Giải pháp tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hàm lượng một số kim loại nặng (cu, pb, zn) trong đất nông nghiệp do ảnh hưởng của nước tưới sông nhuệ (Trang 35 - 37)

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Tất cả cùng hướng đến mục tiêu làm “sống” lại lưu vực dòng sông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

KẾT LUẬN

- Theo kết quả nghiên cứu , chất lượng nư ớc sông Nhuệ đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, không đáp ứng tiêu chuẩn cho sản xuất nông nghiê ̣p . Hàm lượng các thông số trong nước đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 gấp nhiều lần. Đặc biệt tại điểm lấy mẫu tại Thanh Liệt, hàm lượng các chất ô nhiễm tăng đột ngột và đạt đến mức cực đại của sông Nhuệ: Hàm lượng DO (1,1mg/l) vượt 4,55 lần; COD (131mg/l) vượt 4,37 lần; BOD5 (101mg/l) vượt 6,73 lần; TSS (280mg/l) vượt 5,6 lần; PO43- (3,4mg/l) vượt 11,33 lần; N-NH4+ (30,86 mg/l) vượt 61,72 lần so với tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT - cột B1).

- Kết quả phân tích cũng thể hiện đã có sự gia tăng hàm lượng kim loại nặng trong nước sông Nhuệ so với kết quả phân tích năm 2010 trong báo cáo tổng hợp kết quả “Quan trắc môi trường nước lưu vực sông Nhuệ Đáy năm 2010”. Theo kết quả phân tích trong nư ớc sông Nhuệ năm 2011 - 2012 cho thấy một số điểm mẫu nước đã có hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước mặt cột A2 – QCVN 08:2008/BTNMT. Điểm WS2 (Phú Diễn): 1,213 mgZn/l vượt 1,213 lần; điểm WS5 (Thanh Liệt): 0,328 mgCu/l vượt 1,64 lần; 0,045mgPb/l vượt 2,25 lần.

- Quá trình sử dụng nước sông Nhuệ để làm nước tư ới tiêu cho nông nghiệp cũng đã tích lũy một lượng lớn hàm lượng KLN trong đất . Đất ở khu vực dọc 2 bên sông đã và đang bi ̣ ô nhiễm KLN . Hàm lượng kim loại (Cu, Pb, Zn) trong các mẫu đất sử dụng nước tưới của sông Nhuệ có sự khác nhau giữa các khu vực nghiên cứu và giữa các mùa nghiên cứu. Hàm lượng đồng (Cu) và kẽm (Zn) đo được tại một số điểm lấy mẫu đất đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng kim loại đồng trong đất - QCVN 03:2008/BTNMT (50 mg/kg). Điểm SS2 (Phú Diễn): 58,1 – 62,4 mgCu/kg vượt 1,16 – 1,25 lần, 244,6 – 259,3 mgZn/kg; Điểm SS4: 56,1 – 62,5 mgCu/kg vượt 1,12 – 1,25 lần; Điểm WS5 (Thanh Liệt) 79,4 – 99,2 mgCu/kg vượt 1,59 – 1,98 lần, 218,4 – 220,3 mgZn/kg vượt 1,09 – 1,10 lần; Điểm SS6 (Tả Thanh Oai): 59,8 – 61,8 mgCu/kg vượt quá 1,2 – 1,24 lần. Hàm lượng chì (Pb) trong mẫu đất chưa có dấu hiê ̣u ô nhiễm rõ rệt.

- Theo kết quả sơ bô ̣ m ối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong nước với hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong đất là khá chặt chẽ. Hệ số tương quan Pearson khá cao giao động từ 0,79 – 0,91, trong đó mối tương quan của hàm lượng đồng (Cu) trong nước và trong đất là chặt chẽ nhất (r = 0,93), tiếp đến là hàm lượng kẽm (r = 0,91) và cuối cùng là hàm lượng chì Pb (r = 0,79). Do đó có thể đánh giá rằng vi ệc sử dụng nước tưới của sông Nhuệ ảnh hưởng đến hàm lượng của các kim loại nặng trong đất. Tại điểm có hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong nước tưới thấp thì hàm lượng kim loại nặng trong đất cũng rất thấp, tại điểm có hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong nước tưới cao thì hàm lượng kim loại nặng trong đất cũng tăng cao.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ: giải pháp về chính sách, quản lý; giải pháp về khoa học, công nghệ và giải pháp về tuyên truyền giáo dục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hàm lượng một số kim loại nặng (cu, pb, zn) trong đất nông nghiệp do ảnh hưởng của nước tưới sông nhuệ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)