Nam tính hay nữ tính

Một phần của tài liệu Văn hóa Nhật Bản quản trị đa văn hóa (Trang 26 - 30)

Biểu đồ điểm số về nam/nữ tính (MAS) tại một số quốc gia trên thế giới.

Nhìn biểu đồ thấy Nhật Bản là một điển hình về điểm số nam tính cao(95 điểm).Trong xã hội này.điểm số cao cho thấy quốc gia đó khá phân biệt giới

tính,phái mạnh có xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội

- Quốc gia có MAS cao như Nhật Bản đều có xuất hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ.Một trong những đặc trưng là chế độ tuyển dụng đào tạo nhân viên của

họ.Thường thì công ty tuyển dụng nhiều nam hơn nữ và coi lao động nữ chỉ là tạm thời và lao động nữu đa số làm việc đơn giản,ít thăng tiến vì quan niệm phụ nữ là lo việc gia đình,giáo dục con cái để cho chồng làm việc ở ngoài.

- Ngoài ra họ còn coi trọng bằng cấp ,khi đi xin việc người ta có khuynh hướng chỉ đánh giá ứng viên xin việc theo cái trường mà người đó đã tốt nghiệp.

- Nhật Bản có MAS khá cao nên đào tạo theo định hướng nghề nghiệp hơn định hướng công việc.Vì vậy các doanh nghiệp Nhật Bản cũng khá tốn kém trong việc đào tạo và năng cao năng lực đội ngũ nhân viên.Các hin thức đào tạo tất đa dạng nhưng chú trọng hình thức đào tạo,huấn luyện mang tính thực tiễn cao và thời gia đào tạo là xuyên suốt.Có 2 hình thức là giáo dục tổng quát và giáo dục chuyên môn.

 Ví dụ nhân viên được giáo dục như :

- Không đi làm muộn,dù chỉ một phút.Phải đến trước ít nhất 5 phút và bắt tay vào việc đến hết giờ.Những ai đi muộn là tự đánh giá mình lười biếng,thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Phải chào hỏi nhau đúng nghi lễ đực biệt phải tôn trọng những người lớn tuổi hay cấp trên

- Đi trong công ty gặp rác phải nhặt,thấy đèn sáng không người sư dụng phải tắt,tiết kiệm đúng mọi lúc mọi nơi

- Về giáo dục chuyên môn :tất cả các nhân viên mới kể cả là tiến sĩ đều được thực tập ở các công xưởng,.. nơi nhàm chán và khổ cực nhất.Nhưng người đi trước sẵn sàng tạo điều kiện để nhân viên mới phát huy tài năng không chèn ép cấp dưới. 5. Hướng dài hạn ( ngắn hạn)

Nếu như các quốc gia châu Âu đi theo định hướng ngắn hạn, xã hội hướng hiên tại và quá khứ thường thích hưởng thụ, trưng diện cho bằng bạn bằng bè hơn là dành dụm, đề cao kết quả tức thời thay vì trông đợi vào sự kiên nhẫn hay quan hệ xã hội mang tính song phẳng, ngang hàng, không bị phụ thuộc vào thân phận hay đẳng cấp thì các quốc gia châu Á lại đi theo định hướng dài hạn. Các cá nhân

trong xã hội thường luôn lo lắng cho tương lai sẽ đi về đâu, họ tiết kiệm chi tiêu, dành dụm cho tương lai, phòng những sự cố bất ngờ, đề cao tính kiên trì, bền bỉ, gắng sức sẽ đem lại thành công trong tương lai. Và nhắc đến định hướng dài hạn không thể không nhắc đến Nhật Bản, một quốc gia với những con người với đầy đủ những đức tính cao quý: tinh thần cần cù chăm chỉ lao động, sự tuyệt đối tuân thủ kỷ luật của cá nhân theo phong cách samurai, tinh thần trách nhiệm cộng đồng cao và đặc biệt lòa tinh thần tiết kiệm khôn ngoan được cho là hiệu quả nhất trên thế giới

