II. Sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về kinh tế thị trường vào Việt Nam để xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
3. Điều kiện và giải pháp để phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Để thực hiện thành công phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN chúng ta cần có các điều kiện và giải pháp sau:
Một là, đa dạng hoá các loại hình sở hữu: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường. Vì vậy ta phải đa dạng hoá các loại hình sở hữu. Đối với sở hữu Nhà nước ta phải tiến hành cổ phần hoá, thực chất của cổ phần hoá là nhằm giải quyết vấn đề sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối kết quả của cổ phần hoá sẽ hình thành nên các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vốn 100% của Nhà nước hoặc có doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phiếu khống chế (51%), có doanh nghiệp Nhà nước chỉ là cổ đông,... Như vậy, chúng ta đã củng cố và phát triển khu vực kinh tế Nhà nước, ngoài ra chúng ta còn phải đổi mới công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý để khu vực kinh tế Nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo, thực hiện đa dạng hoá các hình thức của kinh tế hợp tác, phát triển kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, phát triển kinh tế tư bản tư nhân, phát triển kinh tế tư bản Nhà nước. Như vậy sẽ hình thành ra sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu hỗn hợp và sở hữu cá thể phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển.
Phân công lao động xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hoá, đến lượt nó kinh tế hàng hoá phát triển lại gián tiếp thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển. Muốn thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển thì phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá để một mặt trang bị kỹ thuật và công nghệ mới thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thị trường là phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hoá, có sản xuất hàng hoá là phải có thị trường. Do nước ta đi từ 1 nền sản xuất nhỏ, ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên thị trường ở nước ta còn kém phát triển và chưa đồng bộ. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải phát triển đồng bộ các loại thị trường như: thị trường sức lao động, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường vốn - tiền tệ - tài chính - chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ,... không những phát triển thị trường trong nước mà còn cả với thị trường nước ngoài, và các loại thị trường trên phải cân đối với nhau.
Bốn là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường về pháp lý.
Đối với nước ta do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ. Vì vậy chúng ta phải xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, có như vậy mới tạo ra hành lang pháp lý. Hệ thống pháp luật của nước ta phải phù hợp với phong tục và tập quán của pháp luật quốc tế.
Năm là, phát triển kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại. Đối với nước ta do đi từ sản xuất nhỏ lại bị chiến tranh kéo dài cho nên kết cấu hạ tầng thấp kém. Vì vậy chúng ta phải phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại mà trước hết là về giao thông vận tải, về thông tin liên lạc, năng lượng và nhân lực,...
Sáu là, đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính quốc gia. Xây dựng cơ chế và chính sách kinh tế trên cơ sở đổi mới về kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị cho phù hợp cho nên chúng ta phải đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước. Bởi vì bản chất của Nhà nước sẽ định hướng nền kinh tế hàng hoá theo CNXH ở nước ta, nhưng phải bảo đảm giữ vững và tăng cường bản chất Nhà nước XHCN ở nước ta: Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của phát triển thị trường theo định hướng XHCN.
Đổi mới công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là thông qua chính sách phân phối thu nhập để đạt được sự tiến bộ và công bằng xã hội, chuyển dịch cơ chế nhanh sang cơ chế thị trường và đổi mới chính sách kinh tế cho thích hợp.
C. Kết luận
Như vậy, trong đề án này em đã trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng của nó vào phát triển kinh tế theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Qua đó chúng ta thấy rằng kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà nó là một phương tiện để chúng ta đạt tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội nhanh hơn. Thật ra, kinh tế thị trường nó là thể chế vận hành, nó có thể thực hiện dưới chủ nghĩa tư bản cũng như dưới chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, mà kinh tế hàng hoá đã từng tồn tại trước CNTB, những điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá, và cả trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá là do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra. Còn bản chất của CNTB là bóc lột lao động làm thuê và bần cùng họ. Kinh tế hàng hoá không phải là do CNTB tạo ra mà là thành tựu văn minh chung mà loai người đã đạt được trong quá trình phát triển sản xuất của mình. Hơn nữa, thực tiễn lịch sử thế giới đã thấy, ở các nước có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, nền kinh tế thị trường cũng có những mô hình cụ thể khác nhau, tức là không có mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi nước và theo C.Mác sản xuất và trao đổi hàng hoá là “1 nét chung cho những hình thái kinh tế - xã hội hết sức khác nhau” (1), tức là kinh tế hàng hoá tồn trại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội, chứ không phải riêng của CNTB. Vì vậy không thể cho là xây dựng kinh tế thị trường là đồng nghĩa với việc phát triển CNTB.
Như vậy từ sự hiểu biết đúng đắn về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường để vận dụng vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam chúng ta càng thấy rõ sự đúng đắn đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Việc Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là 1 chủ trương hoàn toàn đúng đắn, một sự lựa chọn có căn cứ khoa học phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước ta. Mặt khác chúng ta cũng biết rằng kinh tế thị trường cũng có những mặt hạn chế của nó nên cần có sự quản lý của Nhà nước và kinh tế thị trường cũng không phải là mục tiêu của chúng ta mà nó là phương tiện để chúng ta tiến lên CNXH.
(1)
Bản thân em - là 1 sinh viên kinh tế - qua việc làm đề án này đã giúp em hiểu biết sâu hơn về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và điều đó cũng thôi thúc em phải luôn học hỏi, tìm tòi, rèn đức luyện tài để có đủ kiến thức sau này ra trường có thể trở thành 1 nhà kinh tế có đủ trình độ để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp hơn, văn minh hơn,...
Các sách tham khảo