. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù hiệu đối với thành viên Ban Tổ chức.

Tuy có quy định nhưng các quy định còn chung chung, quy chế về công tác lễ tân trong việc tổ chức các hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội) quy định chi tiết hơn trang phục tiếp khách đối ngoại:

“Trang phục tiếp khách đối ngoại được sử dụng phù hợp với tính chất của sự kiện, thời tiết khí hậu. Cơ quan tổ chức đón tiếp khách thống nhất với khách loại trang phục được sử dụng trong từng hoạt động và thông báo cho mọi thành viên tham gia hoạt động đó biết (trang phục tiếpkhách đối ngoại, được ghi trong giấy mời tham gia hoạt động). Có 02 hình thức trang phục chủ yếu như sau:

a) Thường phục lịch sự:

- Trang phục dân tộc (đối với dân tộc ít người)

20

[7] Điều 37 Nghịđịnh 145/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về việc quy định về tổ chức ngày kỷ

niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễđối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

- Trang phục chuyên ngành theo quy định (đối với lực lượng vũ trang hay ngành, tổ chức có quy định trang phục riêng)

- Đối với nam giới: Sơ mi dài tay hoặc ngắn tay màu sáng bỏ trong quần, quần âu, giầy da. Có thể thắt cà - vạt hoặc không tùy theo quy định của Cơ quan tổ chức đón tiếp khách.

- Đối với nữ giới: Bộ áo dài truyền thống; áo sơ mi và váy; áo sơ mi quần âu; giầy da hoặc guốc, dép có quai hậu.

b) Lễ phục:

- Lễ phục dân tộc (đối với dân tộc ít người)

- Lễ phục chuyên ngành theo quy định (nếu có) đối với lực lượng vũ trang hay ngành, tổ chức có quy định trang phục riêng.

- Đối với nam giới: Bộ com-lê, sơ mi dài tay màu sáng thắt cà-vạt, giầy da. - Đối với nữ giới: Bộ áo dài truyền thống, bộ com-lê nữ, áo sơ-mi dài tay và váy hoặc áo sơ-mi dài tay và quần âu; giầy da hoặc guốc, dép có quai hậu.” 21[14]

Tuy không phải là quy định được áp dụng chung cho cả nước nhưng thành phố Hà Nội là thủđô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hàng năm đón tiếp hàng ngàn lượt khách quốc tế tới thăm nên người làm công tác lễ tân có thể tham khảo.

+ Cách treo cờ và trang trí

1. Đối với chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài:

a) Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa và trên nóc nhà VEP-A sân bay quốc tế

Một phần của tài liệu nghi thức lễ tân trong công sở hành chínhlý luận và thực tiễn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)