0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Thuốc tác dụng cơ học (Prokinetic Therapy)

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN GASTROESOPHAGEAL REFLUX ) (Trang 26 -27 )

Mectoclopramide và các chế phẩm làm tăng rõ rệt áp lực cơ vòng thực quản dưới, tăng tống xuất dạ dày do tác dụng trung tâm và ngoại biên cơ vòng ruột bằng cách ức chế trương lực Dopaminergique, giải phóng Acetylcholine. Tác dụng phụ là Methemoglobine ở trẻ sơ sinh và hội chứng ngoại tháp. Liều luợng 0,5mg/kg/ngày được dùng 15-20 phút trước bữa ăn. Mectoclopramide thường gây các tác dụng phụ ở trẻ em như khó chịu, ảnh hưởng tuyến vú, phản ứng ngoại tháp.

Trimebutine, cạnh tranh với Acetylcholine ở đám rối thần kinh nội tại, nó làm tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới, tăng tống xuất dạ dày, điều hòa những phức hợp vận động, dùng 3-4 lần trước bữa ăn với liều 5mg/kg/ngày.

Domperidone, cùng tác động như trên, nhưng không có tác dụng phụ do không vượt qua được hàng rào máu não, liều dùng 1-2mg/kg/ngày 3-4 lần trước bữa ăn. Domperidone đôi khi gây ra các phản ứng ngoại tháp.

Cisapride kích thích hoạt động đường tiêu hóa trên bởi hiệu quả cholinergique gián tiếp, mà nó tác dụng trên đám rối thần kinh ruột. Hiện nay, không còn dùng do tác dụng phụ làm tăng nguy cơ đột tử và gây xoắn đỉnh ở những bệnh nhân có QT kéo dài.

Erythromycine, tăng co thắt thực quản và hang vị, làm tăng tống xuất dạ dày, hoạt tính prokinetic được thấy ở nồng độ 1-3mg/kg/ngày, có nghĩa là dưới 25% liều cần thiết cho việc điều trị chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên vai trò của nó trong điều trị GER và GERD chưa được nghiên cứu.

Baclofen là ag-amino-butyric-acid, có tác dụng giảm cả trào ngược acid và không acid ở người lớn. Ở trẻ em, baclofen có báo cáo giúp giảm tần số nôn. Các tác dụng phụ được biết gồm khó tiêu, buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi và giảm ngưỡng đáp ứng thần kinh.

Nhóm thuốc này hiện này không được khuyến cáo như một thuốc thường qui trong đều trị GERD do các tác dụng phụ trội hơn so với hiệu quả điều trị mà chúng mang lại.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN GASTROESOPHAGEAL REFLUX ) (Trang 26 -27 )

×