Điều kiện tự nhiên khu vực Cam Ranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối biển đến năng suất sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh - Khánh Hòa (Trang 25)

Cam Ranh là thị xã thuộc phía Nam của tỉnh Khánh Hòa. Phía Bắc giáp huyện Cam Lâm, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp biển và phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Khánh Hòa nằm trong khoảng vĩ độ từ 11041' 53" đến 12052' 10'' Bắc, hàng năm tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời dồi dào.

Nhiệt độ trung bình năm của Cam Ranh là 26,9 0C với biên độ nhiệt độ ngày trung bình 7oC, thể hiện qua bảng 1.5 và bảng 1.6.

Bảng 1.5: Biên độ ngày của nhiệt độ không khí [10]

Đơn vị: 0C Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Biên độ 6,4 7,2 7,7 7,5 7,6 7,5 7,9 7,9 7,3 6,2 5,3 5,3 7,0

Bảng 1.6: Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở Cam Ranh [10] Đơn vị: 0C Tháng

Nhiệt độ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Ttb 24.3 24.9 26.3 27.9 28.8 28.8 28.6 28.6 27.6 26.6 25.7 24.3 26.9 Txtb 28.1 29.3 30.8 32.1 33.1 33.1 33.2 33.3 31.9 30.1 28.6 27.6 30.9 Tmtb 21.7 22.1 23.1 24.6 25.5 25.6 25.3 25.4 24.6 23.9 23.3 22.3 24.0 Ttb: nhiệt độ trung bình tháng và năm

Txtb : nhiệt độ tối cao trung bình tháng và năm Tmtb: nhiệt độ tối thấp trung bình tháng và năm

Cam Ranh có thời tiết ấm, nóng khá ổn định thường kéo dài suốt 8 - 9 tháng từ tháng II đến tháng X, trái lại thời tiết mát và có một số ngày hơi lạnh chỉ kéo dài 3- 4 tháng còn lại. Biến trình năm của nhiệt độ ở Cam Ranh thuộc dạng biến trình đơn của vùng nhiệt đới gió mùa, gồm một cực đại vào mùa hè và một cực tiểu vào mùa đông. Cực đại xuất hiện vào tháng V, VI hoặc tháng VII với nhiệt độ trung bình tháng 28,5- 28,60C. Cực tiểu hầu hết các nơi đều xuất hiện vào tháng XII hoặc tháng I với nhiệt độ trung bình tháng từ 23,5 - 24,50C (hình 1.3).

0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng T( 0 C) Ttb Txtb Tmtb Hình 1.3: Biến trình năm nhiệt độ trạm Cam Ranh [10]

Sở dĩ Cam Ranh có được lượng nhiệt cao như vậy là nhờ vào số giờ nắng trong năm lớn. Đây cũng là điều kiện để phát triển nghề làm muối ven biển.

Bảng 1.7: Số giờ nắng trung bình tháng và năm [10]

Đơn vị: giờ Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Số giờ 227 239 290 265 249 210 233 224 201 181 165 174 2658

Ngược lại, số ngày không có nắng và số ngày mưa trong các tháng là ít, chủ yếu tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 (bảng 1.8). Lượng mưa trung bình năm ở Cam Ranh là 1187 mm, tổng lượng mưa mùa khô là 326 mm chiếm tỷ lệ 24.5%, tổng lượng mưa mùa mưa là 861 mm chiếm tỷ lệ 75.5%.

Bảng 1.8: Số ngày không có nắng, số ngày mưa trung bình tháng và năm [10] Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Ngày mưa 4 2 2 3 8 8 8 9 14 15 14 10 97

Ngày không

Nhận xét:

- Cam Ranh là vùng có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển và làm muối.

- Artemia là đối tượng phát triển tốt ở các ruộng muối ven biển, với điều kiện tự nhiên phù hợp nên đã có nhiều thí nghiệm về Artemia được triển khai trên địa bàn Cam Ranh và kết quả cho thấy có thể tiến hành nuôi sinh khối Artemia ở đây.

Phn 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu

1.1.Thời gian thực hiện: từ ngày 31/07/2007 đến ngày 10/11/2007.

1.2.Địa điểm thực hiện: khu ruộng muối Cam Ranh. Địa chỉ: Xã Cam Nghĩa

– thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa.

