Thực trạng kinh tế Việt Nam để chúng ta phải chuyển sang phát triển kinh tế thị trường là tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng của nó ở Việt Nam để xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ppt (Trang 27 - 32)

II. Sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về kinh tế thị trường vào Việt Nam để xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

1. Thực trạng kinh tế Việt Nam để chúng ta phải chuyển sang phát triển kinh tế thị trường là tất yếu khách quan.

trường là tất yếu khách quan.

Sau kháng chiến thắng lợi, dựa vào kinh nghiệm của các nước XHCN, đất nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kế hoạch hoá tập trung dựa trên hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Với sự nỗ lực của nhân dân ta lại có thêm sự giúp đỡ tận tình của các nước XHCN khác, mô hình kế hoạch hoá đã phát huy được những tính ưu việt của nó. Từ 1 nền

(1)

C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 19, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, Tr33

kinh tế lạc hậu và phân tán bằng công cụ kế hoạch Nhà nước đã tập trung vào tay mình một lực lượng vật chất quan trọng về đất đai, tài sản và tiền bạc để ổn định và phát triển kinh tế.

Nền kinh tế kế hoạch hoá trong thời kỳ đầu thực hiện ở nước ta tỏ ra phù hợp, nó tạo ra những bước chuyển biến quan trọng về mặt kinh tế - xã hội. Đồng thời nó cũng thích hợp với nền kinh tế thời chiến và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Nó đã cho phép Đảng và Nhà nước ta huy động ở mức cao nhất sức người và sức của cho tiền tuyến.

Nhưng sau ngày giải phóng miền Nam bức tranh mới về hiện trạng kinh tế - xã hội đa thay đổi. Trong một nền kinh tế cùng tồn tại cả 3 loại hình kinh tế tự túc, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hoá.

Đó là một thực tế khách quan tồn tại sau năm 1975 ở nước ta, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục chủ trương xây dựng nền kinh tế chỉ huy như ở miền Bắc trước đây. Các quan hệ kinh tế đã thay đổi rất nhiều, việc áp dụng cơ chế quản lý kinh tế cũ vao điều kiện nền kinh tế đã thay đổi nên đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực. Do chủ quan cứng nhắc không cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lý kinh tế mà chúng ta đã không quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên sản xuất của đất nước, trái lại đã dẫn tới việc sử dụng lãng phí một cách nghiêm trọng các nguồn tài nguyên đó. Tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại, môi trường bị ô nhiễm, sản xuất kém hiệu quả, Nhà nước thực hiện bao cấp tràn lan. Những sự việc đó đã gây nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn, sản phẩm trở nên khan hiếm, ngân sách bị thâm hụt nặng nề, thu nhập từ nền kinh tế không đủ tiêu dùng, tích luỹ hàng năm hầu như không có vốn đầu tư chủ yếu dựa vào vay và viện trợ của nước ngoài. Đến cuối những năm 80, giá cả leo thang, khủng hoảng kinh tế đi kèm với lạm phát cao làm cho đời sống nhân dân bị giảm sút, thậm chí một số địa phương nạn đói đang rình rập. Nguyên nhân sâu xa về sự suy thoái nền kinh tế ở nước ta là do ta đã dập khuôn một mô hình kinh tế chưa thích hợp và kém hiệu quả. Những sai lầm cơ bản là:

- Ta đã thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất trên một quy mô lớn trong điều kiện chưa cho phép. Điều này đã dẫn đến một bộ phận tài sản vô chủ đã không sử dụng có hiệu quả nguồn lực rất khan hiếm của đất nước trong khi dân số ngày càng một gia tăng.

- Thực hiện phân phối theo lao động cũng trong điều kiện chưa cho phép. Khi tổng sản phẩm quốc dân thấp đã dùng hình thức vừa phân phối bình quân vừa phân phối lại một cách gián tiếp đã làm mất động lực của sự phát triển.

- Việc quản lý kinh tế của Nhà nước lại sử dụng các công cụ hành chính, mệnh lệnh theo kiểu thời chiến đã không phù hợp với yêu cầu tự do lựa chọn của người sản xuất và người tiêu dùng nên đã không kích thích được sự sáng tạo của hàng triệu người lao động.

Trước sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, viện trợ của nước ngoài lại giảm sút đã đặt nền kinh tế nước ta tới sự bức bách phải đổi mới.

Tại Đại hội VI của Đảng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN: “Quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển hoá nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá,... việc sử dụng đầy đủ quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan,... việc sử dụng quan hệ hàng hoá tiền tệ đòi hỏi sản xuất phải gắn với thị trường” (1)

Thế nhưng điều đáng lưu ý là tại Đại hội VI, mặc dù đã sử dụng thuật ngữ “thị trường” song trong các văn kiện, Đảng ta vẫn chưa sử dụng khái niệm “kinh tế thị trường” và “cơ chế thị trường” như hiện nay chúng ta đang sử dụng mà phải đến Hội nghị TW 6 (khoá VI, 3/1989) và đến Đại hội VII (6/1991), trên cơ sở nhận thức sâu hơn về tình hình đất nước, Đảng ta mới có điều kiện nói rõ và nhấn mạnh: “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất của xã hội” (1)

