Giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá nguyên nhân, tác động của cuộc khủng hoảng đến thế giới, khu vực và đặc biệt là Việt nam (Trang 33 - 42)

III. Một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ảnh hưởng

3. Những đối sách cần thiết cho Việt nam

3.2 Giải pháp dài hạn

Cùng với việc các giải pháp cấp bách, tình thế nêu trên, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp mang tính chiến lược, xử lý dài hạn để đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững của đất nước trong tương lai.

a) Các biện pháp về tài chính - tiền tệ

Chính sách tiền tệ hướng cơ bản và mục tiêu giữ vững giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt nam, tăng cường huy động mọi nguồn vốn trong nước để đầu tư, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, chính sách lãi suất tín dụng đồng Việt nam linh hoạt trên cơ sở phản ánh đúng cung - cầu tín dụng thực tế trên thị trường.

Xây dựng chính sách tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ gía phù hợp với cung- cầu. Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp xác định tỷ giá sát thực hơn nhằm xây dựng một mức tỷ giá thực tương đối của đồng Việt nam, trên cơ sở đó xây dựng các hàm tỷ giá

mục tiêu hợp lý đối với từng thời kỳ phát triển kinh tế để có chiến lược điều hành cụ thể.

Kiện toàn và phát triển hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiện đại. Hoàn thiện các chế tài, khung pháp lý thông qua các qui chế tạo ra một cơ sở pháp lý chuẩn mực cho các ngân hàng hoạt động. Sắp xếp cơ cấu lại các ngân hàng thương mại (đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần ), có biện pháp dứt khoát như sáp nhập hay giải thể các ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém thua lỗ. Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng để giảm tối đa mức nợ quá hạn, nợ đọng và nợ khó đòi, có chính sách quản lý vay trả nợ cụ thể đối với các doanh nghiệp Việt nam, đối với các ngân hàng thương mại bảo lảnh và xây dựng kế hoạch xử lý các khoản nợ nước ngoài ở tầm vĩ mô.

b) Trong lĩnh vực thương mại

Có thể nhận định rằng tác động của cuộc khủng hoảng đối với Việt nam dễ nhận thấy nhất là ở trong lĩnh vực này, Hoạt động thương mại đang phải chịu tác đồng trực tiếp, nặng nề, bởi vậy bằng mọi cách chúng ta phải có các biện pháp để trụ vững trên các thị trường xuất khẩu truyền thống của ta đặc biệt là thị trường tiêu thụ gạo, cao su, chè, cà phê, hải sản, may mặc, giày dép .v.v... Có các đối sách thương mại đúng đắn khắc phục những điểm yếu, phát huy lợi thế cạnh tranh so với hàng nước ngoài.

Phát triển và mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu, ban hành thêm các chính sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu trong thời điểm này là cần thiết, nên chăng dành một khoản tín dụng ưu đãi đặc biệt để cho vay hỗ trợ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính phủ nên thành lập một cơ quan chức năng nên nghiên cứu thị trường quốc tế từ đó đưa ra các thông tin công khai, chính xác để hướng dẫn các doanh nghiệp Việt nam tìm hiểu và xâm nhập vào thị trường lớn. Có thể cho phép và khuyến khích thành lập các trung tâm chuyên kinh doanh thông tin giữa trong và ngoài nước, thực chất đây là hình thức môi giới để đưa cung gặp cầu, chẳng hạn tìm khách hàng và tìm nhà cung cấp... Để làm tốt công tác Marketing, cần phải tổ chức tiến hành các hoạt động về dịch

vụ ngoại thương, về hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế kết hợp với hội thảo tư vấn đầu tư, thương mại cho các nhà đầu tư.

c) Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Trước những khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng và đặc biệt là sự giảm sút lòng tin của giới đầu tư vào khu vực này, Việt nam là một nước trong khu vực chắc chắn cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý này, do vậy chúng ta cần thực hiện một số giải pháp nhằm khôi phục lòng tin của giới đầu tư :

- Trước mắt cũng như lâu dài cần chấn chỉnh lại việc quản lý hành chính của các ngành, các địa phương khi cấp giấy phép đầu tư, như các thủ tục cấp đất, đền bù, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở...

- Nghiên cứu mở rộng hơn nữa các hình thức đầu tư, mở thêm kênh đầu tư gián tiếp nhưng với mức độ phù hợp với công cụ kiểm soát, cho phép người nước ngoài mua cổ phiếu, trái phiếu của công ty cổ phần và các doanh nghiệp cổ phần hoá, mở rộng các nghiệp vụ thẩm định đánh giá doanh nghiệp nhằm thông tin chính xác cho các nhà đầu tư. Ưu tiên các dự án sử dụng nhiều lao động, tạm thời hạn chế các dự án phải nhập nhiều máy móc thiết bị và nguyên liệu từ nước ngoài.