Khách quan mà nói, trên thế giới có nhiều dân tộc thể hiện đức tính tiết kiệm, nhưng có lẽ người Nhật có tinh thần tiết kiệm hơn cả. Ví dụ trong cách giáo dục của người Nhật đối với trẻ em chúng ta có thể thấy được đức tính tiết kiệm của họ. Mỗi trẻ em Nhật Bản đều được giáo dục từ nhỏ là đất nước Nhật rất nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên ( thực tế phải nhập tới 80% các nguyên nhiên liệu cho các hoạt động sản xuất trong nước), điều kiện sinh tồn, phát triển không thuận lợi nên cần phải tiết kiệm thật nhiều mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Trẻ em Nhật Bản đã biết thực hành tiết kiệm theo nhà trường và cha mẹ từ lúc còn rất nhỏ cho đến khi trưởng thành và đi làm. Ý thức và suy nghĩ tiết kiệm làm cho cuộc sống tốt hơn đã hình thành nên thói quen tiết kiệm một cách hiệu quả của người Nhật từ sinh hoạt đời thường hàng ngày cho đến tất cả mọi lĩnh vực nghiên cứu phát triển và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh cũng như điều hành đất nước.

Ngoài ra, nhắc đến định hướng dài hạn không thể không nhắc đến tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, phong trào tiết kiệm toàn dân để tái thiết đất nước đã được chính phủ Nhật Bản ban hành và toàn dân ủng hộ. Các đài phát thanh trung ương và địa phương, các đài truyền hình và các tời báo lớn nhỏ khắp nơi trên nước Nhật cùng nhau đưa tin về các bài học thực hành tiết kiệm.Sau nhiều năm thực hiện, phong trào toàn dân thực hành tiết kiệm của Nhật Bản đã gặt hái được những kết quả to lớn, góp phần không nhỏ làm nền tảng cho nước Nhật chính thức trở thành nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới từ năm 1968 đến nay.

Hơn nữa, đến khi đất nước đã hoàn toàn thoát khỏi cảnh khó khăn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kết thúc thành công và kinh tế phát triển vượt bậc, người dân Nhật vẫn còn có xu hướng gửi tiết kiệm vào hàng cao nhất trên thế giới. Thường họ bỏ ra một khoảng 17-20% thu nhập của mình để gửi tiết kiệm. Nguồn

tiết kiệm của người dân trở thành nguồn vốn quan trọng để kinh tế Nhật có điều kiện tái đầu tư phát triển thêm về chiều rộng và chiều sâu trong nước cũng như vươn ra khắp thế giới.

Có thể thấy, tiết kiệm và kiên nhẫn, tiết kiệm quy mô lớn để đầu tư, thành công do nỗ lực hay thất bại do thiếu nỗ lực đó là những đặc điểm mà Hofstede nêu ra đối với một quốc gia có định hướng dài hạn. Và Nhật Bản là một quốc gia chứa đựng tất cả những yếu tố đó.

Những đức tính đó hầu như không thay đổi cho dù xã hội Nhật Bản luôn biến động, đổi thay. Và chính những phẩm chất ấy đã tạo ra một thứ gọi là "tinh thần Nhật Bản" mà toàn thế giới phải khâm phục...

6. Tận hưởng và kiềm chế:

Theo Hofstes, sự tận hưởng đề cập đến một xã hội mà ở đó cho phép sự hài long đối với các xu hướng cơ bản. Sự kiềm chế đề cập đến xã g\hội mà ở đó sự hài long đối với các nhu cầu dường như bị hạn chế và bị quy định bởi các quy tắc xã hội chặt chẽ. Và Nhật Bản là một trong những quốc gia châu Á thể hiện rõ nét sự kiềm chế trong văn hóa.

