Một sốgiáo án cụ thể

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp các hình thức hành trong dạy học tiết 2 môn đạo đức chương trình mới ở tiểu học (Trang 25 - 36)

II. Cơ sở thực tiễn

2.Một sốgiáo án cụ thể

Bài 1:

Tên bài dạy :Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.

(Vở BTĐĐ2)

II. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu chúng ta cần lịch sự khi nhận và gọi điên thoại để thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng ngời khác

- Học sinh hiểu: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại nghĩa là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng.

2. Thái độ

- Tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại.

- Đồng tình, ủng hộ với các bạn biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại - Phê bình, nhắc nhở những bạn không biết lịch s khi nhận và gọi điện thoại.

3. Hành vi

- Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Phiếu giao việc. - Điện thoại đồ chơi.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Hỏi bài cũ

- Vì sao chúng ta phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại? - Em đã làm gì để thể hiện lịch sự khi nhận và gọi điện thoại?

2. Dạy học bài mới

2.1. Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống.

* Mục đích: Học sinh biết cách nhận và gọi điện thoại trong một số tr- ờng hợp.

* Chuẩn bị : Viết mỗi tình huống sau vào phiếu giao việc.

a. Tình huống1: Em gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ bà. Em nói với bà những gì?

b. Tình huống 2: Có ngời gọi điện thoại nhầm số nhà em. Lúc đó em nói gì với họ?

c. Tình huống 3: Em định gọi điện thoại đến nhà bạn nhng em lại bấm nhầm số . Lúc đó em sẽ nói gì?

* Cách tiến hành:

- Giáo viên phổ biến yêu cầu của hoạt động và phát phiếu giao việc cho nhóm học sinh (1 tình huống/1 tổ; 1 phiếu giao việc/1 nhóm)

- Học sinh thảo luận, tìm cách ứng xử.

- Học sinh đóng vai thể hiện tình huống và xử lý tình huống. - Cả lớp theo dõi nhận xét sau mỗi tình huống

- Giáo viên nhận xét, kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại, trong bất cứ tình huống nào chúng ta cũng cần nói năng lịch sự, nhẹ nhàng.

2.2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

* Mục đích: Học sinh biết cách ứng xử lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.

* Chuẩn bị : Phiếu giao việc có ghi các tình huống:

a. Tình huống 1: Có ngời gọi điện thoại cho mẹ em khi mẹ em vắng nhà. Lúc đó em sẽ nói với họ gì ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Tình huống 2: Có ngời gọi điện cho bố nhng bố bận không tiếp chuyện đợc Em nói với họ gì lúc đó ?

c. Tình huống 3: Em đang chơi ở nhà bạn, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo. Em sẽ làm gì lúc đó ?

* Cách tiến hành:

- Giáo viên phổ biến yêu cầu của hoạt động và phát phiếu giao việc cho nhóm học sinh (1 tình huống/1 tổ; 1 phiếu giao việc/1 nhóm)

- Gọi học sinh từng tổ đọc yêu cầu phiếu giao việc của mình. - Học sinh thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, cho điểm.

2.3. Hoạt động 3: Tổ chức thi: Ai nhanh hơn ?

* Mục Đích: Học sinh biết cách ứng xử nhanh nhạy khi nhận và gọi điện thoại.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên và học sinh chọn 3 đội chơi ( Mỗi đội 2 bạn cùng tổ). - Giáo viên phổ biến luật chơi.

+ Giáo viên đa ra tình huống: Nam bị ốm. Em gọi điện thoại đến hỏi thăm Nam. Em sẽ nói với Nam những gì ?

+ Các đội thảo luận tình huống để tìm cách ứng xử và thể hiện tình huống bằng cách đóng vai.

- Các đội đóng vai giải quyết tình huống.

- Các bạn nhận xét đánh giá đội nào đóng tự nhiên và giải quyết tình huống hợp lý.

- Giáo viên nhận xét, công bố đội thắng cuộc.

3. Hớng dẫn thực hành

Em cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Nhắc nhở các bạn và mọi ng- ời cùng thực hiện.

Bài 2:

Tên bài dạy: Lịch sự khi đến nhà ngời khác

(Vở BTĐĐ 2)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh biết đợc một số quy tắc ứng xử khi đến nhà ngời khác và ý nghĩa của quy tắc ứng xử đó.

2. Thái độ, tình cảm

- Đồng tình, ủng hộ với những ai biết c xử lịch sự khi đến nhà ngời khác - Không đồng tình, phê bình, nhắc nhở những ai không biết c xử lịch sự khi đến nhà ngời khác.

