Đánh giá trung tâm trách nhiệm F7

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH " pdf (Trang 38 - 40)

5. Phạm vi nghi ên c ứu

3.3.2.2. Đánh giá trung tâm trách nhiệm F7

Để đánh giá được hiệu quả đạt được trong ngày 27/03/2008: cần xem xét hai chỉ

tiêu là tỷ lệ chế biến và tỷ giá sản xuất.

Thứ nhất: tỷ lệ chế biến được thể hiện ở hai phần là từ các công đoạn sản xuất

và tỷ lệ hao hụt cuối cùng để làm ra 1 kg thành phẩm.

- Tỷ lệ chế biến từ các đội gồm: tỷ lệ ra cá, tỷ lệ lạn da và tỷ lệ sửa cá.

Có thể tóm tắt số liệu về số lượng và tỷ lệ từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến

thành phẩm như sau:

NL: 35.568 kg -> ra cá: 18.055 kg -> lạn da: 16.413 kg -> sửa cá: 12.222 kg.

1,97% 1,1% 1,34%

Tỷ lệ ra cá = 1,97 % (lấy từ bảng 3.5. báo cáo tổng hợp kết quả chế biến) chỉ

tiêu này thể hiện 1,97 kg nguyên liệu đạt thì thu được 1 kg cá thành phẩm fillet (phụ

phẩm thu hồi là 0,97 kg). Chỉ tiêu này được đánh giá là tốt khi nó nhỏ hơn 2 % vì nếu là 2 % thì để có 1 kg thành phẩm fillet phải cần tới 2 kg nguyên liệu, thành phẩm đạt chỉ

bằng phân nửa nguyên liệu.

Tỷ lệ lạn da = 1,1 % chỉ tiêu này thể hiện 1,1 kg BTP ra cá sau khi lạn da thì

được 1 kg thành phẩm.

Tỷ lệ sửa cá = 1,3 % (lấy từ bảng 3.5. báo cáo tổng hợp kết quả chế biến) có

nghĩa là cứ 1,3 kg BTP sau khi sửa thì được 1 kg cá thành phẩm fillet (phụ phẩm thu hồi

là 0,3 kg). Khâu sửa cá được xem là khâu định hình lại hai miếng fillet thành thành phẩm theo đúng yêu cầu của từng khách hàng, chỉ tiêu tỷ lệ sửa cá là cơ sơ để phản ánh định mức sửa cá của đội II, nếu tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả sản xuất càng cao vì

như vậy xí nghiệp sẽ không phải chịu hao phí phụ phẩm nhiều.

- Tỷ lệ hao hụt:là tỷ lệ được xác định cuối cùng và có nghĩa là để làm ra 1 kg

thành phẩm fillet thì phải cần bao nhiêu nguyên liệu ban đầu.

Do đó tỷ lệ hao hụt trong ngày 27/3/2008 được xác định bằng cách lấy số lượng nguyên liệu nhập vào chia cho thành phẩm đạt = 35.568 / 12.222 = 2,91 %. Có nghĩa là cứ 2,91 kg nguyên liệu cá tra - basa ta thu được 1 kg thành phẩm cá tra fillet (phụ phẩm

thu hồi là 1,91 kg). Nếu chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sản xuất được đánh giá càng cao (với điều kiện giá xuất và tỷ giá ngoại tệ ổn định).

Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7

SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 29

Thứ hai: khiđánh giá hiệu quả sản xuất cần chú trọng đến tỷ giá sản xuất vì khi tỷ giá càng thấp chứng tỏ chi phí bỏ ra cho một đơn vị thành phẩm là thấp. Do tỷ giá sản

xuất = chi phí chế biến / trị giá thành phẩm. Chi phí chế biến này không bao gồm các chi phí như điện, nước, bao bì, lãi ngân hàng ….

- Phần lợi nhuận thu được là phần chênh lệch tỷ giá giữa giá thị trường hay giá

theo hợp đồng với giá sản xuất (chỉ tiêu 8 trong báo cáo hiệu quả sản xuất) nhân với giá

trị thành phẩm đạt trong ngày (chỉ tiêu 4 trong báo cáo hiệu quả sản xuất). Như cách tính đã nói, ứng với giá hợp đồng tại thời điểm 27/03/2008 là 15.400 đồng, thì hiệu quả

sản xuất của F7 được xác định bằng:

(15.400 - 13.406,86) * 36.100,31 = 71.953.000 đồng (bảy mươi mốt triệu chín trăm năm mươi ba ngàn đồng).

