Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH và HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY PHÚ hòa AN từ năm 2011 2012 (Trang 28 - 30)

II. Vốn chủ sở hữu

8 Hệ số sinh lợi VCSH

2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 1 Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ VNĐ 60,366,090,841 77,060,459,591 2 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 6,277,114,022 1,700,337,000 3 Tài sản cố định VNĐ 28,334,227,520 30,590,820,179 4 Tổng tài sản dài hạn VNĐ 34,798,022,982 36,464,480,659 5 Lợi nhuận thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ VNĐ 5,986,386,178 1,676,306,212 6 Lợi nhuận trước thuế VNĐ 6,277,114,022 1,794,509,998 7 Hiệu suất sử dụng TSCĐ

(7)=(1)/(3) 2.130500674 2.51907138

8 Suất hao phí TSCĐ (8)=(3)/

(1) 0.469373238 0.396971681

9 Suất sinh lời của TSCĐ

(9)=(5)/(3) 0.211277550 0.054797688

10 Hiệu suất sử dụng VCĐ

(10)=(1)/(4) 1.734756336 2.113301991

11 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ

(11)=(6)/(4) 0.180381915 0.049212548

12 Tổng tài sản cố định/Tổng

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa tài sản cố định và tổng tài sản

Qua biểu đồ và bảng phân tích cho ta thấy tổng tài sản cố định qua 2 năm có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ giữa tổng tài sản cố định và tổng tài sản dài hạn thay đổi không đáng kể (năm 2012 là 83.89% tăng 2.47% so với năm 2011).

Bên cạnh đó, bảng số liệu còn cho thấy chỉ số suất hao phí tài sản cố định qua 2 năm giảm một cách rõ nét, năm 2012 chỉ số này là 0.3969 giảm 15.43% so với năm 2011, chỉ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp bỏ ra chỉ 39.69 đồng tài sản cố định. Như vậy, năm 2012 công ty đã tiết kiệm được 5,579,297,257 đồng tài sản cố định (TSCĐ(2012)- suất hao phí TSCĐ(2011)x doanh thu 2012). Nguyên nhân của việc giảm suất hao phí TSCĐ trong năm nay là do doanh thu tăng 27.66% so với năm 2011 và tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của TSCĐ, cụ thể là tài sản cố định tăng 7.96% dẫn đến làm giảm năng suất hao phí hao tài sản cố định trong năm 2012.

Mặc khác, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng lên, năm 2012 là 2.5191 tăng 18.24% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do năm 2012 tài sản cố định tăng lên và tăng 7.96% so với năm 2011, đồng thời khả năng tiêu thụ cũng tăng làm cho doanh thu tăng 27.66% so với năm 2011 làm cho hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng lên.

Năm 2012 chỉ số sinh lời của tài sản cố định giảm xuống còn 0.054797688, giảm 74.06% so với năm 2011, nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do lợi nhuận thuần giảm mạnh ( giảm 4,310,079,966 đồng tức giảm 72% so với năm 2011)- do mức tăng lên của doanh thu không bù đắp được sự gia tăng của các chi phí. Trong khi đó, tài sản cố định năm 2012 chỉ tăng lên 7.96% so với năm 2011. Cho thấy, tốc độ tăng giảm chênh lệch nhau quá lớn nên kết quả là lợi nhuận thuần phải giảm.

Giả sử, các biến động không thay đổi so với năm 2011 thì với tài sản cố định năm 2012 tăng 7.96% so với năm 2011, lợi nhuận thuần của công ty năm 2012 là:

Lợi nhuận thuần = = 6,463,153,547 VNĐ

Nhưng trong thực tế lợi nhuận thuần năm 2012 chỉ đạt 1,676,306,212 VNĐ. Như vậy, năm 2012 công ty đã mất 6,463,153,547 - 1,676,306,212 = 4,786,847,335 VNĐ lợi nhuận thuần.

Qua bảng phân tích số liệu cũng cho ta thấy, năm 2012 tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động là 0.0492 giảm 72.72% so với năm 2011, chỉ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản đầu tư thì tạo ra 4.92 đồng lợi nhuận trước thuế nhưng trong năm 2011 thì cứ 100 đồng tài sản đầu tư thì tạo ra 18.04 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh thu năm 2012 là 27.66% so với năm 2011 không bù đắp được tốc độ tăng về chi phí, tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu năm 2012 là 78% tăng 8% so với năm 2011, thêm vào đó là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 21.96% và chi phí về tài chính cũng tăng mạnh với mức tăng 39.32% so với năm 2011, một nguyên nhân khác của việc giảm này là do công ty chỉ mới ổn định mặt hàng được 70% số chuyền may, số còn lại vẫn phải nhận đơn hàng từ nhiều khách hàng khác.

Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy trong năm 2011 và 2012 doanh nghiệp tiếp tục tăng đầu tư vào TSCĐ. Điều này với một doanh nghiệp sản xuất thì hoàn toàn phù hợp nhưng tỷ lệ này vẫn chưa cao. Thông qua những thông số tính được, ta thấy trong quá trình sản xuất việc quản lý và quản lý chi phí của công ty chưa đạt hiệu quả trong thời gian vừa qua. Doanh thu trong năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm 2011, vì vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH và HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY PHÚ hòa AN từ năm 2011 2012 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w