Ảnh hởng của Phật giáo, Nho giáo đối với kiến trúc Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đại thi hào nguyễn du (nghi xuân hà tĩnh) (Trang 63 - 66)

4. ảnh hởng của Phật giáo, Nho giáo đối với kiến trúc, điêu khắc Nhật Bản.

4.1. ảnh hởng của Phật giáo, Nho giáo đối với kiến trúc Nhật Bản.

Có thể nói, việc du nhập Phật giáo và Nho giáo, nhất là Phật giáo đã đem đến một cuộc cách mạng trong kiến trúc ở Nhật Bản. Cùng với sự phát triển của Phật giáo, hàng loạt các công trình kiến trúc thờ Phật mọc lên khắp nơi và dấu tích của nó còn vô kể cho đến ngày nay. Ngợc lại, ảnh hởng của t tởng Nho giáo đến kiến trúc cũng nh điêu khắc và hội hoạ là rất ít và hầu nh không đáng kể. Điều này có lẽ bắt nguồn từ việc Nho giáo chủ yếu tập trung đề cập đến các vấn đề chính trị – xã hội và đạo đức mà ít chú ý đến khía cạnh nghệ thuật.

Trong thời kỳ Asuka (552 - 645), Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh ở Nhật Bản và việc xây chùa, đúc tợng diễn ra khá rầm rộ. Phần lớn các công trình này đều chịu ảnh hởng của phong cách kiến trúc Phật giáo Trung Quốc và Triều Tiên. Nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là toà Kim Đờng của chùa Horyuji (Pháp Long tự), đợc xây dựng năm 607 bởi nữ hoàng Suiko. Kim Đờng đợc xem là sản phẩm của một thời thị hiếu tinh tế và một kỹ thuật kiến trúc có phong cách mới

lạ và tự do. Dáng vẻ cân đối của nó khiến ngời ta phải trầm trồ "có lẽ đây là một công trình bằng gỗ cổ nhất thế giới và là một trong những công trình đẹp nhất" [22,165].

ở giai đoạn đầu của thời đại Nara – nghĩa là nửa sau thế kỷ VII còn gọi là thời kỳ Hakuho (645 - 724). Đây đợc coi là thời kỳ quá độ mà nghệ thuật Nhật Bản tiến đợc những bớc dài rất nhanh và chịu ảnh hởng mạnh mẽ của t tởng thời Đờng. Kiến trúc tiêu biểu còn lại của thời kỳ này là ngọn Đông tháp của chùa Yakushi (Dợc vơng tự). Đây là một ngọn tháp 3 tầng dựng trên một nền đá, song mỗi tầng lại có thêm môt mái phụ nên nhìn từ bên ngoài có cảm tởng đó là tháp 6 tầng. ở mỗi tầng đợc bó bằng hàng hiên con tiện. Việc thêm mái phụ và hàng hiên con tiện làm cho toà tháp không bị đơn điệu và trở nên rất mực duyên dáng, độc đáo.

Thời kỳ Tempyo (725 - 794) đợc xem là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thời Tempyo là chùa Todaiji (Đông đại tự). Đây là một trong những quần thể kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều toà nhà, trong đó lớn nhất là Đại Phật đờng.

Sang thời kỳ Heian, cùng với sự phục hng của đạo Phật, kiến trúc Phật giáo cũng có những thay đổi trong phong cách và còn ảnh hởng đến cả kiến trúc của các đền Thần đạo. Các chùa thời kỳ này đợc xây dựng trên các quả đồi cách biệt với các rừng cây bao quanh, tạo nên không gian u tịch, thần bí cho các nhà tu hành. Do đặc trng của địa hình nơi xây dựng nên việc duy trì thế đăng đối đặc trng của thời kỳ Nara cũng không còn. Đặc biệt trang trí nội thất cũng tiến tới chỗ cầu kỳ hơn thời Nara. Công trình đặc sắc của phong cách mới trong kiến trúc Nhật Bản bấy giờ là chùa Murốtdi dựng năm 824 ở Nara. Công trình đại sảnh trong quần thể chùa Murốtdi hoà hợp với thiên nhiên xung quanh nhờ bố cục đơn giản và độc đáo. Năm 951, tháp Đaigốtđi đợc xây dựng cao 36m với 5 mái đua ra xa, đựơc coi là một công trình độc đáo nhất trong kiến trúc cùng loại.

Nhìn chung, các tháp đợc xây dựng cho ngời ngắm cảm giác thanh thản khác với các tháp hùng vĩ, bề thế thời Nara.

Sang thời kỳ nhiếp chính của dòng họ Fujiwara thì thiên tài sáng tạo của các nhà kiến trúc Nhật Bản lần đầu tiên đựoc bộc lộ đầy đủ trong việc xây dựng chùa chiền và dinh thự của giới quý tộc. Thời kỳ này, có hàng loạt công trình rất nổi tiếng nh chùa Hojô, nhà Hôodô (Phợng hoàng đờng), tháp 5 tầng ở chùa Daigo, đền chính ở tự viện Hôkai Ph… ợng hoàng đờng đợc đánh giá rất cao vì vẻ cân đối hoàn hảo của nó. Các công trình này thờng có cấu trúc đơn giản ở phía ngoài nhng nội thất trang trí hết sức lộng lẫy. Trong đền thờ thờng có án thờ, trên đặt các tợng Phật rực rỡ. ở các cột phần lớn có hình đức Phật và hoa dây.

