0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Kiến nghị về thẻ thanh toán ở chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 33 -35 )

3. Một số kiến nghị cụ thể về các hình thức TT không dùng tiền mặt

3.3. Kiến nghị về thẻ thanh toán ở chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà

Nội

Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 - kỷ nguyên của "tin học hóa" - "đổi mới công nghệ" và "hiện đại hoá" thực sự đã là mối quan tâm hàng đầu cuả các ngành các cấp

trong xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng nơi đang diễn ra một cuộc cạnh tranh dữ dội, thì vấn đề này đang trở thành một biện pháp cứu cánh cho sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Thực tế ở nước ta ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế trên 8 năm, đã phát hành thẻ thanh toán Vietcombank Card từ năm 1993 đến 26/4/1996 đã chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Mastercard. Sau đó đến ngân hàng Công thương Việt Nam. Cho đến nay mạng lưới thanh toán thẻ ở hai ngân hàng này khá rộng nhất là hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nói như vậy để thấy được thẻ thanh toán là một hình thức có triển vọng rấ lớn.

- Thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán có ưu điểm nổi bật là nhanh chóng, tiện dụng, an toàn. Vậy tại sao ở Việt Nam chỉ có một vài ngân hàng triển khai phát hành và sử dụng thanh toán thẻ ? Đó là một câu hỏi đặt ra cho ngân hàng thương mại Việt Nam.

Như vậy phát hành thẻ thanh toán ở Việt Nam còn là một hạn chế mà hầu hết một số ngân hàng thưong mại Việt Nam mới chỉ là cơ sở chấp nhận thẻ của lượng khách và doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam. Vậy thẻ thanh toán, thị trường trong nước thì sao?

Nguyên nhân làm thanh toán thẻ ở Việt Nam có hạn chế đó là: + Khả năng sử dụng thẻ trong nước còn hạn hẹp:

Số cơ sở chấp nhận thẻ còn chưa nhiều, loại hình giao dịch còn chưa phong phú. + Kỹ thuật, công nghệ thanh toán thẻ còn mới mẻ đối với cả bản thân ngân hàng và khách hàng.

+ Tâm lý ưa chuộng tiền mặt còn phổ biến.

+ Điều kiện cho vay đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng còn hạn chế.

+ Các ngân hàng trong nước phải đương đầu cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

+ Các cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán, phát hành thẻ vẫn chưa được hoàn thiện.

+ Vì vậy trong thời gian tới để mở rộng và phát triển thẻ thanh toán ngân hàng nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau.

+ Cần tổ chức nghiên cứu và đánh giá thị trường để từ đó xác định mức độ, quy mô mở rộng và phát triển công cụ thẻ thanh toán. Sau đó có các chính sách thích hợp với thẻ thanh toán.

+ Cần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ. Vì đây là đối tượng của việc phát triển thẻ thanh toán. Ngân hàng nhà nước cần phải triển khai mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ, như các ngành bưu điện, bảo hiểm, giao thông, khách sạn...

+ Tạo tiền đề vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát hành, sử dụng và thanh toán thể. Cần định hướng xây dựng một trung tâm xử lý, thanh toán thể được kết nối với tất cả các ngân hàng thành viên tham gia, nhằm mở rộng việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ nội địa cũng như thẻ quốc tế. Các ngân hàng cầnn thường xuyên hoàn thiện và nâng cấp mạng máy tính cũng như các phần mềm thanh toán hiện đại.

+ Về cơ sở pháp lý:

Ngân hàng nhà nước cần ban hành các quy chế phát hành sử dụng và thanh toán thẻ trong đó thể hiện rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia thanh toán thẻ, những quy định dự phòng rủi ro đối với thẻ.

Thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội và một số chi nhánh ngân hàng khác tôi nhận thấy việc sử dụng thẻ thanh toán có quy mô rất nhỏ. Trong thời kỳ này khi hình thức thanh toán thẻ còn mới mẻ, theo tôi các ngân hàng nên triển khai từng bước đi thích hợp với điều kiện của từng ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 33 -35 )

×