Tình hình và nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Thọ xuân trong 15 năm đổi mới (1986 2000) (Trang 30 - 33)

Sau 5 năm tiến hành công cuộc đổi mới theo đờng lối đổi mới của Đảng (1986 - 1990), Thọ Xuân đã đạt đợc nhiều kết quả đáng khích lệ:

Nền kinh tế bớc đầu đã có những chuyển biến về chất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu quản lý mới đã hình thành và vận động theo hớng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cơ chế thị trờng đã gắn và có tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu t đã có bớc điều chỉnh theo hớng tập trung cho 3 chơng trình kinh tế lớn, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu đời sống xã hội trong huyện và từng bớc mở rộng quan hệ với thị trờng bên ngoài.

Đời sống vật chất, tinh thần và các nhu cầu hởng thụ văn hoá khác của nhân dân lao động đã có bớc cải thiện, bộ mặt làng quê thay đổi tiến bộ. An ninh trật tự, an toàn xã hội cơ bản đợc bảo đảm. Những kết quả này đã khẳng định sự vững vàng, hớng đi đúng đắn của Thọ Xuân trong thời kỳ đổi mới, đó là những cơ sở quan trọng để huyện tiếp tục đi lên.

Nhng, bên cạnh đó cũng phải nhận thức đầy đủ những yếu kém và khó khăn đang tồn tại. Nhiều vấn đề quan trọng cha đợc giải quyết hoặc giải quyết cha tốt.

Nền kinh tế đang còn mất cân đối giữa thu và chi, khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thấp kém, tỉ lệ lao động thiếu việc làm ngày càng tăng, trong khi tỉ lệ dân số tăng tự nhiên cao (2,09) năm 1990 [5,5]. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là những ngời sống chủ yếu bằng lơng (giáo viên, hu trí) đang gặp nhiều khó khăn. Tình trạng mất công bằng xã hội, mất dân chủ, tham ô, vụ lợi đang gia tăng. Quan hệ xã hội – xã hội chủ nghĩa trên một số lĩnh vực tiếp tục xuống cấp, lý tởng, đạo đức, nếp sống, kỷ cơng pháp luật và đạo lý làm ngời bị xói mòn đang là mối băn khoăn day dứt ch… a khắc phục đợc. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho Thọ Xuân là phải tập trung tâm lực và trí tuệ, nghiên cứu phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình và nguyên nhân của nó. Từ đó đề ra những chủ trơng, xác định các giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy tình hình chuyển biến tiến bộ, đa công cuộc đổi mới giành đợc thắng lợi.

Công cuộc đổi mới ở nớc ta đang chuyển biến theo chiều hớng tích cực thì trên thế giới lại xảy ra những biến động lớn, với sự sụp đổ của các nớc xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và sự tan rã của Liên Xô gây tác động tiêu cực đến tình hình nớc ta. Thêm vào đó là chính sách cấm vận của Mỹ, các thế lực thù địch trong và ngoài nớc tăng cờng thực hiện âm mu “Diễn biến hoà bình” gây cho sự nghiệp đổi mới ở nớc ta gặp nhiều khó khăn cả về chính trị lẫn kinh tế. Trong khi đó công cuộc đổi mới sau 5 năm thực hiện (1986 - 1990), mặc dù

giành đựơc nhiều thắng lợi song vẫn cha tránh khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế – xã hội.

Trong bối cảnh đó Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khia mạc (từ 24-27/6/1991), nhằm tổng kết đánh giá việc thực hiện đờng lối đổi mới do đại hội VI đề ra (12/1986) và đa ra những chủ trơng, chính sách, nhiệm vụ, nhằm kế thừa phát huy những thành tựu, u điểm đã đạt đựơc cũng nh khắc phục những khó khăn hạn chế mắc phải trong bớc đầu đổi mới. Ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó, điều chỉnh, bổ sung, phát triển đờng lối đổi mới đề ra từ đại hội VI để tiếp tục đa sự nghiệp đổi mới tiến lên. Đại hội đã thông qua “ cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, chiến lợc “ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000”. Đại hội khẳng định: “Kiên trì đa đất nớc tiến lên chủ nghĩa xã hội , đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đa đất nớc ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, tiến trên con đờng "dân giàu nớc mạnh xã hội công bằng văn minh "".

Trên cơ sở các quan điểm lớn của đại hội toàn quốc lần thứ VII, từ khả năng và yêu cầu của đời sống xã hội đối với nhân dân trong huyện, Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra những mục tiêu tổng quát về kinh tế xã hội thời kỳ 1991 – 1995 là: “ ổn định tình hình, từng bớc cải thiện đời sống mọi mặt cho nhân dân, tạo ra khả năng mới cho bớc phát triển các năm tiếp theo. Trớc hết phải dồn mọi mặt cho phát triển kinh tế theo mô hình: Nông – lâm – công nghiệp, chế biến và dịch vụ trên cả 2 vùng kinh tế đồng bằng và trung du.”. Các mục tiêu cụ thể: “Tập trung phát triển kinh tế toàn diện, phấn đấu mức tăng giá trị sản phẩm xã hội sản xuất hàng năm 5,1% trong đó: Nông nghiệp tăng bình quân 4,9% [5,8]. Đẩy nhanh tốc độ tăng trởng kinh tế mũi nhọn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo tích luỹ từ nội bộ kinh tế, tăng khả năng cân đối ngân sách địa phơng, phấn đấu hạ tỉ lệ sinh đẻ hàng năm xuống 0,8% [5,9], tạo thêm việc làm cho ngời lao động. Mở rộng dân chủ, giũ vững kỷ cơng, thực hiện công bằng xã hội. Đảm bảo ổn định tình

hình chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội, củng cố an ninh quốc phòng góp phần giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Đến 1995 phải đạt đợc các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu: 8 vạn tấn lơng thực, 3.500 tấn thịt lợn hơi, 900 tấn lạc vỏ (để đạt giá trị hàng xuất khẩu 5 – 7 tỉ đồng), 7 vạn tấn mía nguyên liệu, 10 tỉ đồng sản phẩm ngành công nghiệp, thủ công nghiệp [5,9].

Tích cực thực hiện nghị quyết đại hội VII, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nghị quyết đại hội XXI của Đảng bộ huyện. Vợt lên những khó khăn Thọ Xuân cùng cả nớc đã thu đựơc những thắng lợi lớn qua 5 năm tiếp tục đờng lối đổi mới của Đảng.

Một phần của tài liệu Thọ xuân trong 15 năm đổi mới (1986 2000) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w