- Hoàn thiện chiến lược và chính sách sử dụng vốn ODA sao cho có hiệu quả. Có biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA.

- Đổi mới cơ chế và chính sách vay nợ nước ngoài, đặc biệt là phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tín dụng ngắn hạn cho đầu tư.

- Đầu tư từ ngân sách nhà nước cần được tính toán kỹ từng bước và từng công trình với đòi hỏi hiệu quả kinh tế xã hội cao. Thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm, giảm bội chi ngân sách nhà nước, dành vốn cho đầu tư phát triển.

d) Thực hiện triệt để và nhất quán chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp cụ thể như : Cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu, cho thuê, khoán quản lý và cũng cố doanh nghiệp nhà nước sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc làm lành mạnh môi trường kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao

tính cạnh tranh. Thông qua quá trình đó, hàng hoá sản xuất trong nước sẽ nâng cao được chất lượng, từng bước điều chỉnh lại thị trường trong nước, cạnh tranh với hàng nhập khẩu và với hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Tiếp tục thực hiện các giải pháp chính sách để ổn định nền kinh tế vĩ mô; đổi mới và hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Mọi doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phải được bình đẳng về nghĩa vụ quyền lợi và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường theo đúng pháp luật.

Chỉ giữ lại những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và giữ vai trò xương sống, then chốt cho nền kinh tế, còn lại tiến hành cổ phần hoá, cho thuê, khoán quản lý hoặc giải thể, thanh lý bán các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả.

e) Một số giải pháp khác

* Nâng cao năng lực quản lý nhà nước để chọn ra một mô hình tăng trưởng kinh tế hết sức linh hoạt, cho phù hợp với tình hình thực tiển của nền kinh tế Việt nam trong bối cảnh chung của nền kinh tế, tài chính tiền tệ thế giới đang lâm vào khủng hoảng. Muốn vậy phải nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng như nhận thức về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Mở rộng sự hợp tác giữa Chính phủ các nước trong khu vực và các tổ chức tài chính tiền tệ như IMF, WB, ADB ... Trên cơ sở đó phát huy nội lực và tiềm năng mang tính đặc thù của từng nước, đồng thời tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm sử dụng một cách có hiệu quả sự hỗ trợ quốc tế. Quá trình tự do hoá và toàn cầu hoá dẫn đến nền kinh tế của các nước có liên quan gắn bó tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng điều qua trọng là phải chú trọng đến tính đa dạng và không đồng đều về kinh tế của các nước, để tránh các giải pháp kinh tế, tài chính gây bất ổn cho đời sống kinh tế xã hội với hậu quả nghiêm trọng. Những hậu quả này sẽ lây lan rất nhanh sang các nước khác trong cơ chế tự do hoá, toàn cầu hoá ngày nay.

* Cũng cố lòng tin của nhân dân vào quá trình cải cách kinh tế để người dân yên tâm bỏ vốn đầu tư và thực hiện các Chính sách kinh tế do chính phủ đề ra nhằm khai thác tối đa ngoại lực, biến tiềm năng thành hiện thực để phát triển đất nước. Muốn vậy

phải tạo ra môi trường và hành lang pháp lý an toàn để cải thiện tình hình đầu tư của nền kinh tế nói chung.

* Hoàn thiện lại hệ thống thống kê kế toán cho phù hợp với tình hình phát triển năng động của nền kinh tế quốc dân với sự phát triển toàn cầu hoá nền kinh tế - tài chính thế giới. Vì thực tiễn đã diễn ra khi ta ban hành chính sách thì phù hợp nhưng sau một thời gian thì không còn phù hợp nữa do tình hình thực tiễn luôn luôn biến đổi.

Trong tiến trình hạn chế, đối phó và khắc phục tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á đến nền kinh tế Việt nam chúng ta phải nghiên cứu kỹ các nguyên nhân và cơ chế lan truyền của khủng hoảng để tìm ra giải pháp hửu hiệu nhằm phát huy tối đa nội lực đồng thời rất chú trọng đến ngoại lực để đưa nền kinh tế Việt nam vượt qua khó khăn và tăng trưởng bền vững khắc phục nguy cơ tụt hậu và đuổi kịp các nước trong khu vực và thế giới.