1.3.Đối tượng nghiên cứu

Artemia franciscana có hệ thống phân loại như sau:

Ngành: Arthropoda Lớp : Crustacea

Lớp phụ: Branchiopoda Bộ: Anostraca (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Họ: Artemiidae

Giống: Artemia Leach 1819

Loài: Artemia franciscana Kellogg 1906 2. Phương pháp nghiên cứu

2.1.Sơ đồ khối nội dung đề tài: Hình 2.4

2.2. Cách thức thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: tìm hiểu các nghiên cứu trước đó, đọc tài liệu liên quan.

- Thu thập số liệu sơ cấp: thu số liệu trực tiếp từ việc thu mẫu và đo đạc ở các lô thí nghiệm được bố trí.

2.3. Phương pháp bố trí các lô thí nghiệm 2.3.1. Chuẩn bị ao 2.3.1. Chuẩn bị ao

Dạng thí nghiệm một dãy ao gồm 4 ao nhỏ liên tiếp có diện tích 100 m2/ao nuôi ở 4 độ muối khác nhau: 50 – 65 ppt, 65 – 80 ppt, 80 – 95 ppt, 95 – 110 ppt. - Vật liệu làm ao: cót tre, cọc tre, bạt, dây cước, dây thép, thước đo.

- Dụng cụ: xẻng, xe rùa, kìm, kéo. 2.3.2. Cấp nước và chuẩn bị nước

Ảnh hưởng của độ muối đến năng suất sinh khối Artemia nuôi trong aođấtởkhu ruộng muối Cam Ranh

Ao A1 50 - 65 ppt S = 100 m2 Ao A2 65 - 80 ppt S = 100 m2 Ao A3 80 - 95 ppt S = 100 m2 Ao A4 95 - 110 ppt S = 100 m2

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn các yếu tố môi trường ao nuôi

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối năng suất sinh khối Artemia trong ao đất ở CR Ảnh hưởng của độ muối đến năng suất sinh khối Ảnh hưởng của độ muối đến nhiệt độ Ảnh hưởng của độ muối đến DO Ảnh hưởng của độ muối đến pH Ảnh hưởng của độ muối đến tảo Ảnh hưởng của độ muối đến sinh trưởng Ảnh hưởng của độ muối đến tỷ lệ sống

Độ muối thích hợp để nuôi thu sinh khối Artemia trong ao đất ở CR

- Pha độ mặn: Sử dụng phương pháp sơ đồ: “Quy tắc đường chéo”.

- Điều chỉnh độ mặn trong ao bằng bơm nước ót từ ruộng muối vào, sử dụng quy tắc đường chéo.

a (c – b)Va

c

(a – c)Vb

b

Trong đó: Va, Vb là thể tích nước ngọt và nước mặn để trộn lẫn.

a, b, c là độ mặn tương ứng của nước mặn, nước ngọt và nước sau khi hòa trộn do kết quả của sự trộn lẫn.

2.3.3. Gây nuôi thức ăn

- Sử dụng phân gà kết hợp phân vô cơ gồm Ure và NPK.

+ Phân gà: để nguyên trong bao thả trực tiếp xuống ao nuôi cho phân khuếch tán dần dần.

+ Phân vô cơ: hòa tan phân trong nước ngọt, tạt đều xuống ao. - Phân vô cơ chỉ bón vào lúc gây màu nước trước khi thả giống.

- Phân gà: sử dụng vào lúc gây màu nước trước khi thả giống, sau đó cứ cách 10 ngày thay phân mới.

2.4. Phương pháp ấp nở và thả giống

2.4.1. Ấp nở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành ấp 100 g trứng bào xác Artemia franciscana.

- Dụng cụ ấp: bình hình chóp có thể tích 21 L.

Ưu điểm: đáy bình nhỏ để tránh sự lắng đáy. Mật độ ấp: 5 g/L.

- Nước đem ấp được pha theo quy tắc đường chéo thu nước có S‰ = 30 ppt, sử dụng sục khí cỡ nhỏ thường dùng cho bể cá cảnh.

- Theo dõi sau 13 giờ thấy Artemia đã bung dù tiến hành pha nước và sang ra xô có thể tích 100 L để giảm mật độ và sự thiếu hụt oxy.

2.4.2. Thả giống

- Xác định các yếu tố môi trường trước thời điểm thả giống. - Cỡ giống thả là Artemia giai đoạn Instar I.

- Mật độ thả ở 4 ao là như nhau: 118 con/L. - Thả vào buổi sáng sớm.

- Thao tác: cho ấu trùng vào xô nhựa 20 L hoặc 45 L mang xuống ao, ở trục giữa ao. Dùng ca nhựa múc nước trong ao vào đầy xô, để yên vài phút rồi nghiêng miệng xô kéo nhẹ từ đầu này sang đầu kia cho ấu trùng phân tán đều khắp ao.

