Những hạn chế trong việc thực hiên các chính sách

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, phân tích, nắm bắt những quy luật khách quan và thực tiễn để đề ra chính sách công nghiệp hoá pdf (Trang 25 - 30)

1. Cơ cấu kinh tế

* Cơ cấu ngành :

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra còn chậm chạp trong những năm gần đây. Năm Khu vực 1991 1997 Tăng giảm Nông nghiệp 40, 5 26, 22 -14, 28% Công nghiệp 23, 8 31, 23 +7, 43% Dịch vụ 35, 7 42, 55 +6, 85%

- Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở khu vực đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại (năm 1995: 9,5% năm 1996: 9,3%, năm 1997: 8,8%, năm 1998: 6,1%).

- Chưa có chiến lược và quy hoạch có luận cứ khoa học và có tính khả thi. - Chưa hình thành rõ các ngành trọng điểm và mũi nhọn.

Ngay khái niệm về ngành trọng điểm và ngành mũi nhọn vẫn chưa có sự thống nhất và sự lựa chọn ngành trọng điểm mũi nhọn vẫn chưa cụ thể. Nghị quyết 7 Trung ương và văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII có dùng khái niệm ngành trọng điểm và ngành mũi nhọn. Nghị quyết 7 (khoá VII) chỉ rõ “Chính sách công nghiệp nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải hướng tới hình thành một số ngành công nghiệp trọng yếu đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là công nghiệp chế biến và chế tác mà công nghiệp cơ khí và điện tử có vị trí hàng đầu“. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII xác định có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu. . . Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào

tạo, khoa học và công nghệ” trong khi đó để thay cho khái niệm ngành trọng điểm và mũi nhọn có người lại cho là khái niệm ngành công nghiệp chủ lực.

- Công nghiệp chế biến còn nhỏ bé:

Công nghiệp chế biến bao gồm chế biến nông, lâm, hải sản, chế biến kim loại, sản xuất hoá chất, khoáng sản ở trình độ thấp, nhỏ bé chưa phát triển. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nguyên liệu thô chiếm trên 70%, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dầu thô, gạo, cà phê hạt, cao su nguyên liệu, hàng thuỷ sản cơ chế và hàng dệt may gia công.

Công nghiệp nông thôn còn nhỏ bé, phát triển trong tình trạng bế tắc. Tỷ trọng lao động hoạt động trong công nghiệp nông thôn chỉ chiếm 1,45% (Đồng bằng Nam Bộ :3, 12%, Đồng bằng Sông Hồng: 2,12%). Giá trị tổng sản lượng công nghiệp nông thôn chiếm khoảng 9,5% - 11% giá trị tổng sản lượng các ngành sản xuất công nghiệp nông thôn chiếm 6- 8% thu nhập quốc dân, 63% sản lượng công nghiệp địa phương.

- Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm yếu do vậy khả năng tăng trưởng kém và hậu quả tất yếu là cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và kém hiệu quả.

- Phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa hỗ trợ và tạo điều kiện cho phát triển khu vực có vốn đầu tư trong nước nhiều mặt hàng truyền thống quan trọng chiếm tỷ trọng lớn được phát triển mạnh ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì lại suy giảm ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước như : lắp ráp các sản phẩm điện tử của khu vực có vốn nước ngoài tăng 19,8% thì khu vực trong nước lại giảm 24%, xi măng tăng 112,4% nhưng khu vực trong nước chỉ tăng 16,1%, chế tạo máy biến thế tăng 23,8% trong nước giảm 3,2%. v. v. . .

* Cơ cấu thành phần kinh tế:

Mặc dù chúng ta đã thấy được sự phát triển mất cân đối giữa các thành phần kinh tế nhưng việc khắc phục nó con rất khó khăn, phức tạp cho đến nay kinh tế Nhà nước nói chung vẫn ở trong tình trạng trì trệ, lãng phí, sản xuất kém hiệu quả. Kinh tế trong nông nghiệp đang rơi vào tình trạng bị động khi hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế độc lập, kinh tế tập thể trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ sau một thời gian mở rộng phạm vi hoạt động đến nay cũng đang bắt đầu gặp khó khăn, chưa có giải pháp khắc phục, tạo thế đi lên.

