Cách tiến hành bơm thuốc cạn sữa

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc phòng bệnh viêm vú bò sữa (Trang 35)

Sau khi đã kiểm tra bầu vú không còn tiết sữa nữa, bầu vú không sưng đỏ thì tiến hành bơm thuốc thử nghiệm cho bò như sau:

Dùng khăn sạch lau vú sạch sẽ, vắt sữa trong bầu vú ra hết hoàn toàn, sử dụng dung dịch Vime - Iodine 0,5% để sát trùng núm vú, dùng thuốc bơm vú cạn sữa bơm vào bầu vú, mỗi thùy vú một ống (4 ống/ con), sau khi bơm thuốc bơm vú cạn sữa vào bầu vú, một tay giữ đầu núm vú, tay kia xoa đẩy nhẹ cho thuốc lên phía trên bầu vú để thuốc được lan tỏa và hấp thu tốt hơn, sau đó sát trùng núm vú một lần nữa bằng dung dịch Vime - Iodine 0,5%.

Hình 8. Lau sạch bầu vú Hình 9. Vắt sữa ra hết hoàn toàn

Hình 10. Sát trùng bằng Vime - Iodine 0,5% Hình 11. Bơm thuốc bơm vú cạn sữa

(Hình ghi nhận trong quá trình thực hiện luận văn)

3.3.2.3 Phƣơng pháp lấy mẫu sữa

Mẫu sữa được lấy sau khi đã dùng thuốc bơm vú cạn sữa, mẫu được lấy ngay sau khi bò sữa đẻ (không lấy sữa đầu) đem nuôi cấy, phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ trong phòng thí nghiệm, cách tiến hành như sau:

23

Mẫu sữa: làm vệ sinh cho bò trước khi lấy mẫu, dùng khăn lau sạch bầu vú, tiếp tục

sát trùng bầu vú bằng cồn 70o. Tay được mang bao tay, vắt bỏ vài tia sữa đầu, sau đó

vắt sữa cho vào túi nylon khoảng 10 ml, ghi lại số tai bò, ngày lấy sữa. Sữa được bảo quản lạnh đưa về phòng thí nghiệm trong 2 – 8 giờ.

Bảng 2. Số lƣợng mẫu sữa

Địa điểm Số lƣợng

EVERGROWTH 45

Long Hòa 6

Tổng cộng 51

3.3.2.4 Phƣơng pháp thử CMT (California Mastitis Test)

Dùng thuốc thử Leucocytest (có màu tím) thử sữa từ mỗi thùy vú của bò, theo tỉ lệ sữa và thuốc thử là 1 : 1 (2 ml sữa : 2 ml thuốc thử). Đây là phản ứng bán định lượng để đánh giá sự hiện diện của tế bào bạch cầu (Somatic cell) trong sữa.

Cách tiến hành: Lau rửa sạch bầu vú, vắt bỏ những tia sữa đầu tiên trên từng thùy vú nhằm tránh tạp khuẩn. Sau đó trên mỗi thùy vú lấy khoảng 2 ml sữa cho vào 1 trong 4 đĩa trong khay thử theo thứ tự trước trái (A), trước phải (B), sau trái (C), sau phải (D). Cho thêm 2 ml thuốc thử vào các đĩa trên khay đã có 2 ml sữa, lắc nhẹ qua lại vài lần để cho dung dịch trộn đều với nhau. Quan sát và đọc kết quả.

Bảng 3. Đọc kết quả CMT (Lý Thị Liên Khai, 1999)

Độ đồng nhất Màu sắc Kết luận

Hỗn hợp đồng nhất Xám -

Hỗn hợp hơi lợn cợn Xám hơi ngã tím 1+

Sự hóa gel bền và nhìn thấy Xám tím 2+

Sự hóa gel dày thành đám nhớt Tím 3+

Sự hóa gel dày giống như lòng trắng trứng Tím đậm 4+

Bảng 4. Giải thích kết quả CMT (Lý Thị Liên Khai, 1999)

Điểm số Mức độ nhiễm Số lƣợng tế bào

bạch cầu/ml sữa

0 (-) Không 100000

1 (1+) Có nguy cơ bị nhiễm với số lượng vi khuẩn ít 300000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 (2+) Viêm vú cận lâm sàng 900000

3 (3+) Viêm vú cận lâm sàng 2700000

24

Sữa có vấn đề sẽ có số lượng tế bào bạch cầu trên 300000 tế bào/ml sữa (Nguyễn Văn Thành, 2005).

