Nghệ thuật điển hình hóa * Cách chọn không gian, thời gian:

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG của CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC (Trang 32 - 35)

2. Các truyện ngắn của Nam Cao

2.2. Nghệ thuật điển hình hóa * Cách chọn không gian, thời gian:

* Cách chọn không gian, thời gian:

Không gian quen thuộc trong các sáng tác của Nam Cao thường là không gian chật hẹp, tù túng. Với đề tài người nông dân, không gian trong Chí Phèo là làng Vũ Đại – không gian sinh tồn của kiếp người thấp cổ bé họng. Không gian ở đây không ồn ào với tiếng trống giục sưu thuế như trong Tắt đèn nhưng ngột ngạt với kiểu “bóp nặn” người dân của các phe cánh, tiếng chửi của Chí Phèo...

Với đề tài người trí thức tiểu tư sản, trong Đời thừa, nhân vật bị “giam hãm” trong không gian nhà trọ. Tất cả những giằng co, xích mích, chuyện cơm áo, gạo tiền đều trong không gian ấy. Vì thế, ta có cảm giác nhân vật bị đầy ải, bị cầm tù.

Lựa chọn không gian độc đáo, thời gian trong sáng tác của Nam Cao cũng mang nét đặc trưng riêng. Do đặc trưng của thể loại truyện ngắn, thời gian thường không kéo dài. Thời gian thường tù đọng, bế tắc với cái vòng luẩn quẩn của cuộc sống mưu sinh.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Để tạo nên những điển hình bất hủ trong sáng tác Nam Cao có sự đóng góp quan trọng của nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo. Một số tác giả nghiên cứu đã xếp tác phẩm Nam Cao vào một loại hình của chủ nghĩa hiện thực đó là: “Chủ nghĩa hiện thực tâm lý” “một chủ nghĩa hiện thực trong ý nghĩa cao nhất, một chủ nghĩa hiện thực khám phá con người bên trong con người…” (Trần Đình Sử). Nam Cao đã hướng mọi chi tiết tới việc miêu tả nội tâm nhân vật – một công việc đầy khó khăn và đòi hỏi tài năng, tâm huyết bởi: “Sự hiểu biết trái tim con người, khả năng làm sáng tỏ trước chúng ta những bí mật của nó – đó là yếu tố đầu tiên trong việc khắc họa những cách của nhà văn mà sáng tác của họ làm chúng ta đọc một cách say ” (Sécnưsépxki). Trong Chí Phèo những đoạn miêu tả tâm lí nhân vật được trần thuật bằng lời nửa trực tiếp. Người đọc cảm nhận được phần nội tâm sâu kín bên trong một kiếp người đau khổ, bị xã hội ruồng bỏ: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào lại như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải là tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời…”. Hay cảm giác lần đầu tiên được quan

tâm, yêu thương khi thị Nở mang cháo hành cho Chí: “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà lòng bâng khuâng”.Xúc cảm của một con người khi tỉnh lại sau một cơn say rất dài đã được nhà văn miêu tả tinh tế. Biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật khiến cho những nhân vật của Nam Cao bao giờ cũng gây ấn tượng mạnh mẽ với những sắc thái cảm xúc tinh vi. Với người trí thức tiểu tư sản chịu bi kịch vỡ mộng, sự giằng xé bên trong lại càng ám ảnh“Hắn nhớ nhung một cái gì rất xa xôi… Hắn lắc đầu tự bảo:Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta hỏng đứt rồi”. Nỗi đau đến chảy máu của người trí thức có lương tâm đã được tái hiện rõ nét: “Mỗi lần đọc một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách và mắng mình là một thằng khốn nạn… Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì hắn chính là kẻ bất lương”. Nam Cao có sở trường miêu tả những trạng thái tâm lí phức tạp: Sự vật lộn giữa thiện với ác, con người với con vật, say tỉnh bất phân…So với các nhà văn khác, ông chú ý nhiều hơn tới cuộc xung đột bên trong con người.

* Nghệ thuật trần thuật

Điểm độc đáo của của Nam Cao so với các tác giả đương thời là nghệ thuật trần thuật gắn với lời nửa trực tiếp, ngôn ngữ đa thanh, có tính đối thoại. Chính điều này đã giúp tác phẩm của ông trở thành những trang văn miêu tả tâm lý nhân vật sinh động. Với lời nửa trực tiếp nhà văn có thể dễ dàng khai thác tâm lý nhân vật. Tác giả đã dẫn dắt người đọc bước sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Trong lời của người trần thuật đã hàm chứa những yếu tố như cảm xúc, ý nghĩ... của nhân vật. Ta có thể thấy điều này qua một đoạn trong Chí Phèo khi Chí bị thị Nở từ chối: “Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Rồi lại uống”. Nam Cao đã nhập thân vào nhân vật giúp độc giả cảm nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Chí khi bị đồng loại chối bỏ.

