Phương pháp chấm điểm loại trắc nghiệm: đúng sa

Một phần của tài liệu MỘT số nội DUNG TRONG xây DỰNG HÌNH THỨC KIỂM TRA BẰNG PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM bộ môn GDQP TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT (Trang 26 - 28)

Có hai phương pháp chấm điểm thường được áp dụng cho loại trắc nghiệm "đúng - sai”. Phương pháp thứ nhất là cho mỗi câu trả lời đúng một điểm và không kể đến câu làm sai hoặc không làm. Phương pháp thứ hai thường dùng hơn là đếm số câu trả lời đúng R và trừ đi số câu trả lời sai W. Công thức tính điểm lúc đó sẽ là:

Như vậy, nếu có 120 câu hỏi loại "đúng - sai” và một người trả lời đúng 96 câu, không trả lời 8 câu và trả lời sai 16 câu sẽ được điểm số bằng: 96 - 16 hay 80 điểm. Nguyên nhân có công thức này là: theo lý thuyết, một học sinh không biết gì, có thể trả lời đúng 60 câu và sai 60 câu trong một bài 120 câu hỏi. Nhiều nhà trắc nghiệm cho rằng một người đoán mò như thế phải bị điểm 0, nên điểm số của học sinh trên bằng sô câu hỏi đúng nhờ may rủi (60) trừ số câu sai (60). Thực ra, nếu học sinh không bỏ sót câu nào, điểm số có được theo công thức (R - W) sẽ khiến học sinh ấy có cùng thứ hạng như điểm số có được căn cứ vào sỗ câu đúng R. Như vậy, nếu học sinh có đủ thời giờ làm bài thi và được khuyến khích trả lời tất cả mọi câu hỏi, chúng ta sẽ không cần dùng công thức hiệu chính cho sự phỏng đoán R - W. Trừ các trường hợp bài trắc nghiệm cần đến tốc độ hoàn tất bài làm, nhiều chuyên viên trắc nghiệm như W.B. Michacl, J.A.R. Wilson và M.C. Robeck (1969) khuyên không nên dùng công thức hiệu chính cho số câu trả lời sai. Việc dùng công thức tính điểm có hiệu chính thường đưa vào một nguồn sai số là thói quen trả lời câu hỏi theo một khuynh hướng nào đó sẽ làm giảm giá trị của bài trắc nghiệm.

Ví dụ, nếu học sinh nghĩ rằng công thức hiệu chính sẽ được dùng khi chấm điểm, cá tính của mỗi người có thể được phản ánh qua điểm số. Học sinh có thái độ liều lĩnh khác nhau trước mức độ tin tưởng khác nhau về kiến thức hay tín hiệu mà họ đang có. học sinh nào quá cẩn thận, mặc dù có nhiều xác xuất để trả lời đúng một câu hỏi, có thể vẫn không dám liều lĩnh trả lời trừ khi học sinh ấy biết khá chắc chắn. Ngược lại, các học sinh học ít kỹ hơn nhưng thích phiêu lưu hơn sẽ không ngần ngại đoán mò để trả lời. Như vậy học sinh hiểu biết nhiều hơn nhưng cẩn thận hơn sẽ có thể mất một số điểm, và học sinh học ít kỹ hơn nhưng tinh ý và đoán liều dựa trên kiến thức không hoàn chỉnh lại có thể kiếm thêm được một số điểm

PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Qua thực tế áp dụng các lớp giảng dạy trong đó có cả khối 10 và khối 11, kết quả đánh giá sau kiểm tra đạt hiệu quả khách quan; học sinh phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “HỌC” là quá trình kiến tạo học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác). Từ đó buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của giáo viên thì việc kiểm tra, đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh là sự tự kiểm tra và đánh giá của học sinh về quá trình học tập của mình.

Với giáo viên giảng dạy, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn không chỉ ở sách giáo khoa mà còn trong thực tế nằm trong chuẩn kiến thức kỉ năng để hình thành cho mình ngân hàng câu hỏi và đáp án để tránh sự trùng lặp, nhàn chán cho học sinh; đồng thời khơi dậy tinh thần học hỏi trong quá trình lên lớp khi các em biết rằng những kiến thức mà mình tiếp thu được qua sự truyền thụ khi lên lớp của giáo viên cũng có thể là đáp án cho bất kì một câu hỏi trong một bài kiểm tra nào đó.

Một phần của tài liệu MỘT số nội DUNG TRONG xây DỰNG HÌNH THỨC KIỂM TRA BẰNG PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM bộ môn GDQP TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT (Trang 26 - 28)