Hình 12. Lấy mẫu sữa kiểm tra Hình 13. Kiểm tra sữa bò bằng phƣơng pháp CMT

(Hình ghi nhận trong quá trình thực hiện luận văn)

3.3.2.5 Phƣơng pháp kiểm tra dựa vào biểu hiện lâm sàng

Kiểm tra bằng cảm quan, biểu hiện bên ngoài của bầu vú và tính chất của sữa:

Khi bò bị bệnh viêm vú: tuyến vú sưng to ở một thùy hay toàn bộ bầu vú. Khi sờ vào vú có cảm giác nóng. Lúc đầu sữa biến đổi không rõ về sau khi bệnh lan rộng trong tuyến sữa và bộ phận tiết sữa thì sữa sẽ loãng và lợn cợn. Con vật biểu hiện trạng thái đau nhẹ, giảm ăn, sốt 39,5 - 40o

C, ủ rũ mệt nhọc.

3.3.2.6 Phƣơng pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn

Phƣơng pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus

Trên đĩa môi trường MSA: khuẩn lạc Staphylococcus aureus tròn, màu vàng, rìa gọn,

khô, lồi, chuyển môi trường từ màu đỏ sang vàng.

Vi khuẩn được cấy thuần trên môi trường NA, sau đó tiến hành kiểm tra các phản ứng

sinh hóa. Quy trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus được thể hiện

qua sơ đồ 1.

Bảng 5. Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn Staphylococcus aureus

Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn Staphylococcus aureus

Kết quả

Sinh men catalase +

Đông huyết tương thỏ +

25

Sơ đồ 1. Quy trình phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus

(Công ty Vemedim) Phân lập trên môi trường

MSA

Nhuộm Gram Cầu khuẩn Gram (+)

37oC/24giờ. Khuẩn lạc S.aureus

tròn, màu vàng, rìa gọn, khô.

Kiểm tra đặc tính sinh hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phản ứng Catalase (+)

Phản ứng đông huyết tương thỏ

(+) Phản ứng dung huyết (+) Mẫu sữa 37oC/24giờ Staphylococcus aureus Kháng sinh đồ 37oC/24giờ 37oC/24giờ

Cho mẫu sữa vào môi trường NB

26

Hình 14. Vi khuẩn Staphylococcusaureus trên môi trƣờng MSA

Hình 15. Staphylococcus aureus Hình 16. Staphylococcus aureus làm sinh men catalase đông huyết tƣơng thỏ Ống 1,2: Đông huyết tương Ống 3,4: Ống đối chứng (Hình ghi nhận trong quá trình thực hiện luận văn)

Phƣơng pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Streptococcus spp

Trên môi trường BA: khuẩn lạc nghi Streptococcus tròn, nhỏ li ti, trong như hạt sương

và làm tiêu huyết môi trường.

Vi khuẩn được cấy thuần trên môi trường NA, sau đó tiến hành kiểm tra các phản ứng

sinh hóa. Quy trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Streptococcus spp được thể hiện qua

sơ đồ 2.

Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Streptococcus spp: Phản ứng Catalase (-).

Môi trường NaCl 6,5%, pH 9.6: Streptococcus spp làm đục môi trường NaCl 6,5%.

27

Sơ đồ 2. Quy trình phân lập vi khuẩn Streptococcus spp

(Công ty Vemedim) Phân lập trên thạch máu

BA Mẫu sữa

37oC/24giờ

Streptococcus spp

Kháng sinh đồ

Phản ứng Catalase (-) Phát triển trong

NaCl 6,5%, pH 9.6

37oC/24giờ

Kiểm tra đặc tính sinh hóa NB

37oC/24giờ. Khuẩn lạc tròn, nhỏ li ti, trong như hạt sương và làm

tiêu huyết môi trường.

37oC/24giờ

Nhuộm Gram Liên cầu khuẩn Gram (+) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẫu sữa

28

Phƣơng pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn E.coli

Trên môi trường EMB: khuẩn lạc E.coli to, tròn, hơi lồi, bóng, màu tím ánh kim.

