Kiểm tra việc trình bày và khai báo các loại vốn chủ sở hữu:

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vốn chủ sở hữu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư, Tài chính, Kế toán, Thuế - Kiểm toán COM.PT thực hiện (Trang 27 - 28)

Các thủ tục kiểm tra này nhắm đến việc xác minh từng loại vốn của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối có được trình bày riêng biệt trên Bảng Cân đối kế toán và được khai báo, thuyết minh chi tiết trong Thuyết minh Báo cáo tài chính hay không.

Kiểm toán viên cần kiểm tra việc trình bày, khai báo có đảm bảo về mặt số liệu và phù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không bằng cách so sánh, đối chiếu số liệu trên Báo cáo tài chính với số liệu trên sổ kế toán các tài khoản vốn chủ sở hữu và với các chứng từ tài liệu liên quan khác (như tài liệu về trái phiếu, cổ phiếu, cổ tức, Thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước…).

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm tra chi tiết liên quan đến khoản mục vốn chủ sở hữu, kiểm toán viên phải tổng hợp kết quả kiểm toán cho cả khoản mục này. Công việc này được thực hiện dựa trên các thủ tục kiểm toán đã thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được. Kết quả tổng hợp kiểm toán khoản mục vốn chủ sở hữu được kiểm toán viên trình bày trên giấy tờ làm việc tổng hợp dưới dạng “biên bản kiểm toán” hoặc “bảng tổng hợp kết quả kiểm toán” và được dùng làm cơ sở để lập báo cáo kiểm toán.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KIỂM TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO CÔNG TY KIỂM TOÁN COM.PT THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG

2.1 Chuẩn bị kiểm toán

Quy trình kiểm toán vốn chủ sở hữu ở Công ty kiểm toán COM.PT được xây dựng thành một mẫu chung và được các kiểm toán viên thực hiện trong các cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, do đặc điểm gắn liền với hình thức sở hữu, loại hình doanh nghiệp của vốn chủ sở hữu, mà quy trình luôn được áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có sự khác biệt lớn trong công việc kiểm toán vốn chủ sở hữu với khách hàng mới và với khách hàng thường xuyên.

Để hiểu rõ hơn quy trình kiểm toán vốn chủ sở hữu mà Công ty COM.PT xây dựng và áp dụng với các đối tượng khách hàng khác nhau, ta sẽ minh họa thực tế công việc kiểm toán khoản mục vốn chủ sở hữu do Công ty COM.PT thực hiện với hai khách hàng là Công ty A cho năm 2010 và Công ty B cho năm 2009. Công ty A là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng; Công ty B là một Công ty cổ phần. Đây là hai loại hình doanh nghiệp có sự khác biệt rất lớn về bản chất nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy tìm hiểu công tác thực hiện kiểm toán khoản mục vốn chủ sở hữu đối với hai Công ty này sẽ chứng tỏ rõ hơn về sự áp dụng linh hoạt quy trình kiểm toán đã được xây dựng và thực tế.

Bước đầu, Công ty COM.PT đã đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với cả hai cuộc kiểm toán đều ở mức trung bình, Công ty đã ký hợp đồng kiểm toán với hai khách hàng, và bắt đầu tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập thông tin cơ sở về Công ty khách hàng, thực hiện các thủ tục phân tích và đánh giá trọng yếu, rủi ro cho đối tượng kiểm toán.

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1 Công ty A

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vốn chủ sở hữu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư, Tài chính, Kế toán, Thuế - Kiểm toán COM.PT thực hiện (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w