Sơ đồ 2.2 Quy trình làm việc trong một ca làm việc tại bộ phận buồng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác buồng phòng tại khách sạn JW marriott hà nội (2) (Trang 29 - 31)

buồng

Trong một ca làm việc tại bộ phận buồng phòng khách sạn JW Marriott

Hà Nội thường được tiến hành theo quy trình như sơ đồ ở trên.

Bước 1: Nhận ca làm việc: Vì khách sạn còn mới, đội ngũ nhân viên chưa dày dặn kinh nghiệm và còn phải đào tạo thêm nên khi nhân viên đến ca làm việc sẽ đợi các tổ trưởng hoặc những người cấp trên tập trung lại để nhắc lại một số kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ của bộ phận. Ví dụ như nhắc lại quy trình dọn phòng hoặc một số từ tiếng anh thong dụng để kiểm tra kiến thức của nhân viên. Sau đó là tiến hành nhận ca làm việc.

Bước 2:Nhận lịch dọn phòng theo danh sách từ tổ trưởng tổ hoặc từ trưởng

bộ phận buồng phòng (Executive House keeper) trong khách sạn. Ở bước này nhân viên sẽ được phổ biến số lượng khách ở khách sạn, nhưng khách đặc biệt hoặc những trường hợp đặc biệt cần lưu ý. Sau đó, tổ trưởng sẽ phân chia khu vực dọn phòng cho nhân viên.

Bước 3: Chuẩn bị các dụng cụ và các trang thiết bị cần thiết cho công việc dọn buồng phòng của khách như chăn, ga, gối, đệm và các vật dụng cá nhân theo như dầu gội, sữa tắm, bàn chải và kem đánh răng, khăn tắm, giấy vệ sinh, dao cạo râu…

GVDH: Phạm Văn Đại SVTH: Nguyễn Thị Hoa Hoàn tất và báo cáo. Tiến hành công việc Nhận lịch dọn phòng Chuẩn bị dụng cụ Nhận ca

Bước 4: Tiến hành công việc. Công việc dọn phòng hàng ngày của khách thường bao gồm công việc thay những vật dụng cần thiết trong phòng như thay chăn, ga, gối cho khách. Đặt và thay thế những vật dụng cần thiết như bàn chải đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm… Làm vệ sinh khu vực phòng ở, phòng tắm của khách thật sạch sẽ và giải quyết những yêu cầu cá nhân của khách liên quan đến nghiệp vụ buồng phòng.

Bước 5: Hoàn tất công việc và lên danh sách báo cáo những vật dụng đã dùng để sắp đặt trong phòng khách tới trưởng bộ phận. Trước khi hết giờ làm thì báo cáo kết quả công việc với trưởng bộ phận để giao ca với ca sau.

Trên thực tế nhân viên cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ theo các bước trên

và hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình nhưng vẫn còn một số hạn chế vì khách sạn đi vào hoạt động chưa lâu nên còn nhiều vấn đề tồn đọng. Nhân viên chưa thực hiện được các công việc một cách thuần thục và nhiều nhân viên còn trình độ chuyên môn chưa cao nên làm còn một số hạn chế. Nhất là khi tiếp xúc với khách. Tuy nhiên, dù khách sạn chưa hoạt động ổn định nhưng nhân viên cũng đã có ý thức làm việc hiệu quả là một điều không phải khách sạn nào cũng làm được và đây là một điều đáng khen ngợi và cần được phat huy hơn nữa.

2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.3.1. Đặc điểm đối tượng khách

Nguồn khách chủ yếu của khách sạn là khách hàng thành đạt, thường

theo các đoàn hội nghi, sự kiện hoặc các khách kẻ là doanh nhân. Đối tượng khách chủ yếu là khách quốc tế chiếm 90%, khách nội địa chiếm 10%. Khách nội địa chủ yếu là khách dự hội nghị tại Trung tâm hội nghị Quốc Gia. Công

GVDH: Phạm Văn Đại SVTH: Nguyễn Thị Hoa

suất buồng trung bình của khách sạn khoảng 53% - 58%. Mỗi ngày có tới hơn 200 lượt khách đến với khách sạn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác buồng phòng tại khách sạn JW marriott hà nội (2) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w