Vi khuẩn được cấy thuần trên môi trường NA, sau đó tiến hành kiểm tra các phản ứng sinh hóa. Quy trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn E.coli thể hiện qua sơ đồ 3.

Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn E.coli

Bảng 6.Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn E.coli

Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn E.coli Kết quả Lactose/glucose +/+ H2S - Gas + Citrate - Di động + VP - MR + Indol +

Hình 17. Phản ứng sinh hóa vi khuẩn E.coli Hình 18. Vi khuẩn E.coli trên môi Ống 1: Citrate (-) trƣờng EMB

Ống 2: Indol (+) Ống 3: Methyl red (+)

Ống 4: Voges – Proskauer (-)

(Hình ghi nhận trong quá trình thực hiện luận văn)

29

Sơ đồ 3. Quy trình phân lập vi khuẩn E.coli

(Công ty Vemedim)

Phân lập trên môi trường EMB

Nhuộm Gram Trực khuẩn Gram (-)

Mẫu sữa

37oC/24giờ. Khuẩn lạc to, tròn, hơi lồi, bóng, màu tím ánh kim.

Kiểm tra đặc tính sinh hóa

Escherichia coli

KIA Simmons Citrate

(-) VP (-) MR (+) Indol (+) Glucose (+) Lactose (+) H2S (-) Kháng sinh đồ 37oC/24giờ NB

30

3.3.2.7 Phƣơng pháp thực hiện kháng sinh đồ

Kiểm tra tính nhạy cảm của kháng sinh đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus spp, E.coli dựa trên nguyên tắc kháng sinh từ đĩa giấy sẽ khuếch tán làm ức chế vi sinh vật kiểm nghiệm, tạo nên vòng vô khuẩn quanh đĩa giấy.

Môi trƣờng: Môi trường tiêu chuẩn là môi trường MHA. Bề dày của thạch khoảng 4 mm, pH từ 7,2 - 7,6 ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.

Chuẩn bị canh khuẩn: Staphylococcus aureus, Streptococcus spp,E.coli đã qua phản ứng sinh hóa dương tính, làm thuần trên môi trường NA, chuyển khuẩn lạc vào ống có

chứa 9 ml nước muối sinh lý 9o/oo sao cho canh khuẩn có độ đục tương đương độ đục

ống chuẩn Mc.Farland 0,5 (tương đương 108 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CFU/ml), sau đó pha tiếp canh khuẩn có độ đục 106

CFU/ml.

Các đĩa kháng sinh: Cefquinome, Oxytetracycline, Marbofloxacin, Doxycycline,

Florfenicol, Fosfomycin, Danofloxacin, Enrofloxacin, Norfloxacin, Gentamycin,

Ceftiofur.

Phƣơng pháp làm kháng sinh đồ

Dùng pipet hút 100 μl canh khuẩn 106 CFU/ml, trãi đều vi khuẩn trên mặt thạch MHA.

Chờ mặt thạch khô dùng kẹp vô trùng lấy các đĩa kháng sinh đặt lên mặt thạch. Khi đặt, phải ép nhẹ mỗi đĩa kháng sinh để bảo đảm chúng tiếp xúc hoàn toàn với mặt thạch. Đặt đĩa kháng sinh phải đảm bảo các tâm đĩa kháng sinh không gần nhau dưới 24 mm. Kháng sinh khuếch tán ngay sau khi đĩa kháng sinh chạm mặt thạch, vì vậy không nên dời chỗ các đĩa kháng sinh sau khi đã đặt lên mặt thạch. Ủ đĩa thạch ở

37oC, sau 16 – 24 giờ, đọc kết quả (Phạm Hùng Vân, 2002).

Hình 19. Kháng sinh đồ vi khuẩn Hình 20. Kháng sinh đồ vi khuẩn E.coli

Staphylococcus aureus

(Hình ghi nhận trong quá trình thực hiện luận văn)

Đọc kết quả kháng sinh đồ: kết quả thử nghiệm kháng sinh được kết luận bằng cách so sánh với bảng đường kính chuẩn ở bảng 8 và 9.