Việc tính hiệu quả theo công thức này là do BGĐ tự tính nhằm đánh giá hiệu

quả trong ngày của xí nghiệp mình quản lý. Vì tại xí nghiệp chỉ dừng lại ở việc tính hiệu

quả kế hoạch chứ không thực hiện công việc tính hiệu quả sản xuất cụ thể có ảnh hưởng

của định phí và các biến phí khác, vì thực tế có một số chi phí không thuộc trách nhiệm

của F7 mà do công ty khoán.

=> Theo đánh giá sơ bộ thì hiệu quả sản xuất của F7 vào ngày 27/03/2008 được

xem là tốt do tỷ lệ chế biến đạt 2,91 % ở mức tương đối phù hợp và tỷ giá chế biến ra

thành phẩm thấp hơn tỷ giá xuất khẩu điều này đem lại lợi nhuận cho xí nghiệp. Mặc

dù, việc đánh giá này chỉ là theo kế hoạch chưa phản ánh đầy đủ các chi phí thực đã

phát sinh nhưng nhìn chung nó cũng đã phản ánh tương đối về tình hình sản xuất của

F7.

F7 được xem là một trung tâm chi phí nên việc quản lý tốt các chi phí phát sinh là điều quan trọng nhất. Các nhà quản lý F7 nói chung và các bộ phận trực thuộc F7 nói riêng đã thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý, điều

hành. Điều đó được thể hiện qua hiệu quả sản xuất đạt ở mức tốt, cắt giảm được chi phí

tồn kho do sản xuất theo đơn đặt hàng, có biện pháp khoán chi phí cho từng bộ phận theo định mức và nếu sau khi chi cho các khoản chi phí phát sinh phần còn dư sẽ làm quỹ khen thưởng cho chính bộ phận đó, từ đó làm động lực cho các bộ phận có trách

nhiệm hơn.

Tóm lại, nhìn chung cách quản lý của các nhà quản trị F7 đã thực hiện tốt các

chức năng: hoạch định, tổ chức và điều hành, điều đó thể hiện qua hiệu quả sản xuất được đảm bào, đời sống công nhân viên xí nghiệp được sung túc hơn, mối quan hệ giữa

nhân viên với nhân viên và giữa nhân viên với ban quản lý tốt, vui vẻ và thân mật. F7 luôn tạo một cảm giác rất thoải mái và nhiệt tình như một gia đình trong đó các thành

Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7

Chương 4. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO F7 THUỘC AGIFISH

4.1. Yêu cầu thông tin của nhà quản lý F7

Do F7 là trung tâm chi phí nên các thông tin mà nhà quản lý cần quan tâm trong suốt quá trình điều hành và quản lý là tất cả các chi phí có thể phát sinh, nguồn gốc phát

sinh và nguyên nhân phát sinh nó.

Nói tóm lại các thông tin cần thiết cho nhà quản lý F7 là:

(1) Đối với BGĐ chủ yếu là bảng báo cáo hiệu quả sản xuất và bảng báo cáo

tổng hợp kết quả chế biến để có thể đánh giá sơ bộ hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn phải theo sát tiến độ sản xuất để có sự đánh giá đúng về các chỉ tiêu đề

ra và các kết quả thực hiện được, BGĐ cần có các thông tin thật chính xác và tổng quát

về tình hình chung của xí nghiệp;

(2) Đối với BĐH – KCS là chú ý nắm bắt thông tin về các chương trình đào tạo

theo công nghệ mới, đảm bảo sản xuất đúng qui trình đã chọn. Thông tin mà họ cần

quan tâm là các chỉ tiêu kỹ thuật và các tỷ lệ được báo cáo để qua đó có thể nhận xét và

đánh giá những mặt đạt và chưa đạt, từ đó có thể đề ra các biện pháp giải quyết tốt hơn; (3) Đối với tổ Nghiệp Vụ, nơi được xem là chỗ lưu trữ tất cả các số liệu và báo cáo từ các đội chuyển lên. Họ cần có trình độ kế toán và tinh thần trách nhiệm đối với

tất cả các số liệu báo cáo do mình lập nên vì không những họ lập các bảng báo cáo trình

BGĐ họ còn phải có trách nhiệm giải trình ý nghĩa bên trong từng con số đó. Bên cạnh

việc giải trình họ cần nhận xét - đánh giá sơ bộ hiệu quả đã đạt được, từ đó có thể tham mưu cho BGĐ các kế hoạch lâu dài và cũng có thể đề ra các biện pháp khắc phục những

sai sót còn mắc phải.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH " pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)