Bớc sang thời kỳ Kamakura (1185 – 1333) cùng với việc nối lại giao tiếp của Trung Hoa và Nhật Bản, nền kiến trúc đã có những bớc phát triển mới. Thời Kamakura có nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, trong đó phong cách Trung Hoa ( Karayo) và sự lai tạp các phong cách khác nhau chiếm vị thế chủ đạo trong các công trình xây dựng. Kiến trúc thời Kamakura đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ khắt khe của giới quân sự, thể hiện tính chất đơn giản, gọn gàng và trang trí nội thất khiêm tốn. Trong các tự viện, phổ biến phong cách Karayo. Theo phong cách này các chùa dợc xây dựng trên một khuôn viên hình chữ nhật quay về h- ớng Nam, các toà nhà chính nằm trên một đờng thẳng chạy từ Nam lên Bắc ở chính giữa khuôn viên. ở đầu cực Nam có một cổng gọi là Tổng môn – cổng cho quảng đại quần chúng đi qua. Qua cầu đến một cổng lầu 2 tầng, sau đó là Phật điện, thuyết pháp đờng và cuối cùng là khu nhà Tăng. Phong cách Korayo còn đợc phát triển trong thời kỳ Mạc phủ Muromachi sau này. Các tự viện Thiền thời kỳ này đợc xây cất đơn giản và không trang trí lỗng lẫy nh trớc đó, nhng vẻ giản dị của nó cũng đợc dựa trên những nguyên tắc thẩm mĩ của Thiền chứ không phải dựa trên sự tằn tiện đơn thuần.

Thời Muromachi (1335 – 1569), kiến trúc Nhật Bản vẫn tiếp tục tuân theo các phong cách có từ thời Kamakura, song có bớc tiến mới trong cấu trúc

các sảnh thất của các tự viện Thiền tông. Trong số những di tích hiếm hoi còn lại của thời kỳ này có Kinkaku, còn gọi là Lầu Vàng. Đó là một công trình quan trọng đợc xếp hàng ngang với tự viện Horyuji và cung Phợng hoàng. Đứng cheo leo trên một chiếc hồ trong một khu vờn, nó đặc trng cho nền văn hoá Muromachi và là "sản phẩm của một nền mỹ học chín chắn" [23,142]. Xét về mặt mỹ thuật thì vẻ đẹp của Lầu Vàng chính là ở "sự hài hoà và tinh tế của một tỉ lệ chuẩn xác tới mức mà chính cái vừa đúng đó không để lại một ấn tợng nào trong những ngời quan sát vô tâm" [23,143].

Sang thời đại Momoyama( 1574 – 1614), kiến trúc Nhật Bản có sự thay đổi lớn lao. Từ trớc đến lúc đó, kiến trúc Nhật Bản hầu hết mang tính tôn giáo, song ở thời kỳ này những dinh thất thể tục nổi lên vô số và còn lộng lẫy hơn cả đền chùa. Những tiêu chuẩn mới đang có khuynh hớng thay thế cho những quy tắc đạo đức Thiền tông, màu sắc trở lại với nghệ thuật và xu hớng phô bày hình thức xuất hiện.

Trong thời kỳ Edo, kiểu kiến trúc Momoyama tiếp tục đợc duy trì với nét đặc trng là nghiêng về sự trau chuốt và chú ý đến các chi tiết kĩ thuật, quá a rực rỡ về màu sắc và những chạm khắc thờng không có tính mĩ thuật cao. Nhìn chung, từ thế kỷ XVI trở đi, ảnh hởng của Phật giáo đến kiến trúc bị suy giảm mà nguyên nhân của nó chính là sự suy yếu của đạo Phật. Thay thế cho các kiến trúc Phật giáo là những công trình thế tục mà nổi bật là các pháo đài quân sự và lăng tẩm các Shogun. Trong thời Edo, t tởng Nho giáo (Tống Nho) đang trở nên thịnh hành. Quan niệm của Tống Nho về một xã hội theo trật tự đẳng cấp cũng tác động đến kiến trúc khi hệ thống Kivari ra đời. Hệ thống này "xác định vi phạm thiết kế mẫu nhà tuỳ theo vị trí xã hội của chủ nhà" [17,206] và tất cả các tầng lớp xã hội phải tuân thủ theo hệ thống này. Đến cuối thời Edo, do sự phát triển của kinh tế thành thị và sức mạnh của thị dân, những gò bó hạn chế này dần bị xói mòn và mất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đại thi hào nguyễn du (nghi xuân hà tĩnh) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w