31

Bảng 7. Đƣờng kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số loại kháng sinh đối với vi khuẩn

Staphylococcus aureus và Streptococcus spp (NCCLS, 2004; CLSI, 2012)

TT Kháng sinh Kí hiệu Hàm lƣợng kháng sinh/đĩa (µg) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Kháng (≤) Trung bình Nhạy (≥) 1 Ceftiofur Xnl 30 17 18-20 21 2 Cefquinome C10 10 15 16-21 22 3 Marbofloxacin Mar 5 14 15-19 20 4 Doxycycline Do 30 12 13-15 16 5 Florfenicol Ffc 30 14 15-18 19 6 Fosfomycin Fos 50 12 13-15 16 7 Gentamycin Ge 10 12 13-14 15 8 Enrofloxacin Enr 5 16 17-22 23 9 Norfloxacin Nr 10 12 13-16 17 10 Danofloxacin Dn 30 12 13-15 16 11 Oxytetracycline O 30 14 15-18 19

Bảng 8. Đƣờng kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số loại kháng sinh đối với vi khuẩn

E.coli (NCCLS, 2004; CLSI, 2012) Kháng sinh Kí hiệu Hàm lƣợng kháng sinh/ đĩa (µg) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) TT Kháng (≤) Trung bình Nhạy (≥) 1 Ceftiofur Xnl 30 17 18-20 21 2 Cefquinome C10 10 15 16-21 22 3 Marbofloxacin Mar 5 14 15-19 20 4 Doxycycline Do 30 10 11-13 14 5 Florfenicol Ffc 30 14 15-18 19 6 Fosfomycin Fos 50 12 13-15 16 7 Gentamycin Ge 10 12 13-14 15 8 Enrofloxacin Enr 5 16 17-22 23 9 Norfloxacin Nr 10 12 13-16 17 10 Danofloxacin Dn 30 10 11-13 14 11 Oxytetracycline O 30 14 15-18 19

32

3.4 Chỉ tiêu theo dõi

Đánh giá hiệu quả của thuốc dựa vào các tiêu chí:

3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tích thống kê bằng phương pháp Chi-Square Test sử dụng phần

mềm Minitab 16 vàChi_square_Yates. Hiệu quả phòng bệnh (%) = Số bò không mắc bệnh Tổng số bò được phòng bệnh x 100 Tỉ lệ vú bò không bệnh (%) = Số vú bò không bệnh Tổng số vú bò được phòng x 100

33

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa tại hợp tác xã EVERGROWTH và Long Hòa 4.1.1 Phƣơng thức chăn nuôi 4.1.1 Phƣơng thức chăn nuôi

- Bò sữa ở các hộ dân trong hợp tác xã bò sữa Long Hòa chủ yếu sử dụng thức ăn là các loại cỏ như cỏ voi, cỏ lông tây, thân cây đậu phộng; ngoài ra còn có các loại thức ăn khác như thân cây bắp, cỏ tạp, hèm bia, vỏ khóm ủ chua, … Thức ăn hỗn hợp sử dụng của các công ty như công ty CP, công ty Proconco, … Chuồng trại nuôi bò sữa được xây dựng bán kiên cố, nền chuồng bằng xi măng, mái lợp tole, diện tích tương đối nhỏ, không có nơi vắt sữa riêng. Bò được tiêm phòng vaccine phòng bệnh lở mồm long móng và bệnh tụ huyết trùng.

- Bò sữa ở các hộ dân trong hợp tác xã bò sữa EVERGROWTH đa số đều được nuôi nhốt. Chuồng trại được xây dựng bán kiên cố, nền chuồng bằng xi măng, mái được lợp tole hay mái lá, có máng ăn và máng uống, diện tích tương đối nhỏ. Bê được nuôi chung với bò mẹ. Không có nơi vắt sữa riêng, sữa được vắt trực tiếp ở tại chuồng nuôi. Thức ăn sử dụng chủ yếu ở đây là các loại cỏ như cỏ xả, cỏ lông tây, cỏ mềm; ngoài ra còn có các loại thức ăn khác như thân cây bắp, hèm bia, rơm khô, … Thức ăn hỗn hợp được sử dụng là thức dạng viên và dạng bột của công ty Proconco sản xuất. Ngoài ra, các hộ dân nuôi bò sữa còn sử dụng đá liếm. Nước sử dụng cho bò uống chủ yếu là nước sông và nước giếng. Bò được tiêm phòng vaccine phòng bệnh lở mồm long móng và bệnh tụ huyết trùng.

