3.2.1. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau: Phân trăm (%) sv đạt mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
TN 15% 10% 25% 45% 5%
3.2.2. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm
- Trước thực nghiêm:
Đa số sv lóp TN và ĐC chưa có năng lực giải quyết BTTH. Xét từng năng lực cụ thế, đa số sinh viên lóp TN và ĐC chưa biết phân tích dữ kiện của BTTH, chỉ biết chép nguyên dữ kiện trong BTTH mà chưa xác định được dữ kiện nào là chủ yếu hoặc phân tích thiếu dữ kiện của BTTH.
Đa số sv lóp TN và ĐC đều chưa định hướng được những khía cạnh của mục tiêu một cách cụ thế mà chỉ đưa ra sự định hướng một cách chung chung. Tôi thấy đa số sv cả 2 lớp TN và ĐC đều chưa biết xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng và thái độ) hoặc có nhưng nội dung trong từng yếu tố chưa được chính xác, cụ thể.
- Sau thực nghiệm:
Sau khi tiến hành thực nghiệm tôi thấy hầu hết sv lớp TN nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng kiến thức trong học phần để rèn luyện năng lực dạy học. sv đã biết cách xác định mục tiêu bài học (về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần hình thành cho HS) và biết cách xác định chính xác các từ để diễn tả mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Hầu hết sv rút ra được những bài học kinh nghiệm sau khi giải quyết BTTH, BTTH có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Sau đó, tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của GV và sv. Việc thu thập ý kiến được thực hiện qua trao đổi trực tiếp với GV và sv, qua phiếu trưng cầu với sv lớp TN và với GV.
- về vai trò, tác dụng của việc sử dụng BTTH
Bằng việc sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của sv sau TN, tôi thấy hầu hết sv cảm thấy “rất thích” và “thích”học theo cách thức này (có tới 85% “rất thích”
và 15% sv “không thích”. Phương án thực nghiệm được GV - sv đánh giá là rèn luyện năng lực dạy học cho sv, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng kĩ xảo, mở rộng tri thức đã học. Trong quá trình giải quyết BTTH, sv có dịp trao đối, tranh luận về nội dung kiến thức cơ bản, được làm quen với thực tiễn dạy học ở trường THPT. Cũng qua BTTH, sv được làm quen với thực tiễn, được đóng vai như một cô giáo, thầy giáo để giải quyết các tình huống thực tiễn của nghề nghiệp trên cơ sở gắn lý thuyết với thực hành, học đi đôi với hành.
-Ve khó khăn khi sử dụng BTTH
GV đưa ra một số khó khăn nhất định trong quá trình giải quyết BTTH như thời gian dành cho giải quyết BTTH còn ít. GV mất nhiều thời gian công sức để thực hiện qui trình.
sv nêu ra một số khó khăn nhất định trong quá trình giải quyết BTTH, chủ yếu là kĩ năng sàng lọc liên tưởng và hình thành cách giải quyết chưa tốt, vì thế chưa giải quyết các BTTH có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
1. Sau khi tiến hành thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau:
+ Trước thực nghiệm, kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập của sv và năng lực giải quyết BTTH của 2 nhóm TN và ĐC là tương đương nhau. Nhìn chung, sv chưa nắm được kĩ năng giải quyết BTTH.
+ Sau thực nghiệm, cho thấy kết quả của nhóm TN cao hon nhóm ĐC. Điều đó chứng tỏ việc xây dựng BTTH theo quy trình hợp lý đã rèn năng lực dạy học cho sv.
+ Các kết quả trên chứng tỏ hệ thống BTTH bước đầu ứng dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học, đáp ứng mục tiêu dạy học
+ Việc sử dụng hệ thống BTTH hợp lý, khoa học, có hiệu quả không chỉ có tác dụng rèn luyện năng lực dạy học cho sv mà còn có tác dụng nâng cao hứng thú học tập, phát triển tư duy sư phạm, năng lực tự học của sv.
+ Qua thực nghiệm cũng thấy một số khó khăn như thiếu thời gian, chưa nắm được cách giải quyết BTTH...Tuy nhiên, những khó khăn này có thể khắc phục bằng tinh thần trách nhiệm cao, lòng nhiệt tình, tính tích cực của GV và sv. Như vậy, mục đích thực nghiệm đã đạt được, giả thuyết khoa học bước đầu đã được kiếm nghiệm và chứng minh.