Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nhà Đất Hà Thành (Trang 29 - 63)

2.2.1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

 Nhân tố kinh tế: Trong hai năm 2010 và 2011 nền kinh tế thế giới có

nhiều biến động. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế trong nước cũng đạt mức tăng trưởng nhất định, tuy nhiên có nhiều biến động, ngân hàng siết chặt tín dụng các doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay, lãi suất tăng cao đồng thời thị trường nhà đất ảm đạm khiến cho các chủ đầu tư không bán được hàng, nhiều công trình đang thi công phải ngừng hoạt động vì thiếu vốn. Với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thi công xây lắp, lý do tài chính đã khiến số lượng công trình khởi công ít, bên cạnh đó với các công trình công ty đang thi công, biến động về giá cả thị trường của một số mặt hàng nguyên vật liệu chính đã ảnh hưởng đến hoạt động xây lắp của công ty. Do công ty mới thành lập và ngay từ giai đoạn mới thành lập tình hình kinh tế trong nước và thế

giới có nhiều biến động mà hoạt động dự án và giao dịch bất động sản chu kì kinh doanh kéo dài( từ 3 năm đến 5 năm), nên kết quả hoạt động của những năm qua hầu như chưa được ghi nhận. Năm 2010, áp lực trả nợ đè nặng lên nhiều doanh nghiệp bởi việc chi tiêu "quá đà" trong năm trước. Ngoài ra, ngân hàng Nhà Nước đặt mục tiêu kiểm soát tín dụng ở mức 25% để phòng ngừa nguy cơ lạm phát khiến cho nguồn vốn ngân hàng càng trở nên khan hiếm. Do vậy lãi suất cho vay của các ngân hàng chạm đỉnh, lãi suất cao đã ảnh hưởng chi phí cho doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Nhân tố thuộc pháp luật và chính trị:

Thị trường có tác dụng như một “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Song nếu chỉ cần phó mặc cho thị trường thì rất dễ đi đến khủng hoảng thừa hoặc thiếu. Vì vậy cần một “bàn tay hữu hình” can thiệp đúng hướng dẫn nền kinh tế đi đúng mục tiêu chiến lược đã chọn, đó chính là sự điều tiết của Nhà nước. Sự ổn định về chính trị và hệ thống pháp luật hoàn thiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty.

Hệ thống chính sách của nước ta đã và đang được sửa đổi, bổ sung, dần hoàn thiện với quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Các quy định của quản lý vĩ mô của chính phủ như: - Quy định về chống độc quyền, thuế…

- Luật đấu thầu, luật xây dựng, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp, luật sáng chế…

- Các chế độ đãi ngộ đặc biệt

- Quy định về thuê mướn và khuyến mãi

- Quy định về bảo hộ và an toàn trong lao động…

Là yếu tố quan trọng để xác lập môi trường kinh doanh cho công ty hoạt động, nó có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho công ty. Những chính sách, cơ chế

của Nhà Nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo điều kiện phát triển các ngành trong nền kinh tế, ngành xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng nói chung và công ty Hà Thành nói riêng tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ đào tào nguồn nhân lực, hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm chi phí sản xuất nâng cao sức mạnh cạnh tranh của công ty. Và các nghị định, văn bản hướng dẫn như:

Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình

Luật số 38/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009

Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở

Nghị định 23/2009/NĐ-CP Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật

liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công

sở

Bên cạnh những thuận lợi các nghị định, quy chế, chính sách về đấu thầu gây ra không ít khó khăn cho các công ty, bởi hiện nay văn bản pháp luật của nước ta trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập. Mặc dù, Chính phủ đã rất nhiều lần sửa đổi nhưng những bất cập đó vẫn chưa được khắc phục.

Chính sách cắt giảm các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản tạo điều kiện các dự án khả thi nhanh được triển khai.

Không những thế còn xuất hiện những hiện tượng tiêu cực trong công tác đấu thầu vẫn còn nạn tham ô, tham nhũng, quan liêu, bao cấp, một số nhà quản lý

cứng nhắc trong quá trình điều hành khiến cho hiệu công tác đầu thầu chưa thật sự hiệu quả.

Cạnh tranh mang tính toàn cầu muốn “hòa nhập mà không hòa tan” thì các quy chế, quy định của Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong nước, từ đó mới có thể vươn ra đứng vững trên thị trường quốc tế.

 Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng nói chung, của công ty Hà Thành nói riêng. Hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin… phát triển sẽ góp phần làm giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cho việc thi công, xây lắp tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế nói chung cho công ty nói riêng. Ngược lại, hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển làm tăng chi phí của công ty làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty có điều kiện thuận lợi đặt ở khu vực có nhiều điều kiện về cơ sỏ vật chất kĩ thuật ở trung tâm thành phố, hạ tầng giao thông thuận lợi cho hoạt động giao dịch, Mặt khác có thể thu hút các nguồn lực dồi dào. Bên cạnh đó công ty gặp khó khăn là sự cạnh tranh của rất nhiều công ty hoạt động trong ngành đóng trên địa bàn.

 Các nhân tố về khoa học công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đem lại ứng dụng cho các ngành trong nền kinh tế. Đặc biệt là những ứng dụng của khoa học công nghệ trong ngành xây dựng góp phần giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thi công xây dựng, nâng cao độ chính xác của công việc tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Nhờ có khoa học công nghệ phát triển góp phần cho công ty trong việc nắm bắt, xử lý, truyền đạt thông tin như nhu cầu của thị trường, những biến động của nền kinh tế…

 Các nhân tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên cũng là một trong các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến đổi bất thường của khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng nói chung của Hà Thành nói riêng. Ngày nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự khan hiếm của các nguồn lực đầu vào, thiếu năng lượng… làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng làm gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.2.2 Nhóm các điều kiện vi mô

 Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ

Thực hiện chương trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cùng với sự tiến bộ của đời sống nhân dân. Điều này làm cho hoạt động xây dựng tại Việt Nam những năm gần đây rất sôi động và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, giao thông đô thị, cầu cống… đã tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung và cho công ty nói riêng. Hiện nay trên thị trường xây dựng xuất hiện nhiều công ty, tổng công ty, tập đoàn.

Trong ngành xây dựng công ty Hà Thành gặp rất nhiều trở ngại do đây là ngành mà có rất nhiều công ty tham gia và sức cạnh tranh của họ cũng rất lớn về mặt nhân lực, tài chính cũng như kinh nghiệm trong thi công xây lắp. Các đối thủ cạnh tranh của công ty không những là các tổng công ty lớn: Tổng công ty Sông Đà; Tổng công ty Vinaconex; Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Lũng Lô; Tổng công ty xây dựng Thăng Long… Và một số công ty khác như: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Licogi 18, công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng…

Sự xuất hiện hay mất đi mỗi đối thủ cạnh tranh cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới doanh nghiệp cùng ngành vì thế phân tích đối thủ cạnh tranh là việc rất quan trọng.

- Tổng công ty xây dựng Sông Đà: có thế mạnh và uy tín trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.

Hạn chế: bộ máy cồng kềnh, quản lý kém hiệu quả.

- Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Lũng Lô, Tràng An: có kinh nghiệm trong việc thi công các công trình có tính chất đặc biệt, các công trình an ninh quôc phòng. Đồng thời công ty này còn có sức mạnh về huy động nguồn nhân lực. Điểm yếu: việc quản lý chưa đạt hiệu quả, ngành nghề không đa dạng.

Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty vừa và nhỏ hoạt động trong ngành xây dựng Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn có sự tham gia của các công ty nước ngoài có uy tín lớn, có tiềm lực về tài chính, công nghệ, tổ chức quản lý, kinh nghiệm.

So sánh mối tương quan giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh thì mỗi công ty đều có những lợi thế và điểm yếu riêng. Những tập đoàn lớn mạnh thì có thế mạnh về vốn lớn, thị trường rộng khắp, máy móc thiết bị hiện đại, có uy tín. Chính vì các đối thủ cạnh tranh của công ty khá mạnh mà công ty là doanh nghiệp mới tham gia thị trường xây dựng nên gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: lợi nhuận thấp, thị phần nhỏ.

Sau đây chúng ta đi phân tích các kết quả hoạt động kinh doanh của một số đối thủ cạnh tranh với công ty Hà Thành năm 2010

Bảng 2.7: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 với một số đối thủ cạnh tranh

Đơn vị: tỷ đồng Công ty Tổng DT (1) LN sau thuế (2) Doanh lợi DT(%) (3)=(2)/(1)*100%

Công ty CP đầu tư và

xây dựng Thành Nam 289,773 10,667 3,68

Sông Hồng

Công ty TNHH Hà

Thành 72,827 1,943 2,67

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty)

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2011 so với các đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty còn thấp. Nguyên nhân do công ty phải bỏ rất nhiều chi phí đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, phần khác công ty mới tham gia vào ngành xây dựng nên các gặp khó khăn trong tìm kiếm đối tác vì uy tín, thương hiệu của công ty thấp hơn các đối thủ.

 Sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố giảm lợi nhuận của công ty do họ đưa vào khai thác công nghệ mới, hoặc nhiều nguồn lực lớn hơn mà đối thủ cạnh tranh hiện tại không có.

Mặc dù, để tham gia thị trường xây dựng đòi hỏi yêu cầu vốn lớn nhưng trước sự hấp dẫn phát triển của ngành xây dựng Nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với đó quá trình đô thị hóa ngày càng đòi hỏi phát triển các khu công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cuộc sống. Hàng năm có rất nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào ngành xây dựng, tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, xu hướng quốc tế hóa và sự cởi mở của chính sách sẽ có không ít các doanh nghiệp mới không chỉ là các doanh nghiệp Việt Nam mà còn các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào ngành xây dựng.

Hiện nay, các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam theo các cách như: mở văn phòng đại diện ở Viêt Nam, hoặc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam tiến tới hình thành các liên doanh. Bên cạnh đó là sự lớn mạnh của các công ty địa phương, các công ty này tuy chưa thể chiếm lĩnh thị phần so

với các công ty lớn nhưng lại có lợi thế khu vực. Sự gia nhập và xuất hiện mới làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh.

 Tác động của nhà cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp

Tùy vào từng loại công trình và những yêu cầu cụ thể của sản phẩm xây dựng mà việc cung cấp các danh mục các loại nguyên vật liệu và thời gian cung ứng theo tiến độ công trình là khác nhau. Tuy nhiên, có yêu cầu chung với tất cả là phải tuân thủ theo nguyên tắc:

- Đủ số lượng

- Đủ chủng loại phẩm cấp

- Chất lượng đảm bảo tốt theo tiêu chuẩn đã quy định, theo yêu cầu kĩ thuật hoặc theo yêu cầu đặc biệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo thời gian cung ứng kịp thời để công trình diễn ra theo đúng tiến độ

Các vật tư đều có chứng chỉ chất lượng kèm theo cam kết cung cấp của các nhà cung ứng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do công ty luôn làm ăn theo hợp đồng, quan hệ hợp tác uy tín nên được nhà cung cấp tạo điều kiện và thường xuyên có được các ưu đãi. Điều này sẽ đảm bảo tốt đầu vào và có được lợi thế về giá cả, chất lượng tạo ra lợi thế trong cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Việc lựa chọn vật tư, vật liệu cho xây lắp phải tuân thủ theo quy định rất ngặt nghèo. Nguyên liệu là yếu tố quan trọng và chủ yếu tới thực thể công trình. Một công trình có đạt được chất lượng tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu sử dụng nguyên vật liệu nên đây là vấn đề luôn được công ty cân nhắc. Một số nhà cung cấp chính nguyên vật liêu, thiết bị đầu vào cho công ty là: công ty cổ phần thương mại sản xuất bê tông Cổ Loa, công ty cổ phần bê tông Hà Nội, công ty xi măng Nghi Sơn, công ty gang thép Thái Nguyên…

Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên: được thành lập năm 1959, chuyên sản xuất phôi thép và thép cán. Là vùng nguyên liệu thép lớn nhất Việt Nam và

công ty luôn đảm bảo việc cung cấp thép đa dạng về chủng loại, xuất xứ rõ ràng, chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo với giá cả hợp lý.

Công ty xi măng Nghi Sơn: được thành lập năm 1995 là công ty liên doanh giữa Tổng công ty xi măng Việt Nam và tập đoàn xi măng Taiheiyo và công ty vật liệu Misubishi – những tập đoàn đa quốc gia có uy tín của Nhật Bản. Nhà máy là dự án đầu tư lớn nhất của Nhật Bản tại Việt Nam. Chất lượng xi măng được thiết kế sử dụng những kiến thức toàn diện và mới nhất. Công ty luôn phấn đấu xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược và lâu dài với các nhà cung ứng. Mối quan hệ đó vừa đáp ứng những lợi ích chung của đơn vị sản xuất và các nhà cung ứng, vừa đem lại lợi ích cho khách hàng của Xi măng Nghi Sơn theo phương châm "Hợp tác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nhà Đất Hà Thành (Trang 29 - 63)