Kết Luận

Lịch sử khu vực trong vòng nửa thế kỷ qua chưa bao giờ lại có một đợt phá giá đồng loạt các đồng tiền khu vực với số lượng lớn đến như thế. Cũng chưa bao giờ lại có sự đóng cửa, phá sản hàng loạt các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, sự trồi sụp bấp bênh đến như vậy tại các thị trường chứng khoán mỗi nước khu vực và cả thế giới. Quả thật, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á đã để lại những hậu quả thật nặng nề đối với nền kinh tế xã hội khu vực và thế giới. Việc hạn chế và khắc phục những thiệt hại do cuộc khủng hoảng gây ra ở mỗi quốc gia là rất khó khăn nhưng với sự nỗ lực của mỗi nước cùng với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế thì họ đang từng bước thoát dần ra khỏi khủng hoảng và phục hồi nền kinh tế của mình. Cuộc khủng hoảng lần này cũng đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn tăng trưởng nhanh và kéo dài hàng thập kỷ dựa chủ yếu vào nguồn vốn nước ngoài của các nước đang phát triển trong khu vực, để chuyển sang một giai đoạn mới đặc trưng bởi nhịp độ tăng trưởng ôn hoà hơn, thận trọng hơn và dựa vào nội lực nhiều hơn. Bởi vì cuộc khủng hoảng lần này sẽ tạo ra sức ép và động lực cho các nước điều chỉnh chiến lược và chính sách kinh tế, cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô nhất là hệ thống tài chính ngân hàng để tiếp tục tăng trưởng và phát triển.

Đối với Việt nam, tuy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng không thật trầm trọng như các nước trong khu vực, những cũng là một mắt xích trong hệ thống kinh tế của khu vực và thế giới, nếu không kịp thời có những đối sách cần thiết để phòng tránh, hạn chế khắc phục những tác hại của nó thì cũng sẽ gây ra những hậu quả lan truyên rất nghiêm trọng.

Chính vì vậy việc nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp hạn chế và khắc phục tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt nam trong thời gian này là hết sức cần thiết nó giúp Việt nam vượt qua những khó khăn thử thách và tăng trưởng bền vững hơn ./.

Mục lục

Trang

Lời nói đầu ... 1

I. Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á ... 2

1. Lý luận chung về khủng hoảng ... 2

1.1 Thế nào là một cuộc khủng hoảng... .... 2

1.2.Các biểu hiện của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ... 2

1.3 Tại sao khủng hoảng tài chính- tiền tệ thường lây lan từ nước

này sang nước khác... 2

1.4 Đặc điểm chung của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ... 2

2. Một số cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã xảy ra trên thế giới ... 4

2.1 Các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã xảy ra ... 4

2.2 Những bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng ... 4

3. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á ... 4

II. Nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng ... 7

1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á... . 7

1.1 Nguyên nhân chủ quan ... 7

1.2 Nguyên nhân khách quan ... 10

2. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với khu vực và thế giới ... 11

2.1 Tác động tiêu cực ... 11

2.2 Tác động tích cực ... 12

3. Những biện pháp hạn chế và khắc phục khủng hoảng ... 13

3.1 Những biện pháp can thiệp của chính phủ ... 13

3.2 Những biện pháp từ các tổ chức quốc tế ... 15

III. Một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới Việt nam ... 17

1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ... 17

1.1 Bối cảnh chung... 17 1.2 Thực trạng nền kinh tế Việt nam trong bối cảnh khủng hoảng tài

chính - tiền tệ châu á ... 18

2.Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới Việt nam 21

2.1 Tác động đến đồng nội tệ... 21

2.2 Tác động đến xuất - nhập khẩu ... 21

2.3 Tác động đến đầu tư nước ngoài ... 22

2.4 Tác động đến đầu tư trong nước ... 23

3. Những đối sách cần thiết cho Việt nam ... 23

3.1 Giải pháp trước mắt ... 24

3.2 Giải pháp dài hạn ... 25

Tài liệu tham khảo

1) Giáo trình :Lý thuyết quản lý kinh tế -GS.TS Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên)

2) Giáo trình : Khoa học quản lý - GS.TS Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên )

3) Giáo trình : Quản lý kinh tế - khoa Khoa học quản lý

4) Thời báo kinh tế các tháng 7-12/1998, 1-5 /1999

5) Tạp chí phát triển kinh tế các tháng 3, 4, 9, 11/1998, tháng 2, 3/1999.

6) Tạp chí kinh tế phát triển các tháng 8- 12/1998, 1-5/1999

7) Tạp chí Việt nam và Đông Nam á các tháng 3, 6, 8, 12/1998; 2, 4/1999

8) Tạp chí Nghiên cứu kinh tế các tháng 7-12/1998, 1-5/1999

9) Tạp chí Kinh tế thế giới các tháng 7-12/1998, 1-5/1999

10) The ASEAN Financinal Crisis - World Bank, 1998

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá nguyên nhân, tác động của cuộc khủng hoảng đến thế giới, khu vực và đặc biệt là Việt nam (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)