Một yếu tố không thể không nhắc tới trong nghệ thuật điển hình hóa là giọng văn linh hoạt: Giọng tự sự lạnh lùng và giọng điệu trữ tình sôi nổi thường xuyên chuyển hóa cho nhau. Giọng điệu lạnh lùng khách quan thể hiện rõ khuynh hướng phản ánh cuộc sống với tất cả sự khắc nghiệt, trần trụi của nó. Trong Chí Phèo, Nam

Cao đã mở đầu truyện ngắn một cách ấn tượng với tiếng chửi của Chí Phèo. Dưới vẻ ngoài của một gã say và những tiếng chửi vô nghĩa là ấn tượng đậm nét về một số phận bi kịch đang sống bên sự vô tình của người đời. Tất cả những điều ấy được kể bằng một giọng điệu dửng dưng có phần tàn nhẫn. Giọng điệu ấy cũng xuất hiện trong truyện ngắn Đời thừaTừ ngửng mặt lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói, nhưng lại không dám nói. Hắn đang đọc chăm chú quá”. “Đôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy…”. Đối lập với đó là giọng điệu trữ tình sôi nổi, đầy trân trọng và nâng niu những khát vọng của con người. Giọng điệu ấy đôi khi trở thành âm điệu chủ đạo “…

Làm tan biến một phần cái không khí ghẻ lạnh, đầy ghê sợ của làng Vũ Đại” [5, 244]. Giữa môi trường phi nhân tính, bỗng nổi bật tiếng nói yêu thương, đồng cảm với khát vọng hoàn lương của nhân vật: “Hắn vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa”. “Trời ơi! hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Trong Đời thừa, giọng trữ tình sôi nổi cũng xuất hiện để thể hiện sự cảm thông với nỗi đau của người trí thức: “Nước mắt hắn bật ra như một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc…Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như không thể ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngục mình mà khóc”. Ở văn Nam Cao sắc thái lạnh lùng, tàn nhẫn chỉ là giọng điệu bên ngoài, chìm sâu bên trong là tiếng nói yêu thương, đồng cảm.

Khác với nhịp điệu hối hả, dồn dập trong sáng tác đương thời, nhịp điệu trong văn Nam Cao nhìn chung thường chậm rãi. Bởi tác phẩm của ông ít biến cố mà thiên về mô tả tâm lí nhân vật. Trong Đời thừa, Chí Phèo, diễn biến tâm lí của các nhân vật được chú trọng đặc biệt và thường được láy đi láy lại tạo nên ám ảnh đặc biệt. Đó là trạng thái cau có, gắt gỏng, vũ phu, rồi lại xin lỗi của Hộ. Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên cũng triền miên say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại say. Nhân vật khó chệch ra khỏi nhịp điệu mòn mỏi ấy. Nhịp điệu chậm chạp trong văn Nam Cao khiến cho người đọc dễ dàng liên tưởng tới nhịp điệu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Nhịp điệu ấy gây ấn tượng về những kiếp người sống tù đọng, quẩn quanh, không lối thoát.

Tóm lại, chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam đã tiếp thu những thành tựu của chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới. Từ một “nguồn chung” đó, các nhà văn tài năng đã tạo nên “dòng riêng” mang tính dân tộc độc đáo. Không những thế mỗi nhà văn hiện thực với “giọng nói riêng” đã mang đến nhiều âm sắc khác nhau cho văn xuôi Việt Nam những năm 1930 – 1945 góp phần không nhỏ tạo nên giai đoạn văn học phát triển rực rỡ cho nền văn học dân tộc.

C. KẾT LUẬN

Không còn là vấn đề mới khi văn học thế giới hiện nay đang chuyển mình với

Chủ nghĩa hiện đại, Chủ nghĩa hậu hiện đại... nhưng cũng chưa bao giờ là cũ, chủ nghĩa hiện thực vẫn tiếp tục đời sống của nó. Trong phạm vi một chuyên đề, chúng tôi cố gắng trình bày một cách cô đọng những đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực, gắn nó với thực tiễn sáng tác của các tác giả trong chương trình sách giáo khoa. Chuyên đề cũng mong muốn cung cấp thêm tư liệu, góp thêm một tiếng nói hữu ích vào công việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi.

*** ĐỀ LUYỆN TẬPĐề 1: Đề 1:

Nhận xét về chi tiết, Pêtơrôp cho rằng: “Những chi tiết đồ vật và sinh hoạt trong chủ nghĩa hiện thực luôn gắn bó với hoàn cảnh, với tính cách và vị trí của con người ”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy dùng tác phẩm Chí Phèo làm dẫn chứng để sáng tỏ nhận định.

Gợi ý:

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG của CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w