2. BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT DINH DƯỠNG VÀ CHẤT ĐỘC HẠI
2.5.1. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là tình trạng tăng huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch. Tăng huyết áp thường không rõ nguyên nhân, một số yếu tố chi phối là quá cân, uống nhiều rượu, ăn nhiều muối, giảm vận động, stress...
Lién quan giữa chế đỏ ăn và bênh tăng huyết áp.
Trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp, trước hết người ta thường kể đến lượng muối trong khẩu phần. Các thống kê dịch tễ cho thấy ở các quần thể dân cư ăn ít muối thì bệnh tăng huyết áp không đáng kể và không thấy có tăng huyết áp theo tuổi. Tuy nhiên, phản ứng của từng cá thể đối với muối ăn cũng không giống nhau. Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chế độ ăn muỏYổg/ĩĩậay*là giói hạn hợp lý để phòng tăng huyết áp. Thêm vào đó một lượng cao các acid béo bão hòa trong khẩu phần cũng dẫn đến tăng huyết áp, đó là chưa kể đến một số yếu tố khác đã được đề cập tói là béo phì và rượu.
Phòng và điều tri:
Tăng huyết áp thường tiến triển thầm lặng, gây tai biến nghiêm trọng như tử vong và hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận, phinh bóc tách động mạch chủ...do đó cần thường xuyên theo dõi huyết áp và điều trị kịp thòi.
Theo một số tác giả, tăng lượng canxi trong khẩu phần có ảnh hưởng làm giảm huyết áp. Một số công trình khác nhấn mạnh vai trò của tỷ số KJNA trong khẩu phần và cho rằng chế độ ăn giàu kali có lợi cho người tăng huyết áp. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn canxi tốt, các thức ăn nguồn gốc thực vật như lương thực, khoai củ, đậu đỗ và các loại rau quả có nhiều kali.
Một chế độ ăn hạn chế muối, giảm năng lượng và rượu có thể đủ để làm giảm huyết áp ở phần lớn đối tượng có tăng huyết áp nhẹ. ở những người tăng huyết áp nặng chế độ ăn uống nói trên giúp giảm bớt sử dụng các thuốc hạ áp. Bên cạnh đó chế độ ăn nên giàu canxi, kali, vitamin c, nên thay thế các chất béo của thịt bằng cá.
Nhiều nhóm thuốc được sử dụng để hạ huyết áp khi chế độ ăn và luyện tập không đáp ứng như thuốc lọi tiểu nhóm thiazide, thuốc ức chế thụ thể giao cảm bêta, thuốc ức chế ezn chuyển dạng angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn kênh canxi. Cơ chế chung của các thuốc này là làm giảm cung lượng tim, hoặc giảm sức cản ngoại biên.
Ở Việt Nam, vào những năm 60, tỷ lệ tăng huyết áp chỉ vào khoảng 1% dân số, nhưng hiện nay theo số liệu của Viện tim mạch tỉ lệ này cao hơn 10%, như vậy tăng huyết áp đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng.