Câu 7: NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC 1.1.1 Vốn từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Ôn thi môn tài chính tiền tệ chuyên đề Nguồn lực tài trợ cho phát triển kinh tế (Trang 25 - 26)

Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.

Vốn từ Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước, luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.

1.1.2. Vốn không thuộc ngân sách nhà nước

Gồm các nguồn tài chắnh ngoài NSNN như trong các quỹ tiền tệ khác của nhà nước, trong các doanh nghiệp nhà nước, trong các đơn vị hành chánh nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Phần vốn này tăng rất nhanh với nội dung rất phức tạp. Nguồn lực tài chắnh của hệ thống ngân hàng là nguồn lực phát sinh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, từ việc huy động, cho vay và các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn tài chắnh của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và huy động từ dân cư.

1.2. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH HUY ĐỘNG TỪ NƯỚC NGOÀI1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

_ Lợi ắch của việc thu hút nguồn vốn FDI:

- Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.

- Tiếp thu công nghệ và bắ quyết quản lý: Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bắ quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tắch lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phắ lớn.

- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xắ nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xắ nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xắ nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chắnh vì vậy, nước thu hút

đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

- Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đắch của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phắ sản xuất thấp, nên xắ nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương

cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xắ nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xắ nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm

2006.

1.2.2. Hỗ trợ phát triển chắnh thức (ODA)

Là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chắnh thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn tài chính tiền tệ chuyên đề Nguồn lực tài trợ cho phát triển kinh tế (Trang 25 - 26)