2.5. Phương pháp xác định các điều kiện môi trường

- Nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan của nước được theo dõi 2 lần/ngày vào lúc 6h sáng và 14h chiều ở cả tầng mặt và tầng đáy.

Bảng 2.9: Thiết bị đo các điều kiện môi trường

Yếu tố Đơn vị Thiết bị đo Độ sai lệch

Độ mặn ppt Khúc xạ kế 1 ppt

Nhiệt độ oC Nhiệt kế 1oC

pH - Test so màu 0.3

Oxy hòa tan mg/L Test so màu 2.0

2.6. Phương pháp thu mẫu

2.6.1. Phương pháp thu mẫu định tính và định lượng tảo - Thu mẫu 10 ngày/lần vào lúc 8h sáng.

- Thu mẫu định lượng: thu 500 mL nước mẫu/ao. - Thu mẫu định tính: bằng lưới thu thực vật nổi gas 98. - Cố định mẫu bằng formol 5%.

- Định lượng, định tính ở phòng thí nghiệm bằng cách cho lên buồng đếm quan sát, đếm trực tiếp dưới kính hiển vi.

2.6.2. Thu mẫu định lượng Artemia

Do tính chất phân bố không đều của Artemia, chúng tôi thu mẫu vào thời điểm ít gió nhất và Artemia phân bố tương đối đồng đều [5].

- Dụng cụ thu: ống nhựa PVC dài 80 cm, đường kính ống 60 mm (Ø = 60) và cốc đong thủy tinh 1000 mL. Thu ở 8 điểm khác nhau trong ao, mỗi điểm thu 1 L, tổng lượng thu 8 L nước mẫu/ao, cố định riêng mỗi điểm. + + + + + + + + - Thu mẫu cách bờ 0.5 – 0.8 m.

- Thu không chạm đáy.

- Cố định mẫu bằng formol với nồng độ 4 - 5%.

2.6.3. Phương pháp xác định sự tăng trưởng Hình 2.5: Sơ đồ địa điểm thu - Thu mẫu ngẫu nhiên 30 cá thể/ngày. - Thu mẫu ngẫu nhiên 30 cá thể/ngày.

- Đo kích thước dưới kính hiển vi bằng trắc vi thị kính đối với ấu trùng từ ngày

tuổi thứ tư trở về trước.

- Đo kích thước bằng thước đo tỷ lệ đối với ấu trùng từ ngày tuổi thứ tư trở đi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6.4. Thu sinh khối Artemia

- Dùng vợt và lưới kéo có kích thước mắt lưới 1 mm.

- Tiến hành thu tỉa Artemia trưởng thành từ ngày thứ 15 trở đi, 2 – 3 ngày/lần, mỗi lần thu từ 0.5 – 2.0 kg sinh khối tùy thuộc vào mật độ quần thể trong ao nuôi.

- Thu toàn bộ vào cuối đợt nghiên cứu.

2.7. Phương pháp xác định năng suất sinh khối

- Sử dụng cân bàn 12 kg.

- Sử dụng phương pháp cân thể tích.

- Khối lượng sinh khối Artemia tươi = Tổng khối lượng – Khối lượng chậu nước.

2.8. Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Microsoft Excel.

- Công thức quy đổi kích thước quan sát qua trắc vi thị kính L (mm) = 10 1 x δ A

L: Chiều dài thực của mẫu. A: Số vạch đọc trên kính hiển vi. δ: Bội giác của vật kính.

- Công thức xác định mật độ tảo Mật độ (tb/L) = 1 VbxV NxVc x 1000 1

N: Số cá thể đếm được trên 1 buồng đếm Vc: Thể tích nước mẫu cô đặc

Vb: Thể tích buồng đếm

Phn 3: KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và gây nuôi thức ăn nuôi Artemia 1.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 1.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi

1.1.1. Chuẩn bị ao

- Tiến hành đo đạc và đắp bờ ngăn tạo thành 4 ao có diện tích 100 m2/ao. - Kích thước mỗi ao: 5 m x 20 m, S = 100 m2/ao, ao đất.

- Bờ ao làm bằng cót tre, nện chặt đất bên trong, độ rộng của bờ là: 30 – 40 cm. - Dùng bạt lót toàn bộ mặt phía trong của ao, độ dài bạt lót tính từ đáy ao lên là 60 cm để ngăn cản sự thấm nước qua lại, tạo điều kiện độc lập cho các lô thí nghiệm.

