II. Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân và sự cần thi ết phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.
1. Sơ lược hình thành và phát riển của cây cà phê:
Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê trong đó có trên 50 nước có cà phê xuất khẩu, nhưng đến nay người ta vẫn chưa xác định được
một cach chímh xác lịch sử phát triển của cây cà phê. Theo truyền thuyết thì cây cà phê xuất hiện lần đầu tiên ở Châu Phi cách đây 1000 năm do một ngưoừi chăn gia sóc. Sau đó người ta dùng cà phê làm thứ nước uốngtrong
những đêm đại hành lễ ở nhà thờ và các cuộc hành trình vượt sa mạc. Từ đó
cà phê trở thành một thứ đồ uống làm đam mê biết bao con người.
Về giống cà phê , trên thế giới hiện nay có khoảng 3 loại chủ yếu:
-Cà phê chè ( coffea arabica ): Có nguồn gốc từ Ethiopia, được phát
hiện vào năm 850 sau công nguyên từ những cây cà phê chè hoang dại mọc
rải rác dưới nhưngx tán rừng nơi đây. Hiện naycà phê chè được trồng rộng
rãi nhất bởi hương vị thơm ngon của nó, chiếm 70% diện tích cà phê thế
giới và trên 75% sản lượng xuất khẩu hàng năm ở các nước: Brazil,
Colombia, Mexico, Gua la ma la, Ên Độ
-Cà phê vối ( cofea canenphora pierre ) : Được phát hiện ở Châu Phi vào đầu thế kỷ XX. Hiện nay cà phê vối được trồng khá phổ biến, gần 30%
tổng diện tích và 28% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu thế giới. Các nước
trồng nhiều cà phê vối là Viẹt Nam, Ên Độ, Indonesia,...
-Cà phê mít ( coffea Liberica Ball ): Có nguồn gốc từ Trung Phi , dược phát hiện lần đầu tiên vào năm 1902 tại xứ Ubaqui-Chari nên còn được
gọi là cà phê Chari. Phẩm chất cà phê mít nói chung là rất thấp, vị chua, hương thơm kém hấp dẫn, do đó giá thị trường trên thế giới thấp.
Cà phê lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857,do các giáo
được trồng đại trà ở các đồn điền của Pháp. Từ năm 1922 trở đi, cà phê được
mửo rộng tới vùng Tây Nguyên trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Có thể chia
sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam thành hai giai đoạn:
*Thời kỳ 1925-1975:
-Các tỉnh phía Bắc: Sau cách mạng tháng 8, các đồn điền của Pháp được chuyển thành các doanh điền ở Tuyên Quang, Ninh Bình, Hoà Bình, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Đến năm 1959, tổng diện tích cà phê tiếp
quản từ chế độ cũ ở miền Bắc là hơn 3000 ha. Sau 1954, được Liên Xô giúp
đỡ ta đã xây dựng được 24 nông trường cà phê tại Việt Bắc, Tây Bắc vào
đến Nghệ An, Hà Tĩnh (1963) đạt 14000 ha. Sản lượng cà phê cao nhất (1968) đạt 480 tấn. Song do qui hoạch không phù hợp, đặc biệt đối với cà phê vối nên diện tích cà phê phải thanh lý quá nhiều. Năm 1972 chỉ còn khoảng 1000 tấn/ năm. Có năm là 500 tấn/ năm. Xuất khẩu thời kỳ này chủ
yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu
- Các tỉnh phía Nam: Sản xuất cà phê cũng có nhiều biến động
lớn.Thời 1946-1957 diện tích tăng không đáng kể, từ 3019 ha lên 3373 ha.
Năm 1964 diện tích đạt 11120 ha, song đênd 1973 còn 8872 ha. Đến năm
1975 diện tích cà phê các tỉnh phía Nam còn hơn 9000 ha, xuất khẩu không đáng kể, chủ yếu tiêu dùng trong nước
*Thời kỳ 1975 đến nay:
Sau 1975, thực hiện chủ trương phát triển cà phê của nhà nước, Bộ
nông nghiệp đã triển khai ngay kế hoạch đầu tư, qui hoạch phân vùng phát triển cà phê với các nước: Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari,...nhằm
tranh thủ sự giúp đỡ đầu tư về thiết bị vật tư kỹ thuật, tiền vốn để mở rộng
diện tích cà phê. Đồng thời các nước trên cũng là thị trường tiêu thụ ổn định
ở khu vực tư nhân, diện tích cà phê được mở rộng rất nhanh. Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng được mở rộng sang các nước EU và Mỹ,..