Giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá nguyên nhân, tác động của cuộc khủng hoảng đến thế giới, khu vực và đặc biệt là Việt nam (Trang 31 - 33)

III. Một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ảnh hưởng

3. Những đối sách cần thiết cho Việt nam

3.1 Giải pháp trước mắt

* Tăng cường các biện pháp điều hành nhanh nhạy, linh hoạt sự vận động của tỷ giá hối đoái theo tín hiệu của thị trường, tỷ giá chính thức cần được điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Thực tế cho thấy là duy trì mức giá đồng tiền thấp hơn thực tế một chút là có lợi nhất, tuy nhiên việc thực thi một chính sách như vậy không phải là việc dễ dàng bởi tỷ giá do các điều kiện khách quan của thị trường qui định. Song đôi khi thị trường lại đẩy tỷ giá của đồng tiền lên quá cao hoặc hạ xuống một cách thái quá, lúc ấy Chính phủ cần có các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế sự thái quá này.

Từ kinh nghiêm của Trung quốc và một số quốc gia khác, chúng ta có thể thực hành một sự điều tiết tỷ giá vừa phải thường xuyên đễ không gây ra sự xáo trộn cho nền kinh tế mà vẫn không làm mất đi các lợi thế cạnh tranh của Việt nam trên thị trường khu vực và thế giới. Sự điều hành tỷ giá có thể diễn ra theo hướng sau: Khi đồng USD giảm giá so với các ngoại tệ mạnh khác thì ta thực thi chính sách ổn định tỷ giá hoặc giảm giá đồng Việt nam, khi đồng USD lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác thì ta thực thi chính sách giảm giá đồng Việt nam tương ứng, làm như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đồng Việt nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và cạnh tranh được trên thị trường thế giới.

* Ban hành qui chế quản lý ngoại hối mới thay cho điều lệ quản lý ngoại hối cũ đã được thực hiện từ năm 1998 đến nay. Qui chế quản lý ngoại hối mới sẽ có những thay đổi đáng kể so với qui chế cũ nhằm thực hiện hai mục tiêu của Chính phủ đề ra là :

tiến tới trên lãnh thổ Việt nam chỉ tiêu tiền Việt nam, đồng thời nới lỏng kiểm soát đối với các giao dịch vãng lai để từng bước biến đồng tiền Việt nam thành đồng tiền chuyển đổi. Thực hiện qui chế quản lý ngoại hối mới sẽ góp phần chống hiện tượng Đô la hóa, hạn chế tối đa phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ nhằm thu hút các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, đồng thời kiểm soát được một cách có hiệu quả các luồng chu chuyển ngoại tệ tạo một cơ sở nền tảng cho điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng.

* Ban hành qui chế mới về kinh doanh hối đoái, cho phép các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được phép linh hoạt lựa chọn các công cụ giao dịch hối đoái mới như kỳ hạn, hoán đổi để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tính được rủi ro khi tỷ giá biến động, chủ động trong kinh doanh, kích thích thị trường hối đoái ngày càng phát triển, giúp ngân hàng nhà nước nắm bắt được cung - cầu thực tế trên thị trường và hình thành một mức tỷ giá sát thực. Đồng thời việc đưa ra các loại hình giao dịch kỳ hạn sẽ giúp giảm bớt sức ép về cầu ngoại tệ đối với tỷ giá hối đoái do tăng luồng chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế. Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh hối đoái của các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, tạo cầu giả tạo gây các cú sốc tỷ giá. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát và phát hiện xử lý các vi phạm chế độ quản lý ngoại hối.

* Tăng cường quản lý đối với công tác tín dụng để năng cao hiệu quả các khoản cho vay, chống thất thoát và rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại chấn chỉnh đầu tư tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả đầu tư. Xử lý dứt điểm các tài sản thế chấp để sớm giải toả nguồn vốn cho các ngân hàng thưong mại.

* Tăng cường công tác quản lý nợ nước ngoài, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ngắn hạn nước ngoài thông qua việc mỡ các L/C nhập hàng trả chậm của các ngân hàng thương mại, đồng thời có chính sách khuyến khích và hướng vào cho vay trung, dài hạn kết hợp với giám sát hiệu quả sử dụng vốn. Có các giải pháp xử lý các khoản nợ đọng của các ngân hàng và tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng của các ngân

hàng thương mại.

* Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết trước mắt như hổ trợ về tài chính để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động bình thường, kết hợp xem xét nới lõng các điều kiện cho vay và điều chỉnh khung lãi suất đễ khắc phục tình trạng tồn đọng vốn tại các ngân hàng và khuyến khích đầu tư từ nguồn vốn tín dụng.

* Thực thi các biện pháp nhằm tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước, đình giảm một số công trình lớn cần nhiều vốn.

* Nghiên cứu và đề xuất ban hành các qui chế mới về quản lý đầu tư nước ngoài, giảm bớt các thủ tục rườm rà nhằm mục đích tạo môi trường pháp lý thông thoáng để kích thích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra cũng cần giám sát chặt chẽ và hướng dẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài thực hiện theo đúng luật đã ban hành.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá nguyên nhân, tác động của cuộc khủng hoảng đến thế giới, khu vực và đặc biệt là Việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)