- Số lượng ao là 4, được bố trí thành một dãy liên tục được đánh số từ A1 – A4 tương ứng bố trí với các thang độ mặn: 50 – 65 ppt, 65 – 80 ppt, 80 – 95 ppt, 95 – 110 ppt.

Hình 3.6: Sơ đồ bố trí 4 lô thí nghiệm

1.1.2. Cấp nước, nâng và pha độ muối

- Luôn có một lượng nhỏ nước nhạt còn lại ở trong ao do tháo không cạn và do thấm từ nền đáy dày khoảng 2 – 5 cm, tiến hành đo độ mặn, độ mặn dao động 40 – 45 ppt, xác định thể tích.

- Mức nước cần đạt được là 40 - 50 cm/ao.

- Để điều chỉnh các thang độ mặn theo điều kiện thí nghiệm đặt ra, tiến hành đo độ mặn của nước ót trong mương được tháo từ khu ruộng muối, độ muối thường dao động từ 100 – 120 ppt , sử dụng quy tắc đường chéo, xác định thể tích nước ót cần bơm vào mỗi ao để đạt điều kiện về độ muối thí nghiệm đặt ra.

- Sử dụng máy bơm dẫn nước ót vào ao bằng đường ống PVC đường kính 49 mm

(Ø = 49). Nước được bơm vào ao nuôi qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 120 μm để trứng, ấu trùng của động vật nổi và cá không lọt vào ao.

1.1.3. Kiểm tra các yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường đo đạc vào 9h sáng sau khi cấp nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.10: Yếu tố môi trường ao nuôi sau khi cấp nước.

Ao A1 A2 A3 A4

Độ mặn (ppt) 62 75 90 105

Nhiệt độ (oC) 30 30 30 30

pH 8.5 8.5 8.5 8.5

Oxy hòa tan (mg/lít) 6 5 4 4

Ta thấy:

- Độ mặn đạt điều kiện thí nghiệm đặt ra.

- Các yếu tố: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan đảm bảo nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của A. franciscana.

1.2. Phương pháp gây nuôi thức ăn

™ Gây màu

- Sử dụng phân gà và phân vô cơ gồm Ure và NPK.

+ Phân gà để nguyên trong bao (25 – 30 kg/bao) thả trực tiếp xuống ao để phân khuyếch tán dần dần. Liều lượng: 3 bao/ao tức 75 – 90 kg/100 m2.

+ Phân Ure: 20 ppm. + Phân NPK: 10 ppm.

- Quan sát sự lên màu của nước để tiến hành ấp nở và thả giống, sau 2 ngày đã gây được màu nước đạt yêu cầu, tiến hành cho ấp trứng Artemia .

- Để thêm nguồn thức ăn cho A. franciscana và gây màu nước nhanh, tiến hành cho xuống mỗi ao 1 L tảo thuần Chaetoceros calcitrans.

™ Kết quả gây nuôi thức ăn

Sau khi cấp nước, chuẩn bị xong độ muối thì tiến hành bón phân gây màu nước, sau khi bón phân gây màu 3 ngày quan sát màu nước, tiến hành thu mẫu kiểm tra. Kết quả xác định thành phần loài và mật độ tảo ở 4 ao nghiên cứu được trình bày ở bảng

Bảng 3.11: Kết quả gây màu nước

Ao A1 A2 A3 A4

Màu nước Xanh lục Vàng nâu

đậm Vàng nâu nhạt Nâu đen Mật độ tảo (tb/L) 24.656 x 104 18.168 x 104 7.330 x 104 4.565 x 104 Thành phần loài (loài) 22 23 12 10 2 1 3 4

Hình 3.7: Kết quả gây màu nước 4 ao Nhận xét:

™ Về thành phần:

- Có 33 loài thuộc 4 ngành thực vật nổi được xác định trong đó chiếm ưu thế là ngành Heterokontophyta chiếm 66.67%, còn lại là 3 ngành: Dinophyta, Cyanobacteria, Chlorophyta. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Vũ Dũng.

- Trong số 33 loài thì chỉ có 8 loài có thể làm thức ăn cho Artemia. Gồm có: Chaetoceros calcitrans, Navicula sp, Tetraselmis chuii 8-6, Nitzschia closterium, N. lorenziana, N. longissima, N. sigma, Nitzschia sp [Phụ lục 3].

™ Về mật độ

- Mật độ tảo cao nhất ở ao có độ muối thấp (A1) và giảm dần ở các ao có độ muối tăng dần từ A2 – A4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối biển đến năng suất sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh - Khánh Hòa (Trang 25)