3. Hành vi

- Biết c xử lịch sự khi đến nhà ngời khác.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu bài tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phiếu khổ to để chơi trò chơi.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ

- Tại sao chúng ta phải lịch sự khi đến nhà ngời khác?

- Hãy kể một việc làm thể hiện sự lịch sự khi đến nhà ngời khác.

2.1. Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.

- Giáo viên nêu vấn đề: Khi đến nhà ngời khác chơi, các em đã làm những gì để thể hiện sự lịch sự với chủ nhà.

- Học sinh tự do phát biểu ý kiến trớc lớp, các học sinh nhận xét lẫn nhau.

- Giáo viên tổng kết hoạt động: Tuyên dơng những em biết lịch sự khi đến chơi nhà ngời khác.

2.1. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

* Mục đích: Học sinh biết cách ứng xử trong các tình huống khác nhau khi đến chơi nhà ngời khác.

* Chuẩn bị: Phiếu giao việc ghi các tình huống.

a. Tình huống 1: Em sang nhà bạn chơi và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi mà em rất thích và em rất muốn đợc chơi. Lúc đó em làm gì ?

b. Tình huống 2 : Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ có phim hoạt hình. Em rất thích xem nhng khi đó bạn lại không bật Tivi. Em sẽ làm gì lúc đó ?

c. Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi mới biết bà của bạn đang ốm. Lúc đó em sẽ làm gì ?

* Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận , phát phiếu giao việc (1 tình huống/1tổ, 1 phiếu/1 nhóm).

- Học sinh nêu yêu cầu trong phiếu. - Học sinh thảo luận

- Học sinh trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2.3. Hoạt động 3 : Trò chơi đóng vai.

* Mục đích: Học sinh biết cách ứng xử lịch sự trong một số tình huống khi ở nhà ngời khác.

* Chuẩn bị :

- Giáo viên viết mỗi tình huống sau vào phiếu giao việc:

a. Tình huống 1: Em đang ở nhà Việt thì bố mẹ Việt có khách. Khi đó em làm gì ?

b. Tình huống 2: Em đến nhà Trâm chơi và đợc bố mẹ của Trâm mời ăn bánh. Lúc đó em sẽ làm gì ?

c. Tình huống 3: Em và Hải đang chơi ở nhà Hng, thấy Hải tự tiện lấy đồ chơi của Hng ra chơi. Em sẽ làm gì ?

* Tiến hành:

- Giáo viên nêu yêu cầu hoạt động và giao nhiệm vụ cho học sinh. - Giáo viên chia nhóm học sinh theo tổ.

- Học sinh tiến hành thảo luận tìm cách ứng xử, sau đó đóng vai thể hiện lại tình huống.

- Lần lợt từng nhóm trình bày trớc lớp.

- Cả lớp theo dõi nhận xét sau mỗi tình huống. - Giáo viên kết luận: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Tình huống 1: Em có thể lịch sự xin phép ra về để bố mẹ bạn tiếp khách, hoặc cùng bạn đi chỗ khác chơi. Chú ý nói cời nhẹ nhàng, không làm phiền bố mẹ bạn.

b. Tình huống 2: Em hãy nói lời cảm ơn mẹ bạn Trâm và cùng ăn bánh với gia đình bạn.

c. Tình huống 3 : Em cần nhắc nhở Hải hỏi ý kiến của Hng trớc khi m- ợn đồ chơi của bạn

2.4. Hoạt động 4: Tổng kết , dặn dò. - Học sinh trả lời miệng các câu hỏi:

+ Vì sao cần lịch sự khi ở nhà ngời khác? + Thế nào là lịch sự khi ở nhà ngời khác?

2. Hớng dẫn thực hành

Khi đến chơi nhà ngời khác em cần có thái độ lịch sự đối với chủ nhà. Nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

Bài 3:

Tên bài dạy: Tôn trọng th từ , tài sản của ngời khác

(Vở BTĐĐ 3)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Giúp học sinh nắm vững: Th từ, tài sản của mỗi ngời thuộc riêng về họ. Tự ý xem th, tài sản của ngời khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật.

2. Thái độ, tình cảm

- Đồng tình với các bạn biết tôn trọng, giữ gìn th từ, tài sản của ngời khác.

- Phê phán những bạn có hành vi xâm phạm đến th từ, tài sản của ngời khác.

3. Hành vi

Biết thực hiện một số hành vi thể hiện s tôn trọng th từ, tài sản của ngời khác.

II. Chuẩn bị

Đồ dùng để đóng vai: Truyện tranh, mũ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ

- Vì sao phải tôn trọng th từ và tài sản của ngời khác ?

