F7 – trung tâm chi phí

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH " pdf (Trang 37 - 38)

5. Phạm vi nghi ên c ứu

3.3.2.1. F7 – trung tâm chi phí

Căn cứ vào bảng báo cáo hiệu quả sản xuất cùng bảng báo cáo tổng hợp kết quả

chế biến được lập vào ngày 27/03/2008 đối với mặt hàng cá tra – basa fillet làm cơ sở để đánh giá trung tâm trách nhiệm của F7.

F7 chỉ sản xuất sản phẩm trực tiếp theo các đơn đặt hàng nhận được. Xí nghiệp

mua nguyên liệu và sản xuất ngay khi có hợp đồng đặt hàng, lúc này qui trình sản xuất

mới hoạt động. Điều đó nhằm làm giảm tồn kho tới mức thấp nhất, chống lãng phí và cải thiện được chất lượng. F7 được xem là một trung tâm chi phí vì F7 chỉ có quyền điều khiển sự phát sinh chi phí trong quá trình sản xuất chứ không có quyền đối với thu

nhập cũng như sự đầu tư. Mà trung tâm chi phí được hình thành với mục tiêu là tăng

tính tự chịu trách nhiệm và khả năng có thể kiểm soát được toàn bộ những chi phí phát

sinh nội tại. Trong đó, đội trưởng là người trực tiếp kiểm soát chi phí và là người chịu

trách nhiệm về những chi phí phát sinh tại đội, tổ trưởng phải có trách nhiệm đảm bảo

lợi ích mang lại lớn hơn các chi phí phát sinh. F7 có nhiệm vụ lập và thực hiện các hợp đồng đúng theo thời hạn, quản lý tốt chất lượng, theo dõi vật tư, nhân công của các đội và nhân viên văn phòng xí nghiệp.

Phân bổ các chi phí sản xuất đúng bộ phận phát sinh của nó là việc làm không dễ

dàng vì thông thường những chi phí khả biến là những chi phí có thể kiểm soát được

còn định phí thì không. Do trong thực tế rất khó phân biệt một cách rạch ròi khoản định

phí nào thuộc sự kiểm soát của bộ phận nào.

Để phân bổ chi phí cho các bộ phận trực thuộc có thể được tiến hành theo hai

bước là tập hợp và phân bổ: tập hợp là quá trình các chi phí sẽ được tổng hợp từ các đội

Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7

Tổ nghiệp vụ của xí nghiệp không thực hiện nhiệm vụ phân bổ chi tiết chi phí

cho từng loại sản phẩm để xác định giá thành thành phẩm mà chỉ có trách nhiệm thu

thập và kiểm tra các hóa đơn, chứng từ, dữ liệu về chi phí đã sử dụng cho nguyên liệu

đầu vào và thành phẩm đầu ra. Tức là các bộ phận trực thuộc cũng như ban quản lý xí nghiệp chỉ dừng lại ở việc quản và phải đảm bảo các chi phí phát sinh phải thật sự phù hợp với sản lượng thành phẩm sản xuất ra. Sau đó các số liệu này cùng bảng báo cáo

hiệu quả sản xuất của xí nghiệp sẽ được chuyển lên phòng kế toán công ty để thực hiện

việc tính giá thành thành phẩm và lập các bảng báo cáo thể hiện việc so sánh, phân tích

chi phí sản xuất và chi phí đóng thùng theo định kỳ. Nói tóm lại, F7 chỉ dừng lại việc đánh giá hiệu quả sản xuất theo kế hoạch còn các công việc còn lại để xác định giá

thành cũng như hiệu quả sản xuất là do bộ phận kế toán công ty thực hiện.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH " pdf (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)