Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và gây nuôi thức ăn nuôi Artemia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối biển đến năng suất sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh - Khánh Hòa (Trang 35 - 38)

1.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi

1.1.1. Chuẩn bị ao

- Tiến hành đo đạc và đắp bờ ngăn tạo thành 4 ao có diện tích 100 m2/ao. - Kích thước mỗi ao: 5 m x 20 m, S = 100 m2/ao, ao đất.

- Bờ ao làm bằng cót tre, nện chặt đất bên trong, độ rộng của bờ là: 30 – 40 cm. - Dùng bạt lót toàn bộ mặt phía trong của ao, độ dài bạt lót tính từ đáy ao lên là 60 cm để ngăn cản sự thấm nước qua lại, tạo điều kiện độc lập cho các lô thí nghiệm.

- Số lượng ao là 4, được bố trí thành một dãy liên tục được đánh số từ A1 – A4 tương ứng bố trí với các thang độ mặn: 50 – 65 ppt, 65 – 80 ppt, 80 – 95 ppt, 95 – 110 ppt.

Hình 3.6: Sơ đồ bố trí 4 lô thí nghiệm

1.1.2. Cấp nước, nâng và pha độ muối

- Luôn có một lượng nhỏ nước nhạt còn lại ở trong ao do tháo không cạn và do thấm từ nền đáy dày khoảng 2 – 5 cm, tiến hành đo độ mặn, độ mặn dao động 40 – 45 ppt, xác định thể tích.

- Mức nước cần đạt được là 40 - 50 cm/ao.

- Để điều chỉnh các thang độ mặn theo điều kiện thí nghiệm đặt ra, tiến hành đo độ mặn của nước ót trong mương được tháo từ khu ruộng muối, độ muối thường dao động từ 100 – 120 ppt , sử dụng quy tắc đường chéo, xác định thể tích nước ót cần bơm vào mỗi ao để đạt điều kiện về độ muối thí nghiệm đặt ra.

- Sử dụng máy bơm dẫn nước ót vào ao bằng đường ống PVC đường kính 49 mm

(Ø = 49). Nước được bơm vào ao nuôi qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 120 μm để trứng, ấu trùng của động vật nổi và cá không lọt vào ao.

1.1.3. Kiểm tra các yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường đo đạc vào 9h sáng sau khi cấp nước.

Bảng 3.10: Yếu tố môi trường ao nuôi sau khi cấp nước.

Ao A1 A2 A3 A4

Độ mặn (ppt) 62 75 90 105

Nhiệt độ (oC) 30 30 30 30

pH 8.5 8.5 8.5 8.5

Oxy hòa tan (mg/lít) 6 5 4 4

Ta thấy:

- Độ mặn đạt điều kiện thí nghiệm đặt ra.

- Các yếu tố: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan đảm bảo nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của A. franciscana.

1.2. Phương pháp gây nuôi thức ăn

™ Gây màu

- Sử dụng phân gà và phân vô cơ gồm Ure và NPK.

+ Phân gà để nguyên trong bao (25 – 30 kg/bao) thả trực tiếp xuống ao để phân khuyếch tán dần dần. Liều lượng: 3 bao/ao tức 75 – 90 kg/100 m2.

+ Phân Ure: 20 ppm. + Phân NPK: 10 ppm.

- Quan sát sự lên màu của nước để tiến hành ấp nở và thả giống, sau 2 ngày đã gây được màu nước đạt yêu cầu, tiến hành cho ấp trứng Artemia .

- Để thêm nguồn thức ăn cho A. franciscana và gây màu nước nhanh, tiến hành cho xuống mỗi ao 1 L tảo thuần Chaetoceros calcitrans.

™ Kết quả gây nuôi thức ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi cấp nước, chuẩn bị xong độ muối thì tiến hành bón phân gây màu nước, sau khi bón phân gây màu 3 ngày quan sát màu nước, tiến hành thu mẫu kiểm tra. Kết quả xác định thành phần loài và mật độ tảo ở 4 ao nghiên cứu được trình bày ở bảng

Bảng 3.11: Kết quả gây màu nước

Ao A1 A2 A3 A4

Màu nước Xanh lục Vàng nâu

đậm Vàng nâu nhạt Nâu đen Mật độ tảo (tb/L) 24.656 x 104 18.168 x 104 7.330 x 104 4.565 x 104 Thành phần loài (loài) 22 23 12 10 2 1 3 4

Hình 3.7: Kết quả gây màu nước 4 ao Nhận xét:

™ Về thành phần:

- Có 33 loài thuộc 4 ngành thực vật nổi được xác định trong đó chiếm ưu thế là ngành Heterokontophyta chiếm 66.67%, còn lại là 3 ngành: Dinophyta, Cyanobacteria, Chlorophyta. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Vũ Dũng.

- Trong số 33 loài thì chỉ có 8 loài có thể làm thức ăn cho Artemia. Gồm có: Chaetoceros calcitrans, Navicula sp, Tetraselmis chuii 8-6, Nitzschia closterium, N. lorenziana, N. longissima, N. sigma, Nitzschia sp [Phụ lục 3].

™ Về mật độ

- Mật độ tảo cao nhất ở ao có độ muối thấp (A1) và giảm dần ở các ao có độ muối tăng dần từ A2 – A4.

- Mật độ tảo ao A1, A2 là cao và cao hơn nhiều so với ao A3, A4. Cụ thể: A1 cao hơn A2 là 1.35 lần, cao hơn A3 là 3.36 lần và A4 là 5.40 lần (Hình 3.8). 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 A1 A2 A3 A4 Ao nuôi M ậ t độ ( tb/L)

S? d?ng đư?c Không s? d?ng đư?c

Sử dụng được Không sử dụng được

Hình 3.8: Lượng tảo ở các ao nuôi

- Qua hình ta thấy mật độ tảo ao A1, A2 là cao tuy nhiên lượng tảo Artemia không sử dụng được cũng cao do kích thước của chúng lớn.

- Tỷ lệ các loài tảo Artemia sử dụng được chiếm 63.14% trong tổng mật độ ở ao A1, 69.35% ở ao A2, 75.78% ở ao A3 và cao nhất là 81.86% ở ao A4, còn lại là tỷ lệ các loài tảo Artemia không sử dụng được nhưng chúng vẫn đóng góp tỷ trọng trong tổng mật độ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối biển đến năng suất sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh - Khánh Hòa (Trang 35 - 38)