2. Dạy học bài mới

2.1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.

* Tình huống (Bài tập 4).

Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn trong trờng hợp sau:

1. Bố Hải công tác ở xa, Hải thờng viết th cho bố. Một lần các bạn lấy th xem Hải viết gì ...

2. Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem Tivi, Bình đều xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh nhăc lại yêu cầu bài tập. - Tổ chức học sinh thảo luận . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét chung.

2.2. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai.

* Chuẩn bị: Giáo viên viết mỗi tình huống sau vào phiếu giao việc .

a. Tình huống 1: Giờ ra chơi, em thấy trên cặp bạn Hùng có một cuốn truyện tranh mới. Em muốn mợn xem nhng bạn Hùng không có ở trong lớp mà chơi ở ngoài sân. Lúc đó em làm gì ?

b. Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy mấy bạn liền lấy mũ làm “bóng” đá . Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì ?

* Cách tiến hành:

- Giáo viên phát phiếu giao việc cho các nhóm.

- Các nhóm thảo luận , đóng vai để giải quyết tình huống.

- Các bạn trong lớp theo dõi, nhận xét về cách giải quyết và thể hiện tình huống của các nhóm.

2.3. Hoạt động 3 : Su tầm và kể trớc lớp tấm gơng ứng xử mẫu mực. - Giáo viên nêu yêu cầu của hoạt động.

- Học sinh kể về những tấm gơng mà các em biết. - Học sinh khác theo dõi, nhận xét câu chuyện bạn kể. - Giáo viên nhận xét chung.

3. Hớng dẫn thực hành

Các em tôn trọng th từ và các tài sản của ngời khác. Nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

Bài 4:

Tên bài dạy: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nớc

(Vở BTĐĐ 3)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Giúp học sinh nắm vững tác dụng của nguồn nớc. Nớc là nguồn tài nguyên quý giá và có hạn. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm bảo vệ nguồn nớc không bị ô nhiễm.

2. Thái độ, tình cảm

- Đồng tình với những hành vi sử dụng tiết kiệm và biết bảo vệ nguồn n- ớc.

- Phê phán những ngời sử dụng lãng phí nguồn nớc làm ô nhiễm nguồn nớc.

3. Hành vi

- Có hành động sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nớc.

II. Chuẩn bị

- Phiếu giao việc.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ

- Hãy kể một số việc làm nhằm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nớc.

2. Dạy học bài mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Hoạt động 1:Học sinh tự liên hệ.

- Giáo viên đặt vấn đề: Hãy kể những việc em đã làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nớc.

- Học sinh tự liên hệ. - Các bạn nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh có hành động tiết kiệm và bảo vệ nguồn nớc.

2.2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Giáo viên chia theo nhóm bàn.

- Giáo viên yêu cầu thảo luận, phát phiếu giao việc. - Học sinh nêu yêu cầu của phiếu.

- Học sinh các nhóm thoả luận.

- Đại diện học sinh các nhóm trình bày kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Giáo viên nhận xét chung cho điểm. * Nội dung phiếu giao việc.

Hãy đánh dấu (+ ) vào tơng ứng với sự đánh giá của các em về các ý kiến dới đây và giải thích lý do.

Đồng ý Lỡng lự Không đồng ý a. Nớc sạch không bao giờ cạn

b. Nớc giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm

c. Nguồn nớc cần đợc giữ

gìn cho cuộc sống hôm nay và mai sau d. Nớc thải của bệnh viện, nhà máy cần đợc xử lý

e. Gây ô nhiễm nguồn nớc là phá hoại môi trờng.

i. Sử dụng nớc ô nhiễm có hại cho sức khoẻ.

3.3. Hoạt động 3: Thi kể nối tiếp giữa các tổ về những việc làm tiết kiệm nớc, việc làm gây lãng phí nớc, việc làm bảo vệ nguồn nớc, việc làm gây ô nhiễm nguồn nớc.

- Giáo viên nêu yêu vầu cuộc thi. * Mỗi đội thi là một tổ.

* Các tổ nối tiếp nhau kể về những việc làm phù hợp với yêu cầu. Tổ nào kể đợc nhiều việc thì tổ đó chiến thắng.

- Học sinh nối tiếp kể.

- Giáo viên làm trọng tài tổng kết đánh giá kết quả

3. Hớng đẫn thực hành

Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nớc. Nhắc nhở mọi ngời cùng thực hiện.

Chơng III. Thực Nghiệm S Phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp các hình thức hành trong dạy học tiết 2 môn đạo đức chương trình mới ở tiểu học (Trang 25 - 36)