Máy in (Printer)

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp bảo trì máy vi tính (Trang 32 - 35)

1. Sơ lược về máy in

Cũng như các thiết bị khác, máy in cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Từ các máy in đen trắng với một vài kiểu chữ đơn giản đến máy in đã có nhiều bước tiến bộ đáng kể. tốc độ in tăng và công việc in cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Tất cả các máy in đều có cùng một tác vụ: tạo một mẫu các điểm lên giấy. Văn bản và hình ảnh đều được tạo nên từ các điểm. Các điểm càng nhỏ thì bản in càng đẹp. Đơn vị của độ phân giải trong máy in là dpi (dots per inch) - số chấm trên một inch

Đa số máy in thường được nối với cổng LPT, đây là một loại cổng song song (parallel port) có thể truyền được 8bit trong cùng một thời điểm so với 1bit của cổng nối tiếp (serial port). Các máy in đời mới còn được thiết kế sử dụng cổng USB (Universal Serial Bus – kênh tuần tự đa năng) và hiện nay có các phiên bản là 1.0, 1.1, 2.0. Ngoài việc nâng cao tốc độ, những thiết bị sử dụng cổng này có thể tháo lắp nóng mà không cần phải tắt máy.

2. Phân loại máy in

+ Máy in kim (Dot – Matrix Printer, còn gọi là máy in ma trận điểm): máy in kim sử dụng một ma trận các mũi kim gõ vào băng mực ép lên giấy. Các đầu kim được sắp xếp thành một lưới chữ nhật (gọi là một ma trận), các tổ hợp kim khác nhau tạo thành các kí tự và hình ảnh khác nhau. Loại này gây tiếng ồn lớn, chất lượng in không cao. Tuy nhiên vẫn xuất hiện trên thị trường và đã được cải tiến (sử dụng 24 kim thay cho 9 kim), có chế độ hình chữ nhật (LQ - Letter Quality) nhưng vẫn thua máy in laser. Tuy nhiên lại có ưu điểm là giá thành thấp và tiết kiệm mực trên mỗi trang in.

Hình 2.6.1.1. Máy in kim

+ Máy in phun mực (InkJet Printer): máy in phun gồm nhiều vòi phun mực rất nhỏ phun mực đã được lập công thức lên giấy. Một phương pháp sử dụng mực được sấy nóng (như các sản phẩm Bubblejet của Canon). Phương pháp thứ hai sử dụng các đầu in áp điện (như các máy in Stylus và Stylus colour của Epson).

Hình 2.6.1.2. Máy in phun mực

+ Máy in la-ze (Laser Printer): máy in laser hoạt động bằng cách tạo ra hình ảnh tĩnh điện của toàn bộ một trang trên trống nhạy quang bằng một chùm tia laser. Một loại bột màu cực mịn (toner) sẽ chỉ bám dính trên những vùng đã được chiếu sáng tương ứng với chữ hay hình ảnh trên trang. Khi trống quay nó ép vào một tờ giấy và mực toner được chuyển sang giấy tạo nên hình ảnh. Kỹ thuật này tương tự như kỹ thuật được sử

dụng trong máy photocopy, mặc dù có sự khác nhau về các chi tiết của quá trình chuyển hình ảnh và nhiệt độ bên trong của các máy.

Một kỹ thuật tương tự là máy in LED. Các máy in này thay thế chùm laser bằng một dãy các đi-ốt phát quang (LED) để tạo hình ảnh, tuy nhiên nguyên tắc hoạt động cũng giống với kỹ thuật trên.

Hình 2.6.1.3. Máy in laser

+ Máy in màu (Color Printer): thực tế các ảnh màu trên các trang máy in được tạo từ 4 màu cơ bản: xanh lục (cyan), đỏ tươi (magenta), vàng (yellow), và đen (black). Máy in sẽ trộn các màu riêng biệt thành ảnh màu. Về cơ bản các máy in màu được chế tạo từ các kỹ thuật được dùng trong máy in đen trắng. Máy in phun màu sử dụng 3 hay 4 đầu in, mỗi đầu kèm 1 hộp màu riêng biệt.

Đây là loại phổ biến nhất hiện nay trong các loại máy in màu. Còn máy in kim màu sử dụng 3 hoặc 4 ru-băng mực màu. Gần đây đã xuất hiện các máy in laser mầu nhưng giá cả còn đắt nên chưa thông dụng.

Hình 2.6.1.3. Máy in phun mực màu

Nói chung, máy in laser cung cấp chất lượng bản in tốt nhất, tiếp theo là máy in phun và cuối cùng là máy in kim. Máy in kim ngày càng ít được sử dụng do khó in liên tục với các khổ giấy khác nhau. Máy in phun rất phù hợp cho các văn phòng nhỏ do chất lượng của bản in khá cao, khả năng in màu tốt, dễ tích hợp trong các thiết bị đa năng máy quét, máy in, máy fax. Máy in laser là lựa chọn tốt nhất để in văn bản do có khả năng in nhanh, chất lượng bản in tốt và giá thành của mỗi trang thấp.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp bảo trì máy vi tính (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w