4.1.2 Phƣơng thức vắt sữa

Sữa được vắt 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều sau khi tắm bò, vệ sinh chuồng trại.

Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà có hộ vắt sữa bằng máy hoặc bằng tay. Đa số các hộ dân chủ yếu vắt sữa bằng tay, vắt sữa tại chuồng nuôi bò. Một số hộ thì sữa được vắt bằng máy. Trước khi vắt sữa, bò được lùa vào chuồng ép, dùng khăn lau sạch bầu vú, vắt bỏ vài tia sữa đầu và lắp máy vắt sữa vào bầu vú. Sau khi vắt sữa xong, ở hợp tác xã Long Hòa thì sử dụng Vime - Iodine để sát trùng núm vú; ở hợp tác xã EVERGROWTH thì tùy hộ chăn nuôi, có hộ sử dụng Vime – Iodine để sát trùng núm vú, có hộ không có sát trùng núm vú.

Nguồn tiêu thụ sữa:

- Ở hợp tác xã bò sữa Long Hòa thì sữa được bán cho công ty Vinamilk Cần Thơ. - Ở hợp tác xã bò sữa EVERGROWTH thì sữa được bán cho công ty Cô gái Hà Lan - DUTCH LADY tại Bình Dương.

34

4.1.3 Phƣơng thức cạn sữa

Bò sữa ở các hộ chăn nuôi thường cạn sữa vào lúc 2 tháng trước khi đẻ. Nhưng đa số hộ chăn nuôi thường có quan niệm sai lầm về việc chăm sóc bò trong thời gian cạn sữa như không áp dụng quy trình cạn sữa hoặc khai thác quá mức, thời gian cạn sữa ngắn, trung bình là dưới 30 – 35 ngày, không có đủ thời gian cho bò hồi phục và chuẩn bị cho kỳ vắt sữa kế tiếp.

Khi bò bắt đầu được cạn sữa tiến hành như sau:

 Thay đổi địa điểm, thời gian, người vắt sữa.

 Giảm dần số lần vắt sữa.

 Hạn chế nước uống và chỉ cho bò ăn rơm, không cho ăn thức ăn tinh và thức ăn

xanh.

 Mỗi ngày vắt bầu vú thật cạn sữa.

 Sau khi thấy bầu vú không còn tiết sữa thì tiến hành bơm thuốc bơm vú cạn sữa

vào bầu vú, sử dụng Vime – Iodine 0,5% để sát trùng núm vú.

4.1.4 Tình hình vệ sinh ở những nông hộ nuôi bò sữa

Chuồng trại tại các hộ chăn nuôi bò sữa ở hợp tác xã được quét dọn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều trước khi vắt sữa. Thường không có sát trùng chuồng trại định kỳ, nước thải và phân không qua xử lý, được thải trực tiếp xuống ao gần khu vực nuôi bò. Khăn lau vú được giặt sạch bằng xà phòng và phơi nắng cho khô sau mỗi lần vắt sữa, các dụng cụ vắt sữa được rữa sạch bằng xà phòng và được rữa lại bằng nước sạch và phơi khô.

Tuy nhiên, người vắt sữa không đeo găng tay và giữa các lần vắt sữa của những bò sữa không sát trùng tay, một số hộ chăn nuôi không sát trùng núm vú sau khi vắt sữa. Những con bò bị viêm vú không được cách ly với những con khác trong đàn.

4.2 Tỉ lệ bò sữa bị viêm vú đƣợc khảo sát trƣớc sử dụng thuốc bơm vú cạn sữa

Qua khảo sát ở hợp tác xã EVERGROWTH và Long Hòa cho thấy, số lượng bò sữa bị viêm vú được kiểm tra bằng phương pháp CMT được trình bày ở bảng 9 như sau:

Bảng 9. Tỉ lệ bò sữa viêm vú đƣợc khảo sát bằng phƣơng pháp CMT

Địa điểm Số bò thử CMT (con) Số vú khảo sát Số bò khảo sát Dương tính TL(%) Số vú khảo sát Dương tính TL(%) EVERGROWTH 143 74 51,75a 572 184 32,17a Long Hòa 142 39 27,46b 568 97 17.08b Tổng cộng 285 113 39,65 1140 281 24,65

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc phòng bệnh viêm vú bò sữa (Trang 35)