Kinh tế tư nhân, cá thể tuy có phát triển nhưng chủ yếu là trong các ngành thương nghiệp dịch vụ, ít tham gia vào lĩnh vực sản xuất. Trong thời gian qua, tuy kinh tế tư nhân đã làm được một số việc thúc đẩy lưu thông hàng hoá, vật tư, nhưng cũng đang bộc lộ nhiều tiêu cực như buôn lậu, làm hàng giả, trốn thuế.

Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế tuy đã được hình thành, nhưng cơ cấu kinh tế của các thành phần chuyển biến chậm. Từ cơ cấu vốn đầu tư đến cơ cấu thu nhập chủ yếu vẫn dựa vào kinh tế quốc doanh. Vai trò của kinh tế tư nhân cá thể chưa được xác định rõ. Nhiều người còn lo ngại, chưa tin do đó chưa mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Trình độ trang bị cơ sở vật chất- kỹ thuật và công nghệ sản xuất của các thành phần kinh tế nói chung là lạc hậu, chắp vá công suất sử dụng máy móc không cao, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Sự liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế còn rời rạc, mạnh ai nấy làm, thiếu sự thống nhất hiệp lực trong cạnh tranh nhằm bảo đảm lợi ích của mỗi thành phần và lợi ích toàn xã hội.

Trình độ tổ chức quản lý, trình độ ngành nghề của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật còn yếu và không đồng bộ, ”nhiều thầy ít thợ”. Đặc biệt chưa có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng các nhà doanh nghiệp về luật pháp, về kiến thức kinh doanh.

Các công cụ quản lý vĩ mô bao gồm hệ thống pháp luật các văn bản pháp quy, các chính sách khuyến khích cũng như hệ thống quản lý Nhà nước chưa đủ sức quy tụ và khuyến khích các thành phần kinh tế cùng hướng vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm giàu cho đất nước.

* Cơ cấu vùng, lãnh thổ:

Quá trình xây dựng ở nước ta (ở miền Bắc từ sau năm 1954 và trong cả nước từ sau năm 1975), chịu ảnh hưởng nặng nề của tư duy máy móc, của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu do đó phân công lao động theo lãnh thổ chưa được đẩy mạnh và chuyển biến về chất, cơ cấu lãnh thổ kinh tế quốc dân chưa có những chuyển dịch đáng kể và đúng hướng.

So với cơ cấu ngành và cơ cấu lĩnh vực thì cơ cấu lãnh thổ có tính trì trệ hơn, có sức ỳ lớn hơn. vì thế, những sai lầm trong quá trình xây dựng cơ cấu lãnh thổ có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế- xã hội, và rất khó khắc phục tuy nhiên trên thực tế điều hoàn toàn có tính quy luật này chưa được tính đến trong tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của nước ta giai đoạn 1986-2000, trong các phương án phân vùng kinh tế và quy hoạch lãnh thổ, trong các kế hoạch và dự án phát triển kinh tế- xã hội cho các vùng, trong các luận chứng kinh tế- kỹ thuật cho từng đối tượng đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình cụ thể v. v. . .

Các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hình thành chưa phù hợp với những điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương, không ổn định về phương hướng sản xuất và quy mô do đó hạn chế năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất hàng hoá các trung tâm công nghiệp và đô thị đặc biệt là các đô thị lớn, chưa phát triển đồng bộ và đúng hướng, cơ cấu kinh tế và xã hội của chúng chậm đổi mới, kém hiệu quả, do đó tạo ra được sức mạnh sẽ lôi kéo toàn bộ lực lượng sản xuất các vùng lân cận phát triển.

