Quy trình của sản phẩm cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng Việt Nam thịnh vượng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sản phẩm cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 25 - 26)

vượng

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thu thập thông tin khách hàng

Khi khách hàng đến yêu cầu được vay thì nhân viên ngân hàng tiến hành tư vấn về sản phẩm vay và hướng dẫn lập hồ sơ cho vay, tìm hiểu các thông tin về khách hàng làm cơ sở thẩm định phân tích có nên cho vay hay không.

Thu thạp thông tin khách hàng qua:

- Đơn đề nghị vay vốn, mục đích vay vốn - Giấy tờ cá nhân

- Phương án kinh doanh

- Giấy tờ liên quan đến các tài sản thế chấp, cầm cố như: giấy chứng nhận sở hữu đối với các tài sản cố định, giấy tờ bất động sản, động sản,…

- Các giấy tờ liên quan khác.

Bước 2: Phân tích và lập báo cáo thẩm định ( tờ trình thẩm định)

- Dựa vào hồ sơ vay vốn bộ phận tín dụng sẽ đánh giá năng lực của khách hàng, đánh giá tính chân thực của các thông tin mà khách hàng đã cung cấp, nhận xét thái độ và thiện chí của khách hàng

- Phân tích các phương án kinh doanh cũng như kế hoạch trả nợ của khách hàng. + kiểm tra tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh

+ kiểm tra tính trung thực của các số liệu báo cáo kế toán do khách hàng cũng cấp

- Đánh giá khả năng tài chính, phân tích các tình huống, rủi ro có thể xảy ra nếu cho khách hàng vay, dự phòng khắc phục các rủi ro đó.

- Đánh giá, xem xét tính hợp pháp của các tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng để đảm bảo thu được nợ nhiều nhất.

Bước 3: Ký hợp đồng đảm bảo tiền vay và đăng ký giao dịch đảm bảo

Khi ngân hàng quyết định cho vay thì ngân hàng sẽ ký với khách hàng hợp đồng đảm bảo tiền vay và đăng ký giao dịch đảm bảo để đảm bảo tài sản thế chấp là hợp pháp, việc vay vốn có thế chập bằng tài sản được cơ quan nhà nước làm chứng, tránh rủi ro thay đổi chủ sở hữu đối với các tài sản đảm bảo trong thời gian vay vốn. Hai bản hợp đồng này được lưu vào hồ sơ vay vốn.

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ

Sau khi hoàn tất các thủ tục về tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ ký với khách hàng hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ (để xác định thời gian trả nợ cho từng lần nợ), thời hạn mỗi khế ước có thể xác định dựa vào chu kỳ kinh doanh của khách hàng.

Bước 5: Giải ngân

Sau khi hợp đồng được ký kết, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo số tiền đã được cam kết trong hợp đồng. Giải ngân một lần đối với vay vốn lưu động và giải ngân nhiều lần đối với cho vay đầu tư tài sản cố định

Bước 6: Kiểm tra sau vay và nhắc nợ

Tiến hành kiểm tra sau vay và nhắc nợ định kỳ 2 tháng một lần đối với các món vay từ 500 triệu đến 1 tỷ nhưng nếu có quá hạn thì kiểm tra 1 tháng một lần, nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích kinh doanh, phát hiện dấu hiệu bất thường nếu có và có biện pháp thu hồi vốn kịp thời, giảm thiểu rủi ro.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng vay

Khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ làm thủ tục hoàn trả lại tài sản đảm bảo tiền vay cho khách hàng và kết thúc hợp đồng tín dụng.

Nếu khách hàng không trả đủ số nợ thì ngân hàng tiến hành chuyển số nợ đó sang nợ quá hạn và tiến hành xử lý nợ quá hạn sau đó thanh lý hợp đồng vay để kết thúc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.

Các biện pháp xử lý nợ quá hạn:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo nếu xét thấy khoản vay có biểu hiện bất ổn hay giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị khoản vay.

- Bán hoặc chuyển nhượng, cho thuê tài sản đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sản phẩm cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w