Quy tắc soạn câu hỏi loại "đúng sai”

Một phần của tài liệu MỘT số nội DUNG TRONG xây DỰNG HÌNH THỨC KIỂM TRA BẰNG PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM bộ môn GDQP TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT (Trang 25 - 26)

2. Các câu hỏi loại "đúng - sai” chỉ nên mang một ý tưởng chính yếu hơn là có hai hay nhiều ý tưởng trong mỗi câu.

3. Tránh dùng những chữ như "luôn luôn”, "tất cả”, "không bao giờ”, "không thể được”, "chắc chắn”, vì các câu mang các từ này thường có triển vọng "sai”. Ngược lại, những chữ như "thường thường”, "đôi khi”, "ít khi” lại thường đi với những câu để trả lời "đúng”.

4. Nếu có thể được, nên cố gắng soạn các câu hỏi thế nào cho nội dung có nghĩa hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. Việc quyết định xem một phát biểu đúng hay sai nên dựa trên sự đồng ý thuần nhất của những nhà chuyên môn có thẩm quyền.

5. Những câu hỏi phải đúng văn phạm để học sinh nào cẩn thận không cho câu ấy "sai” chỉ vì cách diễn đạt không chính xác.

6. Nên dùng các câu nhấn mạnh ý tưởng hoặc điều chính yếu hơn là các câu vô nghĩa các chi tiết vụn vặt.

7. Tránh dùng các câu ở thể phủ định, nhất là thể phủ định kép.

8. Khi nêu trong câu hỏi một vấn đề đang được tranh luận, phải nêu rõ tác giả hay xuất xứ của ý kiến đã nêu.

9. Nên viết những câu để học sinh áp dụng kiến thức đã học.

10. Mỗi câu hỏi phải có đầy đủ chi tiết để mang ý nghĩa xác định trọn vẹn.

Ví dụ: Trắc nghiệm khách quan có giá trị hơn loại luận đề.

Nên sửa lại thành:

Độ tin cậy của một bài trắc nghiệm khách quan soạn thảo cẩn thận sẽ cao hơn độ

tin cậy một bài trắc nghiệm luận đề cũng được chuẩn bị tốt.

11. Không nên trích nguyên văn câu hỏi từ sách giáo khoa. Nên diễn tả lại các điều kiện đã học dưới dạng những câu mới, biểu thị được mục tiêu cần được khảo sát.

12. Nên dùng các từ định lượng hơn định tính để chỉ các số lượng. Các chữ như lớn, nhỏ, nhiều, ít, thường, già, trẻ, có thể có các ý nghĩ khác nhau đối với các độc giả khác nhau. 13. Tránh để học sinh đoán câu trả lời đúng nhờ độ dài của câu hỏi. Các câu đúng thường dài hơn câu sai vì cần phải thêm các điều kiện giới hạn cần thiết. Do đó người soạn câu hỏi phải để ý tránh điều này.

14. Tránh khuynh hướng dùng số câu đúng nhiều hơn số câu sai hay ngược lại trong bài thi. Số câu đúng và số câu sai nên gần bằng nhau. ( lẽ đương nhiên khi chấm điểm và cách tính điểm của bài thi cũng rất phức tạp)

15. Tránh làm cho một số câu trở nên sai chỉ vì một chi tiết vụn vặt hoặc một ý tưởng nhằm đánh bẫy học sinh.

Ví dụ 7:

- Vùng lãnh hải được tính từ đường cơ sở kéo dài ra biển 12 hải lý, khu vực này là giới

hạn khu vực biên giới quốc gia trên biển.

Câu này thực ra có một phần đúng và một phần sai: vì khu vực này nằm trong khu vực biên giới chứ không phải là giới hạn khu vực biên giới. học sinh phải trả lời như thế nào.

Một phần của tài liệu MỘT số nội DUNG TRONG xây DỰNG HÌNH THỨC KIỂM TRA BẰNG PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM bộ môn GDQP TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT (Trang 25 - 26)