KHUẾCH ĐẠI TỪ

Một phần của tài liệu tên của đề tài: khí cụ điện (Trang 95 - 100)

4.1 Khái quát và công dụng.

Khuếch đại từ (KĐT) được dùng rộng rãi trong kỹ thuật để làm bộ điều chỉnh dòng điện và điện áp. Nó được dung trong các hệ thống điều khiển, điều chỉnh và kiểm tra tự động.

Trong các máy nâng cấp vận chuyển, KĐT thường được dung làm máy kích thích cho máy phát trong hệ thống F-Đ.

Trong các máy cắt gọt kim loại, KĐT thường kết hợp với chỉnh lưu Điôt bán dẫn để cung cấp cho phần cứng của động cơ. Ngoài ra, nó còn được dung làm máy khuếch đại trung gian, bộ tổng hợp tín hiệu trong các hệ thống truyền động phức tạp.

Đặc điểm của khuếch đại từ:

- Không có bộ phận chuyển dộng do đó làm việc bền và đáng tin cậy. - Thời gian làm việc lâu.

- Có thể tổng hợp được nhiều tín hiệu điều khiển độc lập.

- Có thể dùng dòng một chiều công suất nhỏ ở mạch điều khiển để điều khiển được dòng điện xoay chiều công suất lớn ở mạch làm việc.

- Quán tính lớn.

4.2.Nguyên lý làm việc của KĐT đơn giản

4.2.1 Cấu tạo

Chiều làm việc của cuộn dây làm việc để tạo ra từ thông đối với cuộn điều khiển là có chiều ngược nhau và do đó không gây ra cho cuộn dây điều khiển một sức điện động xoay chiều. Nếu trong cuộn đây điều khiển WY không có dòng điện một chiều thì bộ khuếch đại từ thực chất là một cuộn cảm có điện kháng lớn được mắc trong mạch dòng xoay chiều nối tiếp với phụ tải, khi đó dòng điện xoay chiều cấp cho phụ tải nhỏ.

SVTH: Lý Ngọc Hà - 84 - Khí Cụ Điện

4.2.2 Nguyên lý làm việc

Khi cung cấp cho cuộn dây điều khiển WY dòng một chiều công suất nhỏ, lõi thép được từ hóa, khi ấy điện kháng của cuộn dây làm việc W giảm xuống và dòng điện xoay chiều tăng lên tương ứng trong mạch phụ tải.

Dòng điện trong cuộn xoay chiều là: 2 2 ( L) R U Z U I    Trong đó: R=Rt+Rw L= l s W2.10-8 L: Điện cảm cuộn làm việc.

μ: Hệ số từ thẩm ( phụ thuộc mức độ bão hòa từ lõi từ). S: Tiết diện lõi sắt từ.

l: chiều dài lõi sắt từ. W: Số vòng cuộn sơ cấp.

Khi dòng điện điều khiển Iy tăng ( bằng cách giảm Ry) thì μ giảm do đó L giảm làm I tăng.

Do cuộn Wy nhiều vòng nên chỉ cần một công suất điều khiển nhỏ trên Ry điều khiển đươc sự thay đổi công suất trên tải. Tỷ số thay đổi công suất đó gọi là hệ số khuếch đại công suất.

y y t p R I R I I K 2 2 0 2 ). (  

I0: dòng điện cuộn dây W khi Iy=0 Hệ số khuếch đại dòng điện: W W I I I K y y l   0 

Wy, W: số vòng cuộn dây điều khiển làm việc.

4.3.Khuếch đại từ dùng trong máy công cụ

Mạch từ của khuếch đại từ làm bằng thép đặt biệt (tôn silic mỏng cán nguội) có đường cong từ hóa dốc để đạt được hệ số khuếch đại lớn. Mạch từ có các

SVTH: Lý Ngọc Hà - 85 - Khí Cụ Điện

hình dạng khác nhau. Trên thực tế ở máy công cụ KĐT còn có thêm các cuộn phản hồi ( lấy từ tín hiệu ra của cuộn làm việc qua chỉnh lưu đưa trở về cuộn điều khiển) để tăng hệ số khuếch đại này hay tăng tín trung thực của KĐT.

Có hai loại phản hồi:

- Phản hồi dương, nếu từ thông phản hồi cùng chiều với từ thông điều khiển. - Phản hồi âm, nếu từ thông phản hồi ngược chiều với từ thông điều khiển.

5.THIẾT BỊ CẤP NGUỒN DỰ PHÒNG 5.1 Khái niệm

Thiết bị cấp nguồn dự phòng là thiết bị dùng để tự động chuyển tải từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguồn chính bị sự cố.

