0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỂU LUẬN THÍ NGHIỆM Ô TÔ P1 PPTX (Trang 27 -28 )

WWW.OTO-HUI.COM DIỄN ĐÀN CHIA SẺ KIẾN THỨC VỀ Ơ TƠ

4.2.1.2. Nguyên lý hoạt động

Khi xe lên băng thử, bánh xe nằm giữa 02 rulô và đè rulô quay trơn (trục nhôm) xuống làm hở lớn khoảng cách của cảm biến từ (công tắt an toàn). Lúc này thiết bị đã sẵn sàng hoạt động.

Dùng rơmote (hay công tắt trên tủ điều khiển) điều khiển cho thiết bị hoạt động. Mô tơ sẽ khởi động kéo rulô quay cùng chiều kim đồng hồ và bánh xe sẽ quay theo chiều tiến của xe.

Xét sự truyền động của cơ cấu tại thời điểm này: Rôtơ của mô tơ quay thông qua hộp giảm tốcvà cặp truyền động xích giữa trục thứ cấp hộp giảm tốc-rulô chủ động, làm cho rulô chủ động quay. Rulô chủ động và rulô bị động quay đồng tốc với nhau nhờ truyền động xích giữa chúng, kéo bánh xe quay. Lúc này rulô là chủ động đối với bánh xe và bành xe lại là chủ động của rulô quay trơn.

Khi tốc độ đã ổn định, đạp phanh cho bành xe dừng lại. Do ma sát giữa bánh xe và rulô, bánh xe sẽ cản lại chuyển động của rulô làm cho rulô quay chậm lại. Thông qua sự truyền động, sự chậm lại này tác động trực tiếp lên rotor của mô tơ làm cho nó cũng quay chậm lại trong khi sức điện động trong môtơ vẫn giữ nguyên. Nếu starto của môtơ bị giữ cứng thì hiện tượng quá tải sẽ xảy ra, nhưng chính vì cấu tạo lắp đặt, môtơ có thể quay quanh trục nên lúc này starto sẽ quay quanh trục của nó. Starto được gắn chặt với cảm biến lực phanh qua thanh giá hinh chữ T nên sẽ kéo cảm biến quay theo. Nhưng vì một đầu cảm biến bị ngàm vào khung sườn nên nên cảm biến sẽ bị uốn cong làm thay đổi giá trị điện trong cảm biến. Sự thay đổi này được báo về bộ xử lý trong tủ điều khiển và được chuyển thành giá trị lực phanh hiển thị lên đồng hồ. Như vậy lực phanh cao hay thấpphụ thuộc vào độ uốn cong nhiều hay ít của cảm biến lực phanh.

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: THÍ NGHIỆM ÔTÔ GVHD: PGS.TS. PHẠM XUÂN MAI

Để an toàn trong sử dụng và bảo vệ thiết bị, xe, người ta sử dụng rulô quay trơn. Khi thiết bị hoạt động thì rulô này cũng quay, cho nên lúc bành xe dừng lại, vì nó là bị động với bành xe, cộng với tốc độ của rulô này rất cao so với tốc độ quay của bánh xe nên rulô vẫn tiếp tục quay, do đó sẽ bị trượt. Quá trình trượt này được nhận biết qua cảm biến gần đối diện với các lỗ được khoan ở đầu rulô. Theo tính toán của nhà sản xuất, thì lực phanh đạt cao nhất khi độ trượt là 20%. Do đó, khi phát hiện bánh xe bên nào trong quá trình phanh tạo nên độ trượt cho rulôquay hơn ở bên đó thì bộ xử lý sẽ ngắt mạch không cho môtơ hoạt động nữa và ghi nhận kết quả tại thời điểm đó.

Theo cấu tạo và cách lắp đặt, ta dễ dàng nhận thấy bộ rulô được treo trên 4 cảm biến cân trọng lượng. Vì thế khi xe vào thiết bị, trọng lượng của cầu xe nằm trên thiết bị sẽ làm cho các cảm biếncân bị uốn cong, thay đổi giá trị điện trong cảm biến. Sự thay đổi này được báo về bộ xử lý trong tủ điều khiển và được chuyển thành giá trị trọng lượng thật hiển thị lên đồng hồ qua màn hình LCD. Như vậy trọng lượng cao hay thấp, phụ thuộc vào độ uốn cong nhiều hay ít của cảm biến cân.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỂU LUẬN THÍ NGHIỆM Ô TÔ P1 PPTX (Trang 27 -28 )

×