Kỹ thuât mổ

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề TRÀO NGƯỢC dạ dày THỰC QUẢN gastroesophageal reflux ) (Trang 28 - 32)

Kỹ thuật Nissen tiến hành như sau:

Mở bụng đường giữa trên rốn, giải phóng thùy gan trái , dùng van mềm kéo thùy trái sang phải để bộc lộ vùng tâm vị và thực quản bụng. Bóc tách thực quản bụng, luồn 1 dây quanh thực quản bụng kéo thực quản ra trước và cắt các mạch máu vị tỳ.

Khâu hẹp bớt khe thực quản phía sau thực quản bằng 2-3 mũi khâu với chỉ không tiêu. Cố định thực quản vào khe thực quản bụng.

Người gây mê đặt 1 ống thông dạ dày có kích thước lớn qua thực quản. Kéo phình vị lớn dạ dày sang phải và ra trước thực quản bụng, khâu bờ của phình vị lớn đã kéo với bờ trái thực quản và với phần phình vị lớn bên trái bằng các mũi rời với chỉ không tiêu. Chiều dài van từ 2-2,5 cm. khâu bờ trên van với mặt dưới cơ hoành.

Chỉ tiến hành tạo hình môn vị nếu trên phim chụp dạ dày trước mổ thấy thuốc lưu thông qua môn vị khó khăn.

Hình : Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản 7.3.4 Biến chứng và đánh giá sau mổ

Nhìn chung, kết quả của phẫu thuật chống trào ngược ở trẻ em chưa được đánh giá tốt bằng ở người lớn. Những biến chứng có thể gặp như: thoát vị khe thực quản tái phát, vẫn còn trào ngược DD-TQ kéo dài, khó ợ hơi và khó tiêu. Hội chứng Dumping thoáng qua cũng được ghi nhận khoảng 10% trường hợp.

Nghiên cứu đánh giá 20 tháng sau khi phẫu thuật chống trào ngược ở người lớn cho thấy 61% bệnh nhân hài lòng với kết quả của phẫu thuật, 32 % cần dùng thuốc để điều trị ợ nóng, 11% bệnh nhân cần nong thực quản và 7 % cần phẫu thuật lần 2.

KẾT LUẬN

Hỏi bệnh kỹ lượng và khám bệnh cẩn thận đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản đặc biệt là để loại trừ các bệnh khác đáng lo ngại hơn mà cùng biểu hiện là nôn trớ đồng thời để xác định các biến chứng của bệnh.

Ở trẻ nôn trớ tái diễn, hỏi bệnh sử và khám lâm sàng chú ý đến các triệu chứng cảnh báo là đủ để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản không biến chứng. Ở trẻ bú mẹ và trẻ tập đi, không có triệu chứng hay nhóm triệu chứng nào đáng tin cậy để chẩn đoán GERD hay để dự đoán hiệu quả điều trị. Ở trẻ lớn và trẻ vị thành niên, hỏi bệnh sử và khám lâm sàng có thể giúp chẩn đoán và bước đầu điều trị GERD.

Không có một xét nghiệm nào được xem là chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đo pH thực quản chỉ cho phép đánh giá những cơn trào ngược acid mà không đánh giá được các cơn trào ngược không acid. Đo điện trở kháng thực quản cho phép phát hiện các cơn trào ngược nhỏ và không acid. Tuy nhiên các chỉ số bình thường về điện trở kháng thực quản ở trẻ em chưa được xác định. Siêu âm và chụp lưu thông tiêu hóa cản quang không có giá trị nhiều trong chẩn đoán GERD. Không có bằng chứng ủng hộ điều trị thử ở trẻ em có biểu hiện trào ngược.

Thay đổi lối sống là biện pháp điều trị đầu tiên và quan trọng nhất. Thử nghiệm 2 - 4 tuần ăn sữa thủy phân để loại trừ dị ứng sữa được khuyến cáo ở trẻ nôn trớ. Chia nhỏ bữa, làm đặc sữa có thể làm giảm trào ngược ở trẻ nhỏ. Tư thế nằm ngửa đầu thẳng được khuyến cáo ở trẻ nhỏ. Ở trẻ lớn, chưa có bằng chứng khoa học khẳng định chế độ ăn có thể làm giảm triệu chứng GERD.

H2RAs có tác dụng làm giảm các triệu chứng và giúp phụ hồi niêm mạc thực quản. PPI hiệu quả hơn H2RAs trong điều trị viêm thực quản. Tác dụng phụ của các thuốc có tác dụng cơ học đáng e ngại hơn so với lợi ích mà chúng đem lại. Do vậy metoclopramide, erythromycin, bethanechol, hoặc domperidone không được khuyến cáo sử dụng một cách thường qui trong điều trị GERD. Các thuốc trung hòa acid như alginate sucralfate không được khuyến

cáo trong điều trị GERD do nguy cơ tác dụng phụ và hiệu quả điều trị kém so với H2RAs và PPIs.

Để điều trị chứng ợ nóng mạn tính ở trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên, thay đổi lối sống với một thử nghiệm PPI 4 tuần được khuyến cáo. Nếu đáp ứng với điều trị, tiếp tục PPI trong 3 tháng. Nếu ợ nóng kéo dài hoặc tái phát sau khi điều trị, hội chẩn hoặc gửi bệnh nhân đến chuyên gia nhi khoa tiêu hóa được khuyến cáo.

Điều trị viêm thực quản trào ngược ở trẻ em bao gồm thay đổi lối sống và PPI. Trong hầu hết các trường hợp, hiệu quả điều trị có thể được theo dõi bởi tiến triển của các triệu chứng lâm sàng.

Thuốc ức chế acid không được khuyến cáo ở trẻ em có từ chối ăn, nuốt khó, nuốt đau mà không đánh giá chẩn đoán trước đó.

Ở trẻ hen có ợ nóng cần được điều trị cho ợ nóng bằng thay đổi lối sống và PPI. Mặc dù một tỷ lệ cao bệnh nhân hen có trào ngược dạ dày thực quản tuy nhiên chỉ có nhóm bệnh nhân có triệu chứng hen về đêm, phụ thuộc corticoid, hen khó kiểm soát có thể đáp ứng với điều trị trào ngược.

Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại, phụ thuộc dài hạn hoặc khó khăn trong điều trị thuốc. Cân nhắc phẫu thuật sớm nếu có các triệu chứng hô hấp nặng đe dọa tính mạng (cơn ngừng thở, bệnh phổi mãn tính).

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề TRÀO NGƯỢC dạ dày THỰC QUẢN gastroesophageal reflux ) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w