Nguyên tắc
Hồng cầu đƣợc đếm trực tiếp trên kính hiển vi với một khối lƣợng máu đã đƣợc pha loãng chính xác và đƣợc đặt trong buồng đếm đã biết trƣớc kích thƣớc. Ghi kết quả số lƣợng hồng cầu đếm đƣợc trên 1mm3
máu.
Cách tiến hành
Hút máu bằng ống hút pha loãng hồng cầu tới vạch 0,5.
Hút tiếp dung dịch pha loãng tới vạch 101. Máu đƣợc pha loãng với tỷ lệ 1/200.
Lắc nhẹ ống hút trong 3 phút.
Đậy lamelle lên buồng đếm, lắc một lần nữa, bỏ đi mấy giọt đầu trong ống mao dẫn không có máu, chỉ lấy những giọt trong bầu trộn bằng cách chạm nhẹ đầu dƣới ống hút vào cạnh buồng đếm, nhỏ một giọt vừa phải vào nhờ mao dẫn giọt đó sẽ tràn đều vào buồng đếm.
Để buồng đếm vào kính hiển vi, để yên 3 phút cho hồng cầu lắng xuống rồi đếm.
Cách đếm số lƣợng hồng cầu: Dùng vật kính X10 quan sát toàn thể buồng đếm Neubauer gồm có 9 ô vuông lớn, trong đó có ô vuông lớn ở trung tâm đƣợc chia làm 25 ô vuông trung bình. Mỗi ô vuông trung bình đƣợc chia ra làm 16 ô vuông nhỏ, hồng cầu đƣợc đếm ở 5 ô vuông trung bình ở 4 góc và 1 ô vuông trung bình ở chính giữa (tất cả 80 ô vuông nhỏ). Mỗi ô nhỏ ở 4 cạnh thì chỉ đếm hồng cầu ở 2 cạnh đó là cạnh trên và cạnh bên trái, ô vuông nhỏ nào cũng đếm nhƣ vậy. Đếm ở vật kính X40.
19
Cách tính
Gọi A là số hồng cầu có trong 1mm3 máu nguyên. M là số hồng cầu đếm đƣợc trong 5 ô vuông . Ta có
A = M x 10000
3.3.3.2. Phƣơng pháp đếm số lƣợng bạch cầu Nguyên tắc
Dựa vào nguyên tắc thống kê giữa số lƣợng bạch cầu và số lƣợng hồng cầu trên vi trƣờng của tiêu bản máu.
Cách tiến hành
- Làm tiêu bản máu: máu đƣợc dàn mỏng trên lame kính và sau khi nhuộm có thể phân biệt đƣợc dễ dàng.
- Lấy một giọt máu để lên lame kính khoảng 1/4 miếng lame.
- Dùng một miếng lame khác (mỏng) để ngay trƣớc giọt máu.
- Lùi dần miếng lame đến khi chạm giọt máu để máu tràn ra hết chiều ngang của cạnh miếng lame.
- Đẩy tới đầu kia của lame bằng động tác đều và nhẹ (tất cả máu phải đƣợc dàn hết trƣớc khi tới đầu kia).
- Cầm lame lắc mạnh tới khi khô hoàn toàn (mất ánh nƣớc) hoặc để khô tự nhiên sau đó cố định 3-5 phút bằng Methanol bằng cách nhỏ dàn đều lên trên lớp máu dàn mỏng để khô tự nhiên rồi nhuộm.
- Nhuộm mẫu: để lame nơi bằng phẳng, nhỏ dung dịch Giemsa lên tiêu bản đã cố định. Không để thuốc nhuộm tràn ra hai bên rìa lame, để yên 25 phút cho huyết cầu bắt màu thuốc nhuộm. Rửa sạch tiêu bản dƣới vòi nƣớc chảy trong 30 giây, sau đó để lame khô tự nhiên.
20
Cách tính
Gọi a: Tổng số hồng cầu đếm đƣợc trong 10 vi trƣờng. b: Tổng số bạch cầu đếm đƣợc trong 10 vi trƣờng. A: Số lƣợng hồng cầu/1mm3 máu gà. B: Số lƣợng bạch cầu/1mm3 máu gà. A x b B = --- a
3.3.3.3. Phƣơng pháp định hàm lƣợng Hemoglobin bằng huyết sắc kế Sahli
Nguyên tắc
Huyết sắc tố (Hemoglobin) là một sắc tố màu đỏ của máu. Khi cho máu vào dung dịch acid đựng trong ống chia độ thì Hemoglobin sẽ kết hợp với acid thành acid Hematin có màu nâu, sau đó máu đƣợc pha loãng dần với dung dịch acid cho tới khi có màu tƣơng đƣơng với màu của ống đối chứng, đọc kết quả của hàm lƣợng huyết sắc tố ghi trên ống chia độ theo tỷ lệ % và lƣợng huyết sắc tố tính bằng gr/100ml máu.