Có hai thiết bị cấp nguồn dự phòng: thiết bị cấp nguồn liên tục và thiết bị tự chuyển động nguồn.

5.2 Thiết bị cấp nguồn liên tục UPS ( bộ lưu điện)

Dùng cho các hộ tiêu thụ đặc biệt cần nguồn liên tục, ví dụ: các thiết bị cấp cứu ngành y tế, laptop, máy tính cá nhân, trung tâm điện toán, …

Công suất từ vài trăm đến vài trăm ngàn volt, đáp ứng được cho các phụ tải công suất khác nhau.

Công suất UPS do dung lượng của nguồn

dự phòng (thường là acqui ) và công suất của các bộ biến đổi quyết định. Thời gian cấp điện không dài.

SVTH: Lý Ngọc Hà - 86 - Khí Cụ Điện

 Loại có chuyển mạch: Acqui được nạp qua chỉnh lưu và ở trạng thái chờ. Khi mất điện lưới, chuyển mạch chuyển tải về phía acqui. Đặc điểm của loại UPS có chuyển mạch là cấu tạo đơn giản. Loại này dùng ở công suất thấp, đến vài ngàn Volt

 Loại USP không có chuyển mạch: Điện lưới được chỉnh lưu thành DC, vừa nạp cho acqui vừa cấp cho phụ tải qua bộ nghịch lưu và bộ lọc, khi mất điện acqui sẽ tiếp tục cấp điện cho tải. Loại USP này có cấu trúc phức tạp hơn, nhưng có nhiều ưu điểm hơn so với loại có bộ chuyển mạch.

5.3 ATS ( bộ chuyển nguồn tự động)

ATS: là thiết bị tự động chuyển tải từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguồn chính có sự cố và tự động chuyển tải theo chiều ngược lại khi nguồn chính phục hồi.

Các bộ so sánh tín hiệu sẽ so sánh tín hiệu nguồn cung cấp với trị số đặt, nếu chất lượng điện không đạt bộ so sánh sẽ phát tín hiệu cho bộ điều khiển, bộ điều khiển tác động lên bộ chuyển mạch chuyển nguồn hoặc khởi động máy phát so sánh tín hiệu điện máy phát rồi chuyển mạch

Chuyển từ nguồn này sang nguồn kia theo tín hiệu điều khiển của mạch hoặc bằng tay.

Yêu cầu ATS phải có công suất chuyển mạch lớn. Khối chuyển mạch thường theo 3 nguyên lý chính:

 2 contactor: đấu liên động : đến 800 A

 Kiểu aptomat: 2 aptomat đấu liên động qua cơ cấu cơ, việc chuyển mạch thực hiện bằng động cơ : đến 1600 A.

 Kiểu “bập bênh”:

- ATS lưới - lưới: chuyển mạch theo 3 cực, trung tính dùng chung cho 2 nguồn. - ATS lưới – máy phát: chuyển mạch 4 cực, chuyển cả trung tính.

TÓM LẠI:

Hiện nay ngành công nghiệp ở Việt nam đang phát triển rất nhanh, nhu cầu sử dụng các loại khí cụ điện điều khiển ngày càng nhiều về số lượng và chủng loại. Các nhà sản xuất đã không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng, chủng loại nhằm

SVTH: Lý Ngọc Hà - 87 - Khí Cụ Điện

đáp ứng những yêu cầu của thị trường. Do vậy từ việc tìm hiểu về lý thuyết cũng như thực hành tìm hiểu kết cấu, tính toán chọn lựa đến việc sử dụng, vận hành nhóm khí cụ này là cần thiết nhằm điều khiển tốt nhất cho mạch điện và hệ thống điện.

Nội dung chương này nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nhóm khí cụ điện điều khiển ứng dụng điều khiển tự động thường được sử dụng trong mạng hạ thế, trung thế và trong các doanh nghiệp công nghiệp, trang bị cho chúng ta về kỹ năng lựa chọn được các khí cụ điện để sử dụng cho từng trường hợp cụ thể theo tiêu chuẩn Việt Nam, biết cách kiểm tra, phát hiện và sửa chữa lỗi các khí cụ điện trên theo các thông số kỹ thuật của nhà chế tạo.

SVTH: Lý Ngọc Hà - 88 - Khí Cụ Điện



PHẦN III : GIỚI THIỆU ĐẶC TÍNH, KẾT CẤU

KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP

Chương 6 :KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP

Một phần của tài liệu tên của đề tài: khí cụ điện (Trang 95 - 100)