Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng (As, Hg, Pb) trong mẫu cá rô phi sống tạ

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tích lỹ kim loại nặng ở sinh vật đáy ở khư vực hồ yên sở (Trang 43 - 48)

III. Một số hình ảnh và thiết bị phân tích

3.5. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng (As, Hg, Pb) trong mẫu cá rô phi sống tạ

phi sống tại hồ Yên Sở

Bảng 8: kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong mẫu cá rô phi tại hồ Yên Sở

(75) As (202) Hg (208) Pb Mẫu Conc. [ mg/Kg ] Conc. [ mg/Kg ] Conc. [ mg/Kg ] CR1 1.70 2.70 0.23 CR2 1.36 2.56 0.63 CR3 2.70 3.42 0.24 CR4 3.47 3.21 4.55

Theo quy định 46 / 2007 / QĐ – BYT về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm của bộ y tế trong thực phẩm, hàm lượng giới hạn của một số kim loại nặng cho phép được trích như sau:

Bảng 9: Giới hạn tối đa kim loại trong thực phẩm theo quy định 46/2007/QĐ - BYT

STT Tên kim loại Loại thực phẩm Giới hạn (mg / kg)

1 As Cá 2,0

2 Pb Cá (trừ các loài cá dưới đây) 0,2

Cá ngừ, cá vền, cá trồng châu Âu, cá đối, cá thu, cá mòi, cá bơn

0,4

3 Hg Tất cả các loài cá (trừ cá ăn

thịt)

0,5 Cá ăn thịt ( cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá lớn răng nhọn,...)

1,0

Đối chiếu kết quả trên với quy định 46/2007/QĐ – BYT, tôi nhận thấy các kim loại (As, Pb, Hg) có trong mẫu cá rô phi tại hồ Yên Sở đều cao hơn so với quy

định 46/2007 của bộ y tế, như As cao gấp 1,35 – 1,75 lần, Hg cao gấp 5 – 6,8 lần và đặc biệt là hàm lượng chì có trong cá rô phi sống tại hồ Yên Sở cao gấp 1,15 - 22 lần.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết Luận:

Bằng việc lựa chọn phương pháp ICP - MS nghiên cứu xác định hàm lượng các kim loại nặng trong cá rô phi ở khu vực hồ Yên Sở, tôi đã đạt được một số kết quả sau:

1. Xây dựng đường chuẩn của các kim loại: As, Hg, Pb,bằng phương pháp ICP – MS.

2. Xác định được giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp

3. Đánh giá được sai số và độ lặp lại của phương pháp ICP – MS 4. Chọn được quy trình hợp lý để xử lý mẫu

5. Xác định được hàm lượng As, Hg, Pb,Trong mẫu nước mặt và cá rô phi ở khu vực hồ Yên Sở

6. Xác định được quy trình phân tích kim loại nặng trong cá bằng phương pháp ICP – MS

7. So sánh kết quả với tiêu chuẩn Việt Nam

Qua kết quả đã phân tích được trên mẫu cá bằng phương pháp ICP – MS, tôi nhận thấy hàm lượng tích lũy của mỗi kim loại khác nhau trên sinh vật là khác nhau. Khả năng tích tụ các kim loại nặng như: As, Hg, Pb trong cá là rất cao. Gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người nếu sử dụng cá trong hồ Yên Sở làm thực phẩm hằng ngày.

Hàm lượng kim loại nặng có trong cá rô phi cao như vậy, nguyên nhân chủ yếu là do nước hồ đã bị ô nhiễm nặng. Vì vậy, cần phải có các biện pháp khắc phục sự ô nhiễm này và hạn chế sử dụng chúng làm thực phẩm.

2. Kiến Nghị:

• Không nên nuôi cá ở hồ Yên Sở

• Các cơ quan chức năng và kiểm soát nên gia các chế tài về việc cấm nuôi cá tại hồ Yên Sở.

• kính mong các cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp giải quyết vấn đề về nguồn nước như: tuyên truyền giáo dục ý thức người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước, , các cơ quan quản lý trực thuộc liên quan phải thường xuyên kiểm tra, có biện pháp xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước xung quanh khu vực hồ để nhằm giảm mức độ ô nhiễm kim loại nặng của thực vật trong hồ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu nước ngoài

1/ METHOD 200.8 – DETERMINATION OF TRACE ELEMENTS IN WATES AND WASTES BY INDUCTIVELY COUPLED PLASMA – MASS SPECTROMETRY – Revision 5.4

2/ METHOD 200.11 – DETERMINATION OF METALS IN FISH TISSUE BY INDUCTIVELY COUPLED PLASMA – ATOMIC EMISSON SPECTROMENTRY – REVISION 1.3 – APRIL 1987

3/ Simone Griesel, Antje Kakuschke, Ursula Siebert and Andreas Prange (2008), “Trace element concentrations in blood of harbor seals (Phoca vitulina) from the Wadden Sea”, Science of The Total Environment, Volume 392, Issues 2-3, Pages 313-323.

4/ Marcos Pérez-López, María Hermoso de Mendoza, Ana López Beceiro and Francisco Soler Rodríguez (2008), “Heavy metal (Cd, Pb, Zn) and metalloid (As) content in raptor species from Galicia (NW Spain)”, Ecotoxicology and Environmental Safety, Volume 70, Issue 1, Pages 154-162.

5/ Mustafa Türkmen, Aysun Türkmen, Yalçın Tepe, Alpaslan Ateş and Kutalmış Gökkuş (2008), “Determination of metal contaminations in sea foods from Marmara, Aegean and Mediterranean seas: Twelve fish species”, Food Chemistry, Volume 108, Issue 2, Pages 794-800

6/ Jozep Szkoda and Jan Zmudzki (2005), “Determination of lead and cadmium in biological material by graphite furnace atomic absorption spectrometry method”, Bull Vet Inst Pulawy 49, pp. 89-92.

7/ Mohamed Maanan (2008), “Heavy metal concentrations in marine molluscs from the Moroccan coastal region”, Environmental Pollution, Volume 153, Issue 1, Pages 176-183

8/ Al Moaruf Olukayode Ajasa, Muibat Olabisi Bello, Asiata Omotayo Ibrahim, Isiaka Ajani Ogunwande, Nureni Olayide Olawore (2004), “Heavy trace metals

and acronutrients status in herbal plants of Nigeria”, Food Chemistry, No. 85, p. 67–71

Tài liệu trong nước

1/ Trần Tứ Hiếu, Lê Hồng Minh, Nguyễn Viết Thức (2008)“Xác định lượng vết kim loại nặng trong các loài trai ốc Hồ Tây – Hà Nội bằng phương pháp ICP – MS”. Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học 2/ 2008

2/ Trịnh Thị Thanh – Độc học, môi trường và sức khỏe con người – NXB ĐHQG Hà Nội

3/ Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm ( theo QĐ 46/2007/ QĐ – BYT ngày 19 /12 / 2007 của Bộ Y Tế) - NXB Hà Nội (2008) 4/ Phạm Luận và cộng sự (1995), “Phương pháp phân tích phổ nguyên tử”, ĐHQG Hà Nội.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tích lỹ kim loại nặng ở sinh vật đáy ở khư vực hồ yên sở (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w