Ở Nhật Bản, đa phần các hộ gia đình có từ 1-2 con. Cũng như người Việt Nam, người Nhật hiện không muốn có nhiều con. 58,2% sợ không kham nổi chi phí giáo dục; 50,1% nêu lý do thiếu khả năng kinh tế để nuôi dạy, chăm sóc con cái; và 44,7% trả lời khó có thể vừa đi làm vừa nuôi con. Ở Nhật Bản, số hộ gia đình hai vợ chồng cùng đi làm chiếm đến 57,2%. Có con nhỏ thì vợ phải nghỉ việc để chăm sóc con và không dễ quay lại cơ quan cũ.

Theo thống kê, thu nhập bình quân mỗi tháng của một hộ gia đình khoảng trên dưới 4.400 USD. Nhưng mỗi tháng tổng cộng thuế thu nhập, thuế cư trú và các loại cước phí bảo hiểm (bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí) chiếm đến 16,5% thu nhập. Luật buộc mọi công dân phải tham gia bảo hiểm y tế, trên 20 tuổi phải tham gia thêm bảo hiểm hưu trí và những nhân viên biên chế của công ty phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Một khoản chi phí lớn khác trong gia đình là chi phí ăn uống. Thống kê cho thấy mức chi này chiếm bình quân 13,4% tổng thu nhập. Món ăn chính của người Nhật là cơm với giá gạo cao gấp mười lần giá ở Việt Nam. Ngoài cá, rau, đậu, người Nhật thích ăn 3 loại thịt là thịt bò, thịt lợn, thịt gà; thích ăn cá biển hơn cá nước ngọt; thường ăn trứng gà, không ăn trứng vịt. Nói chung, thực phẩm ở Nhật rất đắt, so với Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Nhưng giá nhà đất là đắt

nhất. Vì vậy, ở Tokyo có đến trên 50% hộ sống ở nhà tập thể. Khi mua nhà, người ta thường mua nhà trả góp từ 20-30 năm, có công ty cho trả góp đến 100 năm. Khi nền kinh tế Nhật trì trệ, thị trường nhà đất cũng ì ạch theo.

Theo thăm dò của Văn phòng Thủ tướng Nhật, người dân lo lắng nhất là sức khỏe bản thân, thứ 2 là cuộc sống sau khi về hưu, thứ 3 là sức khỏe của gia đình, thứ 4 là thu nhập; sau đó mới đến học hành, tìm việc và hôn nhân của con cái. Ngoài ra, hệ thống pháp luật ở Nhật Bản cực kỳ nghiêm minh và rõ ràng. Ví dụ nếu bạn đi xe đạp vượt qua đường và chẳng may bị xe hơi đâm thì người bồi thường phải là bạn chứ không phải xe hơi (điều này không giống với nước ta, hầu như nếu xảy ra tình trạng này thì thông thường dù đúng hay sai, người đi ô tô vẫn bị quy kết là người bồi thường).

Vì luật pháp ở Nhật Bản rất minh bạch nên không ai dám phạm pháp chẳng hạn ở Nhật Bản có trang bán hàng đầu giá cực kỳ nổi tiếng đó là trang Yahoo! Auction. Nếu những trang bán hàng này bị tố cáo lừa đảo, cảnh sát sẽ lập tức điều tra.

Hay nếu bạn đi thuê nhà thì Nhật cũng có luật thuê nhà riêng, theo đó chủ nhà muốn cho thuê nhà phải qua công ty bất động sản và công ty này phải có người có bằng cấp về bất động sản. Khi ký hợp đồng, bạn có quyền ở hết hợp đồng chứ chủ nhà không có quyền đuổi bạn đi. Luật pháp Nhật còn quy định rõ về cả việc đồ đạc xuống cấp theo thời gian thì người thuê nhà không phải bồi thường.

Một phần của tài liệu Văn hóa Nhật Bản quản trị đa văn hóa (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w