Đến Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII, 1/1994) đã tiếp tục phát triển, cụ thể hoá các quan điểm, tư tưởng của Đảng về phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những giải pháp thiết thực mà Hội nghị chỉ ra đã đẩy nhanh việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động, các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh và có hiệu quả,

(1)

Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ VI - NXB Sự thật, Hà Nội 1987

(1)

Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII - NXB Sự thật, Hà Nội - 1991, Tr55

góp phần xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Đến Đại hội lần thứ VIII (6/1996) trên cơ sở kế thừa những đường lối, chủ trương đúng đắn về việc sử dụng kinh tế thị trường do các Đại hội trước đề ra, Đảng ta đã xác định rõ hơn vai trò của kinh tế thị trường: “Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN” (2)

Như vậy, phải trải qua một quá trình đổi mới nhất định, những quan điểm về vai trò của cơ chế thị trường mới có cơ sở thực tiễn để được khẳng định. Kinh tế thị trường không đồng nhất với kinh tế tư bản chủ nghĩa, không phải là thành quả riêng của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường đã từng xuất hiện khá sớm trước khi có chủ nghĩa tư bản và là thành quả văn minh chung của loài người. Việc chuyển đất nước ta sang vận hành theo cơ chế thị trường không đơn thuần chỉ là quá trình cấu trúc lại nền sản xuất xã hội với sự đổi mới cơ cấu sở hữu tư liệu sản xuất, cơ cấu sử dụng nhân lực, lao động,... mà còn là sự đổi mới nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội như cơ chế quản lý kinh tế xã hội, hệ thống giáo dục và đào tạo cán bộ, các thiết chế và chính sách xã hội,...

Đây là bước tiến hết sức quan trọng trong việc đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta. Quan điểm này xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta, từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta, trên cơ sở vận dụng mô hình của Lênin về một chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế hàng hoá.

Xem xét dưới góc độ khoa học chúng ta thấy rằng việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường là đúng đắn.

Nó phù hợp với thực tế của nước ta, phù hợp với các quy luật kinh tế và với xu thế của thời đại. Bởi vì:

Thứ nhất, nếu chúng ta không thay đổi cơ chế kinh tế mà vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì không thể nào có đủ sản phẩm để tiêu dùng chứ chưa muốn nói đến tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất. Thực tế những năm cuối của thập kỷ tám mươi đã chỉ rõ việc thực hiện cơ chế cũ cho dù chúng ta đã liên tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế cũ, nhưng hiệu quả của

(2)

Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII-NXB Chính trị quốc gia, HN 1996, Tr26

nền kinh tế xã hội đạt mức rất thấp, sản xuất không đáp ứng nổi tiêu dùng của xã hội, tích luỹ hầu như không có, đôi khi còn ăn lạm cả vào vốn vay của nước ngoài.

Thứ hai, do đặc trưng của nền kinh tế tập trung là rất cứng nhắc do nó chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn ngắn và chỉ có tác dụng phát triển nền kinh tế theo chiều rộng, nền kinh tế chỉ huy ở nước ta tồn tại quá dài do đó nó không những không còn tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển mà nó còn sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Thứ ba, xét về sự tồn tại thực tế ở nước ta những nhân tố của kinh tế thị trường vẫn còn. Vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng nhiều ý kiến cho là thị trường ở nước ta là thị trường mới hình thành còn non yếu và còn là thị trường sơ khai. Thực tế kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển đạt được những mức phát triển khác nhau ở hầu hết các đô thị và các vùng đồng bằng ven biển. Nhưng thị trường ở nước ta phát triển chưa đồng bộ, còn thiếu hẳn thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường lao động, thị trường vốn, và thị trường đất đai và về cơ bản vẫn là thị trường tự do, mức độ can thiệp của Nhà nước còn rất thấp.

Thứ tư, xét về mối quan hệ kinh tế đối ngoại ta thấy nền kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thị trường thế giới, nước ta còn tồn tại kinh tế đối ngoại, còn tham gia vào sự phân công hiệp tác quốc tế. Mặt khác nếu nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thị trường thế giới, giao lưu về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ làm cho sự vận động của nền kinh tế nước ta gần gũi hơn với nền kinh tế thị trường thế giới, tương quan giá cả các loại hàng hoá trong nước sẽ tương quan gần gũi hơn với tương quan giá cả hàng hoá quốc tế.

Thứ năm, xu hướng chung phát triển kinh tế của thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời phát triển và hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia đã thay đổi hẳn về chất không còn là dân số đông, vũ khí nhiều, quân đội mạnh mà là tiềm lực kinh tế. Mục đích của các chính sách của các quốc gia là tạo ra được nhiều của cải vật chất trong quốc gia của mình là tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện, thất nghiệp thấp. Tiềm lực kinh tế đã trở thành thước đo chủ yếu, vai trò và sức mạnh của mỗi dân tộc, là công cụ chủ yếu để bảo vệ uy tín và duy trì sức mạnh của các Đảng cầm quyền.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng của nó ở Việt Nam để xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ppt (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)