II. Quan điểm, định hướng và giải pháp của chính sách công nghiệp hoá
3. Chính sách đổi mới công nghệ
a. Giải pháp thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ trong thời gian tới.
- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ, kết hợp chuyển giao công nghệ với việc nâng cao năng lực công nghệ trong nước. Tận dụng lợi thế của nước đi sau, trước hết Việt Nam cần có sự tập trung cho việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, kỹ thuật của thế giới, ứng dụng làm chủ và mở rộng các công nghệ tiến bộ đi đôi với quản lý chặt chẽ công nghệ nhập, lường trước và ngăn chặn các hậu quả tiêu cực lâu dài đồng thời phải biết dành nỗ lực nhất định cho những mũi nhọn phát triển, tìm cách đi tắt, đón đầu tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh cả về phương tiện khoa học và công nghệ để đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, gắn với việc sử lý tốt các vấn đề công bằng và tiến độ xã hội, môi trường sinh thái. Việt Nam phải tìm cách tiếp cận với thị trường công nghệ thế giới và phải cân nhắc mức độ thích hợp của công nghệ được chuyển giao trong tương quan với các yếu tố như vốn, thị trường, quản lý, tổ chức sản xuất. Trước mắt, chuyển giao công nghệ tập trung vào các ngành công nghiệp lớn để biến tiềm năng, nguồn lực to lớn của đất nước thành hàng hoá có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Đó là những ngành: Khai thác, chế biến khoáng sản. . .
- Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách tài chính và tín dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ.
* Trong lĩnh vực tài chính, những biện pháp cần thực hiện là:
- Nhà nước dành một tỷ lệ cao hơn trong ngân sách Nhà nước đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.
- Hình thành quỹ quốc gia hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
- Nhà nước thực hiện tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp để họ tự tổ chức chuyển giao công nghệ.
- Nhà nước có thể giảm thuế với những sản phẩm có sử dụng công nghệ mới.
* Trong lĩnh vực tín dụng thì Nhà nước phải luôn ủng hộ và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
- Phát huy nhân tố con người trong chuyển giao công nghệ để có thể tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, cải tiến công nghệ nhập cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến tới từng bước sáng tạo công nghệ mới.
- Nhà nước tạo điều kiện cần thiết cho các nhà khoa học như cung cấp thông tin, trang thiết bị. . .
- Mạnh dạn sử dụng các chuyên gia trẻ, tài năng đã được đào tạo có hệ thống, thực hiện chế độ trả lương đặc biệt.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, ban hành các luật mới như: Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư từ nước ngoài.
b. Giải pháp để thực hiện chính sách tự tạo ra công nghệ
- Phát triển các công nghệ cao. ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, phát triển công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu.
- Phát triển khoa học xã hội và nhân văn. - Phát triển các ngành khoa học tự nhiên.
- Sớm xây dựng và ban hành Luật Khoa học và công nghệ, tạo lập thị trường cho hoạt động khoa học và công nghệ. Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thông qua biện pháp ưu đãi về thuế.
Kết luận
Bất cứ một nước chậm phát triển nào muốn đạt được trình độ một nước phát triển phải trải qua nấc thang có tính tất yếu lịch sử, đó là công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta coi công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành "một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".
Về quan điểm đó từng bước thành hiện thực, Đảng và Nhà nước xác định việc đưa ra chính sách đúng đắn và hợp lý là rất quan trọng. Cùng với việc nghiên cứu, phân tích, nắm bắt quy luật khách quan và thực tiễn, Nhà nước ta xác định một trong những chính sách cơ bản quan trọng nhất trong định hướng phát triển những năm đầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá bao hàm trong đó sự nâng cao trình độ và đổi mới cơ cấu công nghệ. Từ những định hướng và biện pháp chủ yếu của Đảng hiện nay, hy vọng rằng những năm sắp tới chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng chính sách công nghệ đồng góp không nhỏ đối với phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.