Nghiên cứu kỹ thuật bao màng mỏng viên nén Protecgan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên bao Protecgan (Trang 37 - 39)

Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu công thức bao viên cho viên nén được bào chế trên sử dụng chất tạo màng là HPMC.

I

Sơ đồ pha chế hỗn dịch bao: HPMC

Dung dịch HPMC/ethanol

Ethanol 96c

Dibutyl phtalat Diclomethanime

Hỗn hợp trong ethanol Titan dioxyd Xanh indigo

Hỗn d ch bao Viên nén Bao viên

Tiến hành: hoà tan từng ít một HPMC vào toàn bộ lượng ethanol 96° đến tan hoàn toàn sau đó cho toàn bộ DBP và diclomethan hoà tan tiếp. Nghiền bột titan dioxyd và xanh indigo theo nguyên tắc đồng lượng trong cối. Sau đó dùng hỗn hợp các dung môi trên nghiền trộn và kéo toàn bộ khối bột vào thành dạng hỗn dịch bao. Viên nén được cho vào nồi bao quay trong khoảng thời gian khoảng 10 phút, sàng bỏ phần bột vụn. Sau đó tiến hành bao viên.

Chúng tôi đã khảo sát hai công thức bao có tỉ lệ HPMC khác nhau. Kết quả trình bày ở bảng sau:

Bảng 10. Công thức bao màng mỏng. Thành phần Công thức 17 18 HPMC 15 cp (g) 12 20 Titan dioxyd (g) 2 2 Ethanol 96° (ml) 350 500 Diclomethan (ml) 180 200 Dibutyl phtalat (g) 3 3 Xanh Indigo (g) 2 3 Thời gian rã (phút) 20 32 * Kết luận:

Công thức 17 đạt yêu cầu về độ rã, công thức 18 do khối lượng HPMC lớn màng bao quá dầy, rất khó thấm nước nên viên không đạt yêu cầu về độ rã. Qua hai công thức bao sử dụng màng bao HPMC chúng tôi nhận thấy công thức 17 là đạt tiêu chuẩn qui định về độ rã của DĐVN3. Do đó lựa chọn công thức 17 là hợp lý.

Do thời gian có hạn chúng tôi không có điều kiện để đánh giá mức độ chống ẩm của màng bao có công thức như trên mà chỉ sơ bộ kết luận công thức 17 là đạt tiêu chuẩn hơn cả về độ rã theo qui định của DĐVN 3. Để có thể lựa chọn ra công thức bao tối ưu cần phải tiếp tục đánh giá mức độ chống ẩm từ đó chọn ra công thức bao có khả năng chống ẩm cao nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên bao Protecgan (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)