Mặt khác tác động quản lý vĩ mô thông qua đầu tư xây dựng còn rất yếu, thiếu định hướng. Trong nhiều trường hợp còn áp dụng quy mô và cơ cấu ngành sản xuất cho các vùng khác nhau, có những điều kiện và tiềm năng không giống nhau, chưa phát triển đồng bộ theo một trình tự hợp lý các phần tử cơ cấu lãnh thổ đặc biệt là các yếu tố kết cấu hạ tầng sản xuất, xã hội và môi trường.

2. Chính sách đổi mới khoa học và công nghệ

Nhìn chung, có thể nói rằng hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ trong thời gian vừa qua còn thấp và điều này cũng là một dấu hiệu về việc chúng ta đang ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá và nguyên nhân của sự kém hiệu quả chính là sự yếu kém về năng lực quốc gia.

Trong thời gian vừa qua những nghiên cứu về đổi mới công nghệ tập trung chủ yếu vào vấn đề lựa chọn và nhập công nghệ của nước ngoài nhưng chúng ta đã phải trả giá quá cao cho công nghệ cũ, lạc hậu thường không phù hợp với các nguồn lực điều kiện và mục tiêu của nơi áp dụng và do vậy được sử dụng với hiệu quả thấp.

- Khả năng và trình độ tiếp nhận công nghệ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, vì vậy đã có thời kỳ Việt Nam được coi là bãi thải công nghệ cũ của nước ngoài.

Theo những kết quả điều tra mới đây do vụ khoa học kỹ thuật bộ công nghiệp tiến hành khảo cứu trên 727 máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ nhập khẩu ở 42 nhà máy, cho thấy 76% số thiết bị hoạt động theo công nghệ thuộc thế hệ cũ ( 1950 - 1960 ), 2/3 đã hết khấu hao 50% thiết bị nhập khẩu đã được tân trang lại trước khi bán sang việt nam, những cỗ máy mới qua qua sử dụng 5 năm chỉ có 10%. Nhiều đơn kinh doanh nhập khẩu máy móc quá cũ đến mức chỉ khai thác nổi 50% công suất hoặc thậm chí không sử dụng được trong hợp tác đầu tư với nước ngoà, trừ một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong các ngành thông tin viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe gắn máy. v. v. . . phần lớn thiết bị đưa vào thuộc loại trung bình của thế giới và chỉ tiên tiến hơn những thiết bị hiện có. Các công nghệ nhập vào đều được định giá cao hơn giá thực tế.

- Chất lượng nhân lực của nước ta còn chưa được quan tâm, đào tạo và khai thác hết khả năng vì vậy việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào nước ta còn bị hạn chế.

- Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ vẫn còn mang nặng tính chất hành chính, những đổi mới về công nghệ vẫn chủ yếu dưa vào nguồn ưu đãi mặt khác các chính sách biện pháp quản lý công nghệ mới ban hành trong những năm đổi mới không đồng bộ, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau tạo kẽ hở cho sự nhập công nghệ cũ và trốn thuế ở nước ta.

- Chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách xuất nhập khẩu chưa khuyến khích và buộc các doanh nghiệp tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ môi trường đầu tư và cạnh tranh chưa thuận lợi, chưa tạo được động lực cho việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

- Đầu tư tài chính của Nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ thấp chỉ chiếm 1% chi ngân sách.

- Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đông nhưng không đồng bộ, thiếu những cán bộ thạo công nghệ giỏi quản lý những chuyên gia có khả năng chủ trì các chương

trình đề tài khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với quốc kế dân sinh. Trong nhiều năm qua khoa học nước ta, nhất là khoa học xã hội chưa có quan hệ rộng rãi với các nước nên chưa được tiếp cận nhiều với những thông tin và thành tựu mới của khoa học thế giới.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ khoa học còn nhiều thiếu sót.

Phần III

Những quan điểm, định hướng và giai pháp của chính sách công nghiệp hoá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, phân tích, nắm bắt những quy luật khách quan và thực tiễn để đề ra chính sách công nghiệp hoá pdf (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)