5. Lý do chọn đề tài
2.2.3.3 Xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả
Xây dựng chính sách tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách tín dụng cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại Ngân hàng dưới
hình thức văn bản cụ thể.Chính sách tín dụng gồm các yếu tố:
+ Báo cáo mục tiêu và chiến lược tín dụng, chiến lược tín dụng cần hoạch định cơ cấu cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn, cho vay giữa các ngành nghề khác nhau…
+ Phân định rõ quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng. Chính sách cho vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết một hồ sơ cho vay, mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ sơ vượt quá giới hạn phán quyết của mình.
+ Mức độ trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ thông tin trong phòng Tín dụng.
+ Thủ tục nghiệp vụ trong việc nhận, thẩm định, định giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng. Thủ tục nghiệp vụ nhận hồ sơ và hẹn khách hàng thời hạn giải quyết hồ sơ, lập phiếu thẩm định hồ sơ xin vay, phân tích rủi ro, xếp hạng để định giá tín dụng, lập biên bản xét duyệt cho vay.
+ Các tài liệu cần có cho mỗi loại vay cụ thể.
+ Mức độ ủy quyền trong Ngân hàng, ai là người chịu trách nhiệm chính và ai là người có trách nhiệm duyệt lại hồ sơ cho vay.
+ Xác định rõ bộ phận chịu trách nhiệm định giá tài sản: Người trực tiếp cho vay hay bộ phận phân tích tín dụng, ai có trách nhiêm xác định tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo.
+ Quy định các tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại cho vay. Cho vay vốn lưu động theo hạn mức đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định của NH cấp trên.
+ Cách thức giải quyết và thủ tục liên quan đến việc phát hiện, phân tích và xử lý các khoản cho vay có vấn đề.