Cách tiến hành
Dùng ống nhỏ giọt nhỏ dung dịch HCl 0,1N vào ống chia độ đến vạch 20. Dùng pipet Sahli hút máu đến vạch 20mm3
, lau phía ngoài pipet Sahli bằng giấy thấm và đồng thời điều chỉnh cho đúng vạch.
Thổi máu vào trong dung dịch acid trong ống chia độ rửa pipet Sahli bằng cách thổi và hút lên xuống 3 lần dung dịch acid. Hỗn hợp và acid sẽ có màu nâu.
Đặt ống chia độ vào trong huyết sắc kế và để yên 10 phút.
So màu với ống đối chứng. Thƣờng màu của máu pha loãng đậm hơn màu ống đối chứng.
Tiếp tục nhỏ từng giọt một HCl 0,1N vào. Trộn bằng que cấy sau mỗi giọt thêm vào và so sánh màu ở hai ống. Ngừng lại khi màu ở hai ống tƣơng đƣơng nhau.
21
Đọc kết quả hàm lƣợng huyết sắc tố trên ống chia độ bằng cách nhìn vào mức đáy cong của hỗn hợp tƣơng ứng với vạch chia độ ghi vạch chia đạt đƣợc. Vạch đó chỉ lƣợng huyết sắc tố của máu xét nghiệm.
3.3.3.4. Phƣơng pháp đo tỷ lệ huyết cầu Nguyên tắc
Hematocrit cho biết tỷ lệ phần trăm của hồng cầu có trong máu.
Hồng cầu là tế bào có tỷ trọng cao nhất. Hồng cầu sẽ đƣợc tách ra sau khi li tâm với tốc độ lớn. Các thành phần khác trong máu xuất hện theo thứ tự từ đỉnh đến đáy của ống li tâm nhƣ sau:
+ Huyết tƣơng: là lớp trên lỏng màu vàng nhạt bị đẩy ra khỏi những lớp dƣới đặc bao gồm tất cả các huyết cầu.
+ Lớp đệm: màu xám cho tới lớp đỏ xám bao gồm
• Tiểu cầu: là lớp màu kem ở trên hết.
• Bạch cầu: lớp đỏ xám. + Hồng cầu: lớp đỏ đầy.
Cách tiến hành
Dùng những ống vi ti mao dẫn cho vào lọ đựng máu đã đƣợc chống đông và làm đầy máu chừng 1cm đến đáy ống.
Dùng đất sét đặc biệt bít kín chỗ trống ở đáy ống.
Tháo then cài trung tâm trên đầu máy li tâm và lấy đĩa phủ ra ngoài.
Đặt những ống vi ti mao dẫn vào trong những khe nhỏ với đoạn hở hƣớng về trung tâm và đoạn cuối đáy ống đƣợc bịt kín bằng đất sét hƣớng ra ngoài bờ vòng bánh xe quay để ngăn cản những ống rơi bể trong lúc li tâm.
Đặt lại đĩa phủ vào máy li tâm bằng cách ấn then cài cho chắc chắn và điều chỉnh li tâm trong 5 phút với tốc độ 10000 vòng/phút hoặc li tâm trong 2 phút với tốc độ 16000 vòng/phút.
Sau khi li tâm xong, lấy ống ra và đọc kết quả % của Hematocrit trực tiếp trên bảng đo.
22
3.3.3.5. Phƣơng pháp xác định chỉ số Wintrobe
Các chỉ số Wintrobe đƣợc xác định dựa trên công thức của Swenson (1970) + Thể tích trung bình của hồng cầu (M.C.V: Mean Corpuscular Volume). Tỷ lệ huyết cầu (%) x 10
M.C.V = --- Số lƣợng hồng cầu (106/ml máu)
+ Trọng lƣợng trung bình huyết sắc tố (M.C.H: Mean Corpuscular Hemoglobin).
Hàm lƣợng Hemoglobin (g%) x 10 M.C.H = --- Số lƣợng hồng cầu (106/ml máu)
+ Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (M.C.H.C: Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration).
Hàm lƣợng Hemoglobin (g%) x 100 M.C.H.C = --- Tỷ lệ huyết cầu ( %)