Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (Trang 70 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phát triển GDĐT là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu phát triển giáo dục tổng quát đến năm 2015 là đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức. Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Lụât giáo dục đã quy định mục tiêu giáo dục. Các giải pháp nêu ra phải hướng tới thực hiện mục tiêu quy hoạch đội ngũ giáo viên. Ngoài ra, còn phải hướng tới mục tiêu giáo dục cụ thể của từng trường, mỗi một giải pháp phải nhằm đạt được một mục tiêu giáo dục cụ thể, từ đó hướng tới mục tiêu chung. Các giải pháp phải được quán triệt trong mọi hình thức quy hoạch đội ngũ, được tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhận thức đầy đủ. Có như vậy, các nội dung của giải pháp mới có tính thiết thực và đạt hiệu quả cao.

Các giải pháp đưa ra phải căn cứ vào mục tiêu phát triển của nhà trường và mang tính chiến lược, nghĩa là vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ trước mắt, vừa phải đáp ứng yêu cầu lâu dài.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Vĩnh Cửu phải đảm bảo tính đồng bộ cả về quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, phân công

bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó việc phát triển đội ngũ giáo viên phải đạt được những tiêu chuẩn đã được xác định. Các giải pháp phải đa dạng, tuy nhiên, trong đó có những giải pháp cơ bản, chủ yếu, cần thực hiện ngay, có giải pháp hỗ trợ.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp đưa ra phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời điểm. Phải căn cứ vào số lượng giáo viên, cơ cấu đội ngũ, phương thức quản lý, cấu trúc bộ máy, trình độ học vấn, phù hợp về cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ…

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi nghĩa là có khả năng tực hiện được trong điều kiện cụ thể cho phép nhà trường ở những thời điểm cụ thể. Như điều kiện về các nguồn lực, nhân lực, vật lực và sự ủng hộ của các cấp lãnh đão cũng như quyết tâm của các thành viên trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (Trang 70 - 71)